Bài 48. Ôn Tập Chương II, III Và IV - Củng Cố Kiến Thức

I. CẢM ỨNG

1. So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật

Nội dung so sánhCảm ứng ở thực vậtCảm ứng ở động vật
Hình thức- Hướng động: Phản ứng của thực vật với kích thích theo hướng xác định (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa).- Ứng động: Phản ứng của thực vật với kích thích không định hướng (tự vệ, bắt mồi, sinh trưởng, nở hoa...).- Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cảm giác và thần kinh.- Biểu hiện bằng các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Đặc điểm- Cảm ứng diễn ra chậm, khó nhận biết.- Chịu ảnh hưởng của các hoocmôn.- Cảm ứng diễn ra nhanh, dễ nhận biết.- Hình thức biểu hiện, mức độ đơn giản hay phức tạp và tính chính xác của cảm ứng thay đổi tùy thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh.

2. Sơ đồ điện thế hoạt động

3. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở động vật

Loại tập tínhTập tính bẩm sinhTập tính học được
Khái niệm- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần kinh- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra.- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.
Tính chất- Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.- Tập tính học được có thể thay đổi.
Ví dụ- Ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản...- Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Phân biệt sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng là quá trình gia tăng về khối lượng, kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.

2. So sánh sự sinh trưởng và phát triển giữa thực vật và động vật

Tiêu chí so sánhThực vậtĐộng vật
Biểu hiện của sinh trưởngPhần lớn vô hạn (trừ thực vật ngắn ngày).Phần lớn là hữu hạn.
Cơ chế của sinh trưởngPhân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh.Phân chia và lớn lên của các tế bào ở mọi bộ phận cơ thể.
Biểu hiện của phát triểnGián đoạn.Liên tục.
Cơ chế của phát triểnSinh trưởng phân chia và phân hóa các tế bào nhưng quy trình đơn giản hơn.Sinh trưởng phân chia và phân hóa tế bào nhưng quy trình phức tạp hơn.
Điều hòa sinh trưởngPhitô hoocmôn là chất điều hòa sinh trưởng của thực vật, bao gồm hai loại: nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng.Điều hòa sinh trưởng ở động vật được thực hiện bởi hoocmôn sinh trưởng (HGH) và hoocmôn tirôxin.
Điều hòa phát triểnPhitôcrôm là sắc tố enzim có tác dụng điều hòa sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố... ở thực vật.- Đối với loại phát triển biến thái được điều hòa bởi hoocmôn biến thái và lột xác Ecđixơn và Juvenin.- Đối với loại phát triển không qua biến thái được điều hòa bởi các hoocmôn sinh dục.

3. Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái

Các kiểu sinh trưởng và phát triểnNhóm đại diệnĐặc điểm
Biến thái hoàn toànGặp ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong...) và các loài lưỡng cư.Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Biến thái không hoàn toànGặp ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián...Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Không qua biến tháiĐa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái.Ví dụ: cá chép, thằn lằn, bồ câu, khỉ, con người...Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

III. SINH SẢN

1. Sinh sản ở thực vật và động vật

Các hình thức sinh sảnThực vậtĐộng vật
Sinh sản vô tínhLà sự hình thành cây mới có đặc tính giống cây mẹ, từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.Là hình thức sinh sản chỉ cần một cá thể mẹ để tạo ra cá thể con.
Sinh sản hữu tínhLà hình thức tạo cơ thể mới do có sự thu tinh của hai giao tử đực và cái.Là hình thức sinh sản tạo cá thể mới nhờ có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

2. Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Nội dungSinh sản vô tínhSinh sản hữu tính
Ưu điểm- Cá thể đơn lẻ vẫn có khả năng tạo ra con cháu, nên có lợi trong trường hợp mật độ thấp.- Tạo ra hàng loạt cá thể con giống nhau và giống với mẹ về mặt di truyền.- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường ổn định, ít biến đổi, vì vậy quần thể phát triển nhanh.- Tạo ra những cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền.- Cá thể mới có khả năng phát triển và thích nghi cao với điều kiện môi trường sống luôn thay đổi.
Hạn chế- Tạo ra hàng loạt cá thể con giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi môi trường thay đổi có thể chết hàng loạt, thậm chí tiêu diệt cả quần thể.- Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

3. Vai trò các hoocmôn tham gia điều hòa sinh sản ở động vật

a) Điều hòa sinh tinh

- Các hoocmôn tham gia điều hòa sinh tinh là FSH, LH của tuyến yên, GnRH của vùng dưới đồi và testostêrôn của tinh hoàn.

+ GnRH: kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH: kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.

+ Testostêrôn kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

b) Điều hòa sinh trứng

- Các hoocmôn tham gia điều hòa sinh trứng là FSH, LH của tuyến yên, GnRH của vùng dưới đồi cùng với ơstrôgen và prôgestêrôn của nang trứng và thể vàng.

+ GnRH: kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.

+ FSH: kích thích phát triển nang trứng.

+ LH: kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng.

+ Thể vàng tiết ra prôgestêrôn và ơstrôgen kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, gây giảm tiết GnRH, FSH và LH.

Từ khóa » Ví Dụ Về Hình Thức Cảm ứng ở Thực Vật