Bài 43: Ảnh Hưởng Của Nhiệt độ Và độ ẩm Lên đời Sống Sinh Vật
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 43 trang 126: Trong chương trình Sinh học lớp 6, em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?
Trả lời:
– Cây chỉ quang hợp và hô hấp bình thường ở nhiệt độ 20oC – 30oC
– Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (40oC)
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 43 trang 127: Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt theo mẫu bảng 43.1
Trả lời:
Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 43 trang 128: Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu bảng 43.2
Trả lời:
Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường
Các nhóm sinh vật | Tên sinh vật | Nơi sống |
Thực vật ưa ẩm | Rêu | Nơi ẩm ướt |
Thực vật chịu hạn | Phi lao, xương rồng | Nơi khô hạn |
Động vật ưa ẩm | Ếch nhái | Ven bờ ao, hồ |
Động vật ưa khô | Lạc đà | Sa mạc |
Bài 1 (trang 129 sgk Sinh học 9) : Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
Lời giải:
– Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).
– Sinh vật được chia thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+ Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
– Đối với thực vật:
+ Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
+ Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.
– Đối với động vật:
+ Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.
Bài 2 (trang 129 sgk Sinh học 9) : Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Lời giải:
Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hoà thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài.
Bài 3 (trang 129 sgk Sinh học 9) : Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
Lời giải:
Sự khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn:
– Cây ưa ẩm: sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thì phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
– Cây chịu hạn: cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Chuyển các hoạt động sinh lí vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Bài 4 (trang 129 sgk Sinh học 9) : Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.
Lời giải:
Động vật ưa ẩm
– Giun đất
– Ếch
– Gián
– Ốc sên
– Sâu rau
Động vật ưa khô
– Rắn
– Rùa
– Cá sấu
– Lạc đà
– Chim
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1016
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Ví Dụ Về Những Cây ưa ẩm
-
Cho Ví Dụ Về Thực Vật ưa ẩm Và Thực Vật Chịu được Nhiệt độ Cao
-
1.Tìm 5 Ví Dụ Cho Mỗi Loại Sinh Vật Sau: Cây ưa ẩm , động Vật ưa ẩm ...
-
Cho Mình Ví Dụ Về Thực Vật ưa ẩm (ảnh Hưởng Của độ ẩm ... - Hoc24
-
Cho Ví Dụ Về Thực Vật ưa ẩm Và Thực Vật Chịu được Nhiệt độ CaoCho ...
-
Câu Hỏi Thảo Luận Trang 128 Sgk Sinh 9
-
1.Tìm 5 Ví Dụ Cho Mỗi Loại Sinh Vật Sau: Cây ưa ẩm , động Vật ưa ...
-
Lấy Ví Dụ Về Cây ưa Sáng Và Cây ưa Tối, Nêu đặc điểm Của Từng Nhóm
-
Hãy Lấy Ví Dụ Minh Họa Các Sinh Vật Thích Nghi Với Môi Trường Có độ ...
-
Đặc điểm Hình Thái Của Cây ưa ẩm, ưa Sáng Sống ở Ven Bờ Ruộng Ao ...
-
[PDF] MÔN SINH HỌC 9 – HỌC KỲ II
-
Nêu Một Vài Ví Dụ Về Sự Thích Nghi Của Các Cây ở Cạn Với Môi Trường
-
Hay So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Hai Nhóm Cây ưa ẩm Và Cây Chịu Hạn