Bài Giảng Sinh Học 11-12 - Cảm ứng ở Thực Vậml
Có thể bạn quan tâm
Trường THPT Hà Lang
CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT (2 tiết)
A. Kiến thức cơ bản
Khái niệm cảm ứng ở thực vật
- Khái niệm: Là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường.
- Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
- Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).
I. Hướng động
1. Khái niệm
- Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).
- Vận động sinh trưởng có thể hướng tới nguồn kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa nguồn kích thích (hướng động âm).
2. Các kiểu hướng động
- Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.
Ví dụ: Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm.
- Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất).
Ví dụ: Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm.
- Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.
- Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
3.Vai trò của hướng động
Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi ®giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
II. Ứng động
1. Khái niệm ứng động
- Ứng động là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây.
2. Các loại ứng động
Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
* Ứng động sinh trưởng:
- Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa).
- Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng được chia thành các kiểu tương ứng: Quang ứng động (ứng động nở hoa của cây bồ công anh), nhiệt ứng động (ứng động nở hoa của hoa nghệ tây và hoa tulip). Các vận động này có thể liên quan đến các hoocmon thực vật.
* Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng và dãn dài của các tế bào thực vật
- Các dạng ứng động không sinh trưởng:
+ Ứng động sức trương (nguyên nhân do sự thay đổi sức trương nước trong tế bào). Ví dụ: Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm; sự đóng mở khí khổng.
+ Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động: Ví dụ: vận động bắt mồi của cây gọng vó.
3. Vai trò của ứng động
Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
B. Luyện tập
I. Câu hỏi tự luận
Câu 1
Thế nào là cảm ứng, hướng động, các kiểu hướng động của thực vật?
Lời giải
* Cảm ứng là khả năng của thực vật phản ứng đối với sự kích thích của môi trường.
* Hướng độngcủa thực vật là phản ứng sinh trưởng không đồng đều tại hai phía đối diện nhau của cơ quan của cây đối với kích thích từ một phía của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, trọng lực, hoá chất...).
+ Hướng động dương là phản ứng sinh trưởng của cơ quan hướng tới nguồn kích thích.
+ Hướng động âm là phản ứng sinh trưởng của cơ quan theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
* Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích từ một hướng, phân biệt các kiểu hướng động :
+ Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng về phía ánh sáng - gọi là hướng sáng dương; rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại- gọi là hướng sáng âm.
+ Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực hay là hướng đất. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất- gọi là hướng trọng lực dương, đỉnh thân sinh trưởng theo hướng ngược lại sức hút trọng lực- gọi là hướng trọng lực âm.
+ Hướng hoá là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hoá học. Khi các cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hoá chất- gọi là hướng hoá dương hoặc theo hướng ngược lại – gọi hướng hoá âm. Hướng nước thuộc hướng hoá.
+ Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
Câu 2
Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động.
Lời giải
+ Nguyên nhân gây ra hướng động là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích ( phía tối) do đó phía nồng độ auxin cao hơn kích thích tế bà sinh trưởng mạnh hơn.
+ Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan ( thân, rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên.
Câu 3
Ứng động là gì? Phân biệt ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng.
Lời giải
- Ứng động (vận động cảm ứng) là sự vận động của cây dưới ảnh hưởng của các tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể.
+ Ứng động sinh trưởng là phản ứng sinh trưởng của các cơ quan hình dẹp(lá, hoa) ở cơ thể thực vật đối với sự biến đổi của các tác nhân ngoại cảnh( nhiệt độ, ánh sáng) tác động khuếch tán từ mọi phía.
+ Ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà do biến đổi sức trương nước trong các tế bào và trong các cấu trúc chuyên hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá học gây ra.
Câu 4
Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật.
Lời giải
Sự khác biệt thể hiện trong hai mặt:
Đặc điểm | Hướng động | ứng động |
Hướng kích thích | Từ một hướng | Từ mọi hướng |
Thời gian | Xảy ra chậm | Xảy ra nhanh |
Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật:
+ Tất cả các kiểu hướng động và ứng động đều có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 5
Trình bày các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Lời giải
Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng được chiathành các kiểu tương ứng : quang ứng động, nhiệt ứng động...
+ Quang ứng động. Ví dụ, sự đóng và mở của hoa cây bồ công anh, vận động ngủ của lá.
+ Nhiệt ứng động. Ví dụ, sự đóng và mở của hoa cây nghệ tây, cây tulip.
Theo bản chất của các kích thích, ứng động không sinh trưởng gồm:
+ Ứng động sức trương là do sự biến đổi của hàm lượng nước có ứng động nhanh (cây trinh nữ) và ứng động chậm (vận động của các tế bào khí khổng).
+ Ứng động tiếp xúc và hoá ứng độnglà vận động xảy ra khi xuất hiện điện thế lan truyền trong cơ thể do tiếp xúc và do hoá chất (ví dụ, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động ở cây gọng vó).
