Bài 4: Không Gian Vectơ Con - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
1. Không gian vectơ con
Tập con \(A \ne \emptyset \) của Rn được gọi là không gian vectơ con của Rn nếu:
\(\begin{array}{l} (i)\,\,\forall x,y \in A,x + y \in A\\ (ii)\,\forall \alpha \in R,\forall x \in A,\alpha x \in A \end{array}\)
Ví dụ: Cho \(A = {\rm{\{ }}({x_1};1)/{x_1} \in R{\rm{\} }}\). A có phải là không gian vectơ con của R2 không ?
Giải:
Ta có: 2.(0; 1) = (0,2) \(\notin \) A
Vậy, tính chất (ii) không thỏa nên A không phải là không gian vectơ con của R2.
Ví dụ: Cho \(A = \left\{ {({x_1};{x_2}) \in {R^2}/{x_2} = 3{x_1}} \right\}\). A có phải là không gian vectơcon của R2 không ?
Giải:
\((i)\,Coi\,x = ({x_1};{x_2}) \in A,\,y = ({y_1};{y_2}) \in A\,\,thì\,{x_2} = 3{x_2}\,và\,{y_2} = 3{y_1}\)
Suy ra: \(x + y = ({x_1} + {y_1};{x_2} + {y_2}) \in A\,\,vì\,{x_2} + {y_2} = 3({x_1} + {y_1})\)
\((ii)\,\,Coi\,\alpha \in R,x = ({x_1};{x_2}) \in A\,thì\,{x_2} = 3x\)
Suy ra: \(\alpha x = (\alpha {x_1};\alpha {x_2}) \in A\,vì\,\alpha {x_2} = 3(\alpha {x_1})\)
Vậy, A là một không gian vectơ con của R2.
Trong R2:
- Không gian vectơ con 0 chiều là gốc tọa độ {O}
- Không gian vectơ con 1 chiều là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- Không gian vectơcon 2 chiều là chính R2.
Trong R3:
- Không gian vectơ con 0 chiều là gốc tọa độ {O}
- Không gian vectơ con 1 chiều là các đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- Không gian vectơ con 2 chiều là các mặt phẳng đi qua gốc tọa độ.
- Không gian vectơ con 3 chiều là chính R3.
Từ định nghĩa của không gian vectơ con, ta chứng minh được: Nếu A là không gian vectơ con của Rn thì A chứa vectơ không
Vậy nếu A không chứa vecto không thì A không phải là không gian vectơ con.
Ví dụ: A ={(x1; 1)} không phải là không gian con của R2 vì A không chứa vectơ không.
2. Không gian vectơ con sinh bởi hệ vectơ.
Cho V là hệ gồm m vectơ trong Rn.
Tập hợp tất cả các tổ hợp tuyến tính của m vectơ đó tạo thành một không gian con của Rn gọi là không gian sinh bởi V, ký hiệu \(\left\langle V \right\rangle \). Không gian \(\left\langle V \right\rangle \) có số chiều bằng số vectơ độc lập tuyến tính tối đa của hệ vectơ đó.
Ví dụ: Cho hệ vectơ V = {(1;0;0),(0:1;0),(1;1;0)}. Tìm không gian con sinh bởi V và số chiều của không gian con này.
Giải
Ta có: (1;1;0) = (1;0;0) + (0;1;0)
{(1;0;0),(0;1;0)} độc lập tuyến tính. Tổ hợp tuyến tính tùy ý của {(1; 0; 0), (0; 1; 0)} có dạng x1 (1; 0; 0) + x2 (0; 1; 0) = (x1 ; x2 ; 0)
Vậy, không gian con sinh bởi V là \(\left\langle V \right\rangle = {\rm{\{ (}}{{\rm{x}}_1};{x_2};0)/{x_1},{x_2} \in R{\rm{\} }}\) có \(\dim \left\langle V \right\rangle = 2\)
Từ khóa » Cách Chứng Minh Không Gian Con
-
CHỨNG MINH KHÔNG GIAN CON VÀ TÌM CƠ SỞ SỐ CHIỀU CỦA ...
-
GIẢI BÀI TẬP CHỨNG MINH KHÔNG GIAN VECTƠ CON TÌM CƠ ...
-
Phương Pháp Chứng Minh Tập Hợp L Là Không Gian Con Của Không ...
-
Chứng Minh Không Gian Vecto Con
-
Không Gian Vecto Con – Bài Tập Và Lời Giải - TTnguyen
-
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Không Gian Véc Tơ đại Số Tuyến Tính , đề Thi ...
-
Trang 3 | Maths 4 Physics & More...
-
Hệ Sinh, Cơ Sở, Số Chiều Và Hạng Của Một Hệ Vectơ Hệ Sinh: 1 Định ...
-
[Top Bình Chọn] - Chứng Minh Không Gian Vecto Con - Trần Gia Hưng
-
Cơ Sở Của Không Gian Véctơ | Học Toán Online Chất Lượng Cao 2022
-
[PDF] Chương II KHÔNG GIAN VECTƠ MỞ ÐẦU Trong Chương I Ta đã ...
-
Chứng Minh Bài Tập Về Không Gian Vecto - Diễn đàn Toán Học
-
[PDF] Bài 5 : KHÔNG GIAN VÉCTƠ - Topica