Ví Dụ Về áp Dụng Pháp Luật GDCD 12 - Kinh Nghiệm Trader

Hoạt động 2: Thảo luận, tìm hiểu các hình thức thực hiện PL.

PP/ KTDH: KT Khăn phủ bàn, Thảo luận nhóm, vấp đáp,

* Mục tiêu:

- HS hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật; trình bày được các hình thức thực hiện pháp luật, vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát. Năng lực giao tiếp, trình bày vấn đề và hợp tác, làm việc theo nhóm,

* Cách tiến hành:

GV cho học sinh tự đọc tìm hiểu nội dung các hình thức thực hiện pháp luật trong sách giáo khoa.

GV hỏi: Theo em có mấy hình thức thực hiện pháp luật và đó là những hình thức nào?

HS trả lơi: Dự kiến: Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

 + Sử dụng pháp luật.

 + Thi hành pháp luật.

 + Tuân thủ pháp luật.

 + Áp dụng pháp luật.

GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 nội dung yêu cầu của GV đưa ra.

GV trình chiếu nội dung thảo luận của 4 nhóm.

Nhóm 1: Thảo luận nội dung: Sử dụng pháp luật.

- Chủ thể của SDPL là ai?

- Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ?

- Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không?

Từ đó rút ra kết luận sử dụng pháp luật là gì?

Nhóm 2: Thảo luận nội dung: Thi hành pháp luật.

- Chủ thể của THPL là ai?

- Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ?

- Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không?

Từ đó rút ra kết luận thi hành pháp luật là gì?

Nhóm 3: Thảo luận nội dung: Tuân thủ pháp luật.

- Chủ thể của TTPL là ai?

- Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ

- Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không?

Từ đó rút ra kết luận tuân thủ pháp luật là gì?

Nhóm 4: Thảo luận nội dung: Áp dụng pháp luật.

- Chủ thể của ADPL là ai?

- Chủ thể ADPL căn cứ vào đâu để áp dụng pháp luật?

- Chủ thể áp dụng pháp luật để nhằm mực đích gì?

- Chủ thể áp dụng pháp luật trong những trường hợp nào?

Từ đó rút ra kết luận áp dụng pháp luật là gì?

HS thảo luận 5 phút

GV quan sát các nhóm làm việc, động viên, hướng dẫn, nhắc nhở.

HS đại diện nhóm trình bày báo cáo nội dung theo Kĩ thuật khăn phủ bàn.

Dự kiến nội dung báo cáo của các nhóm:

HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.

* GVnhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh.

Nhóm 1: Sử dụng pháp luật

- Chủ thể của SDPL: Cá nhân, tổ chức.

- Chủ thể SDPL làm những việc mà pháp luật cho phép làm: VD sử dụng quyền học tập, quyền kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử...

- Ở hình thức này chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luât cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện

GV kết luận:

Nhóm 2: Thi hành pháp luật.

- Chủ thể của THPL: Cá nhân, tổ chức

- Chủ thể Thi hành pháp luật: Thực hiện nghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Ở hình thức này chủ thể bắt buộc phải thực hiện quy định của pháp luât phải làm những gì pháp luật quy định phải làm. Nếu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì những cá nhân và tổ chức đó sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

GV trình chiếu một số hình ảnh thi hành pháp luật.

VD: Công dân sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước; Thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, bảo vệ môi trường...

*GV kết luận:

HS tự ghi nhớ kiến thức.

Nhóm 3: Tuân thủ pháp luật.

- Chủ thể của TTPL: Cá nhân, tổ chức.

- Chủ thể tuân thủ pháp luật: Không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Ở hình thức này những điều mà pháp luật cấm chủ thể không được làm, nếu làm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

GV trình chiếu một số hình ảnh tuân thủ pháp luật của cá nhân , tổ chức.

VD: không được tự tiện phá rừng, đánh bạc, không được tham ô, tham nhũng, không đánh người đặc biệt là đánh người gây thương tích…

*GV kết luận:

* HS tự ghi nhớ kiến thức.

Nhóm 4: Áp dụng pháp luật.

- Chủ thể của ADPL: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

- Chủ thể ADPL: Để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

GV trình chiếu một số hình ảnh ví dụ về áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

VD: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông.

VD: Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy ,xe máy xe, đạp điện không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng.

* GV kết luận:

* HS tự nhớ kiến thức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật.

 + Sử dụng pháp luật: Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

 + Thi hành pháp luật: Là cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

 + Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

 + Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

- Thứ nhất, Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành

- Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức .

GDCD 12 Bài 2. Thực hiện pháp luật giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 26. Đồng thời hiểu được kiến thức về thực hiện pháp luật qua sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2.

==>> Các hình thức thực hiện pháp luật GDCD 12

Giải bài tập GDCD 12 Bài 2 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 12 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

Gợi ý đáp án

Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là qua trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật:

  • Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
  • Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
  • Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
  • Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết điịnh làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

* Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện

* Khác nhau: Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể. Còn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.

Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ?

Gợi ý đáp án

  • Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  • Ví dụ: An là học sinh lớp 11. Một hôm do dậy muộn, An cố tình đi ngược đường một chiều để đến lớp cho kịp giờ. Ở đây, An đã vi phạm vào luật hành chính mà cụ thể là Luật An toàn giao thông đường bộ của nhà nước.

Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Gợi ý đáp án

a) Điểm chung và khác biệt của vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật

Giống nhau: Đều là hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng

Khác nhau: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã hội

b) Lấy trộm tiền của người khác

  • Là vi phạm pháp luật và đồng thời cũng vi phạm đạo đức.
  • Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, còn mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.
  • Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Do đó hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.

Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Nêu ví dụ?

Gợi ý đáp án

Giống nhau

  • Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương
  • Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.

Khác nhau

Vi phạm hình sự Vi phạm hành chính
– Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự

– Chủ yếu là hình phạt tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng

– Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

– Chế độ xử phạt chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền)

Ví dụ: Bạn A do thiếu tiền tiêu xài đã liều vận chuyển ma túy cho kẻ xấu, bị công an bắt được và xử lí. Ví dụ: Bạn B học lớp 12, do dậy muộn, bạn cố ý đi vào đường cấm để kịp đến trường. Đang đi, bạn bị chú công an yêu cầu dừng lại và lập biên bản.

Trong các tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

Gợi ý đáp án

  • Trong tình huống trên, cả hai bố con bạn A đều là những người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự nước ta đều quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
  • Hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là trái pháp luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định hành vi của mình, không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều, do đó, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm.
  • Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ thể là phải gánh chịu thiệt hại vật chất (nộp tiền phạt). Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A dừng xe và xử phạt họ đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai nạn cho người khác hoặc chính họ bị tai nạn do đi ngược chiều.

Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

  • Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù giam) hoặc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù) thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 91, khoản 2, Bộ luật Hình sự 2015)
  • Tuy nhiên theo điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Cướp giật tài sản” thì đây là tội Đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy hai bị cáo không được miễn trách nhiệm hình sự.
  • Về mức phạt tù, theo điều 171, khoản 1, Bộ Luật Hình sự quy định khung hình phạt thấp nhất đối với tội “Cướp giật tài sản” là từ 1 năm đến 5 năm tù giam. Do đó, bản án tuyên với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở xem xét những những tình tiết giảm nhẹ (như tuổi của hai bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật,…)

Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý Gdcd 12