GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Qua bài học này sẽ giúp các em hiểu được thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức cũng như quá trình thực hiện pháp luật Bên cạnh đó hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Để từ đó có thái độ tôn trọng pháp luật. Sống theo đúng qui định của pháp luật và có thái độ phê phán các hành vi trái pháp luật. Hình thành lối sống có ích cho gia đình và xã hội. Để hiểu sâu hơn về tực hiện pháp luật xin mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu bài học sau: Bài 2: Thực hiện pháp luật
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
1.2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
2. Luyện tập Bài 2 GDCD 12
2.1. Trắc nghiệm
2.2 Bài tập SGK
3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 12
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
a. Khái niệm thực hiện pháp luật
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
- Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà nước để áp trở ạ như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp luật trởl ại với đời sống.
b.Các hình thức thực hiện pháp luật
- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
- Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Gồm 2 giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật)
- Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
1.2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a. Vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau:
- Thứ nhất, đó là hành vi trái pháp luật
- Hành vi đó có thể là hành động- làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật hoặc không hành động- không làm nhũng việc phải làm theo quy định của pháp luật.
- Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện .
- Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
- Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
- Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b.Trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng.
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật
- Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án:
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Việc xử lí người chưa thành niên ( đủ 14 đến dưới 18 tuổi) theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu.
- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
- Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật:
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
- Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân .
- Người có hành vi dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự:
- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
- Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước...do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
- Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.
Bài tập minh họa
2. Luyện tập Bài 2 GDCD 12
Qua bài học này các em phải nắm được các kiến thức cơ bản trọng tâm sau:
- Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Có mấy hình thức thực hiện pháp luật:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 2:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
- A. sử dụng pháp luật.
- B. tuân thủ pháp luật.
- C. thi hành pháp luật.
- D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 3:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
- A. thỏa ước lao động tập thể.
- B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.
- C. quan hệ giao dịch dân sự.
- D. quy tắc quản lí nhà nước.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 26 SGK GDCD 12
Bài tập 2 trang 26 SGK GDCD 12
Bài tập 3 trang 26 SGK GDCD 12
Bài tập 4 trang 26 SGK GDCD 12
Bài tập 5 trang 26 SGK GDCD 12
Bài tập 6 trang 26 SGK GDCD 12
3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
NONEBài học cùng chương
GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12 Ôn tập Công dân với pháp luật ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Giải tích 12 Chương 3
Đề thi giữa HK1 môn Toán 12
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn bài Người lái đò sông Đà
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 12
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 7 Lớp 12 Economic Reforms
Tiếng Anh 12 mới Review 1
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 12
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Vật lý 12 Chương 3
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Hoá Học 12 Chương 4
Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Ôn tập Sinh 12 Chương 5
Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 2 Lịch Sử VN
Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 VĐSD và BVTN
Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 1
Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 3
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 2
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 12
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Sóng- Xuân Quỳnh
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
Người lái đò sông Đà
Quá trình văn học và phong cách văn học
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Đàn ghi ta của Lor-ca
Tây Tiến
Ai đã đặt tên cho dòng sông
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý Gdcd 12
-
Lý Thuyết GDCD 12: Bài 2. Thực Hiện Pháp Luật - Chi Tiết, Hay Nhất
-
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 - Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật
-
Bai 2 Thực Hiện Pháp Luật GDCD 12 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thế Nào Là Vi Phạm Pháp Luật? Nêu Ví Dụ? - Tech12h
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Kỷ Luật Gdcd 12 - Thả Rông
-
Bài 3 GDCD 12 Trường THPT Phù Lưml
-
Bài 2. Thực Hiện Pháp Luật – GDCD 12: Thế Nào Là Vi Phạm Pháp ...
-
SGK GDCD 12 - Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật
-
Giáo án GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật (tiết 1)
-
Top 10 Ví Dụ Về Vi Phạm Kỷ Luật Gdcd 12 2022 - LuTrader
-
Ví Dụ Về áp Dụng Pháp Luật GDCD 12 - Kinh Nghiệm Trader
-
Ví Dụ Các Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Công Dân 12 - Blog Của Thư
-
Giải GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật | Giải Môn Giáo Dục Công ...
-
Câu 1 Trang 31 SGK GDCD Lớp 12