Bài 21 - TỰ HỌC SINH HỌC 12

TỰ HỌC SINH HỌC 12
  • Trang chủ
  • Phần 5 : Di truyền học
    • Chương 1 : Cơ chế di truyền và biến dị >
      • Bài 1
      • Bài 2
      • Bài 3
      • Bài 4
      • Bài 5
      • Bài 6
    • Chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền >
      • Bài 8
      • Bài 9
      • Bài 10
      • Bài 11
      • Bài 12
      • Bài 13
    • Chương 3: di truyền học quần thể >
      • Bài 16
    • Chương 4 : Ứng dụng di truyền học >
      • Bài 18
      • Bài 19
      • Bài 20
    • Chương 5 : Di truyền học người >
      • Bài 21
      • Bài 22
      • Bài 23
  • Phần 6: Tiến hóa
    • Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
    • Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
  • Phần 7: Sinh thái học
    • Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
    • Chương 2: Quần xã sinh vật
    • Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
  • Liên hệ
Bài 21: Di truyền y học I. Khái niệm di truyền y học Di truyền y học là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp cho việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí II. Bệnh di truyền phân tử 1. Khái niệmBệnh di truyền phân tử : là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.2. Nguyên nhân Phần lớn do đột biến gen.3. Cơ chếAlen bị đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hay giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng -> làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể -> bệnh. Picture ​4. Phương pháp điều trị- Tác động vào kiểu hình nhằm hạn chế hậu quả của đột biến gen.- Tác động vào kiểu gen (Liệu pháp gen): đưa gen lành vào thay thế cho gen đột biến ở người bệnh. *Ví dụ: bệnh hồng cầu hình liềm, các bệnh về các yếu tố đông máu (bệnh máu khó đông), phêninkêto niệu.
Picture Picture
III. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST 1.Khái niệmHội chứng có liên quan đến đột biến NST : các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến nhiều gen và gây ra hàng loạt tổn thương ở các cơ quan của người bệnh.2.Nguyên nhân Do đột biến cấu trúc hay số lượng NST.3. Hậu quả Phần lớn gây chết, tạo nên các ca sảy thai ngẫu nhiên. Các bệnh nhân còn sống chỉ là các lệch bội. Việc thừa hay thiếu chỉ 1 NST chỉ ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản cá thể. Các bệnh hiểm nghèo thường do rối loạn cân bằng cả hệ gen.*Ví dụ: hội chứng Đao, Claiphentơ, Tơcnơ..
Picture Picture
IV. Bệnh ung thư Picture 1. Khái niệm- Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.- Khối u ác tính: Khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau (di căn) đe dọa tính mạng...- Khôi u lành tính: không có khả năng di chuyển vào máu và đến các nơi khác nhau trong cơ thể 2. Nguyên nhân và cơ chếa. Nguyên nhân chính Do các đột biến gen, đột biến NST, do tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất gây đột biến, các virus gây ung thư...b. Cơ chế Nghiên cứu tập trung vào 2 nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào là gen tiền ung thư và gen ức chế khối u. Nếu đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá vỡ cơ chế điều hòa phân bào dẫn đến ung thư. Picture câu hỏi trắc nghiệm Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started
  • Trang chủ
  • Phần 5 : Di truyền học
    • Chương 1 : Cơ chế di truyền và biến dị >
      • Bài 1
      • Bài 2
      • Bài 3
      • Bài 4
      • Bài 5
      • Bài 6
    • Chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền >
      • Bài 8
      • Bài 9
      • Bài 10
      • Bài 11
      • Bài 12
      • Bài 13
    • Chương 3: di truyền học quần thể >
      • Bài 16
    • Chương 4 : Ứng dụng di truyền học >
      • Bài 18
      • Bài 19
      • Bài 20
    • Chương 5 : Di truyền học người >
      • Bài 21
      • Bài 22
      • Bài 23
  • Phần 6: Tiến hóa
    • Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
    • Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
  • Phần 7: Sinh thái học
    • Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
    • Chương 2: Quần xã sinh vật
    • Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
  • Liên hệ

Từ khóa » Học 12 Bài 21