Cảm ứng ở Thực Vật

I. Cảm ứng thực vật

Cảm ứng ở  thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích

Cảm ứng ở thực vật là các phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Có 2 hình thức  cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).

II.Hướng động

Khái niệm: Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định.

Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng  của tác nhân kích thích

Có hai loại hướng động chính :

+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

+ Hướng động âm : vận động tránh xa nguồn kích thích

Cơ chế : Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau

Hướng động dương do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía có kích thích.

Hướng động âm do các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía không có kích thích.

Các hình thức hướng động ở thực vật

Tùy theo tác nhân kích thích, có các kiểu hướng động sau đây :

+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. Thân, cành hướng sáng dương; rễ hướng sáng âm.

 

Hình 1 : Hướng sáng của thực vật

+ Hướng trọng lực: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm.

 

 

 

Hình 2 : Hướng trọng lực của thực vật

+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp  lại tác  động của hoá chất

Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển (hướng hoá dương) và tránh xa nơi có  hoá chất độc hại với nó.

 

Hình 3: Hướng hoá

+ Hướng nước : là phản ứng sinh trưởng của thực vật  hướng tới  nguồn nước

Hướng nước ở rễ là hướng dương

 

Hình 4 : Hướng nước

+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh tr­ưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.

Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không tiếp xúc làm cho tua của nó quấn quanh giá thể.

 

Hình 5 : Hướng tiếp xúc

Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi và tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường =>  giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

III.Ứng động.

Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường)

Các loại ứng động  

Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

- Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa).

Hình 6 : Ứng động nở hoa

- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào ( liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước)

Các dạng ứng động không sinh trưởng:

Ứng động sức trương

Ứng động tiếp xúc

Ứng hóa ứng động

Vai trò: Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Từ khóa » Ví Dụ Về Hình Thức Cảm ứng ở Thực Vật