Bài 3 GDCD 12 Trường THPT Phù Lưml

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

I. Mục tiêu.

Học sinh cần nắm được

1)Về kiến thức.

- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.

- Nêu được trách của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.

2) Về kĩ năng.

- Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

3) Về thái độ.

- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN ĐẠT ĐƯỢC

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về các mặt CT, KT, VH… không phân biệt nam nữ…

- Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nướcvà xã hội theo quy định của PL.

- Biểu hiện:

+ Được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị XH.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Không phân biệt địa vị, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh.

- Xét xử những người vi phạm pháp luật phải dựa trên quy định của pháp luật về tính chất mức độ vi phạm chứ không phải căn cứ vào giới tính dân tộc

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

- Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã hội.

- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

25 câu TNKQ

A.MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong

Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý Gdcd 12