Câu 6. Hướng động là gì? Đặc điểm của các kiểu hướng động?
Lời giải
Khái niệm: Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).
Các kiểu hướng động
+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.
Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm.
+ Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất).
Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm.
+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.
+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
II. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
A. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
B. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
Câu 2: Loại nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?
A. Chất kích thích sinh trưởng giberelin.
B. Tác động của các chất kìm hãm sinh trưởng.
C. Tác động của các chất kích thích sinh trưởng.
D. Chất kích thích sinh trưởng auxin.
Câu 3: Hướng động là gì?
A. Hướng mà cây sẽ cửđộng vươn đều.
B. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
C. Cửđộng sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường.
Câu 4: Có những loại ứng động sức trương nào?
A. Ứng động (sức trương trung gian - sức trương nhanh).
B. Ứng động sức trương chậm và hoá ứng động.
C. Ứng động (sức trương nhanh và tiếp xúc).
D. Ứng động (sức trương nhanh - sức trương chậm).
Câu 5: Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:
A. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.
B. Ứng động không sinh trưởng: Nhiệt ứng động, hoá ứng đông.
C. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.
D. Ứng động sinh trưởng: Ứng động sức trương, quang ứng động.
Câu 6: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?
A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động.
B. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động.
C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương.
D. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc.
Câu 7: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
A. Hoa.B. Thân.C. Rễ.D. Lá.
Câu 8: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 9: Hai loại hướng động chính là:
A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).
B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).
Câu 10: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 11: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
Câu 12: Ứng động (Vận động cảm ứng)là:
A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 13: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng đất, hướng sáng.B. Hướng nước, hướng hoá.
C. Hướng sáng, hướng hoá.D. Hướng sáng, hướng nước.
Câu 14: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.
B. Mọc bình thường và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu xanh.
D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 15: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
Câu 16: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Câu 17: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng.B. Hướng đất
C. Hướng nước.D. Hướng tiếp xúc.
Câu 18: Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại bằng cách nào?
A. Hướng hóa dương.B. Hướng trọng lực.
C. Hướng hóa âm.D. Hướng hóa có chọn lọc.
Câu 19: Cho các loại vận động sau:
(1) Vận động hướng sáng.(2) Vận động hướng đất.
(3) Vận động sinh trưởng của rễ.(4) Vận động hướng hóa.
(5) Vận động sinh trưởng của lá.(6) Vận động hướng nước.
Những vận động nào là vận động hướng động?
A. (1), (2), (3), (4).B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4), (6).D. (1), (3), (4), (5).
Câu 20: Hoa nghệ tây, hoa tulip nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động:
A. dưới tác động của ánh sáng.B. dưới tác động của nhiệt độ.
C. dưới tác động của hóa chất.D. dưới tác động của điện năng.
Câu 21: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu:
A. ứng động sinh trưởng.B. quang ứng động.
C. ứng động không sinh trưởng.D. điện ứng động.
Câu 22: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là sự kết hợp của:
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.
B. quang ứng động và điện ứng động.
C. nhiệt ứng động và thủy ứng động.
D. ứng động tổn thương.
Câu 23: Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?
A. Nhị - nhuỵ.B. Đài hoa.
C. Đầu nhị - bầu noãn. D. Cánh hoa.
Câu 24: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 25: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
A. Chiếu sáng từ hai hướng. B. Chiếu sáng từ ba hướng.
C. Chiếu sáng từ một hướng.D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 26: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí kổng.B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa.D. Ứng động thức ngủ của lá.
Câu27: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng.
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 28. Vận động bắt mồi ở thực vật được thực hiện như thế nào?
A. Mồi động vào lá ở lá có các lông dính để dính chặt mồi.
B. Ở lá có các tuyến thơm hấp dẫn con mồi.
C. Mồi động vào lá, sức trương giảm sút, gai, tua cuốn, lông cụp, nắp đậy giữ chặt con mồi.
D. Mồi động vào lá, lá tiết ra chất keo dính giữ con mồi.
Câu 29: Hướng động ở cây có liên quan tới:
A. các nhân tố môi trường.B. sự phân giải sắc tố.
C. đóng khí khổng.D. thay đổi hàm lượng axit nucleic.
Câu 30: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
A. hướng sáng.B. hướng tiếp xúc.
C. hướng trọng lực âm.D. hướng hóa.
Từ khóa » Ví Dụ Về Hình Thức Cảm ứng ở Thực Vật
-
Cảm ứng ở Thực Vật Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Nêu Ví Dụ Về Tính Cảm ứng Của Thực Vật - Tra Xanh - HOC247
-
Một Số Ví Dụ Cảm ứng ở động Vật Giúp Mk Mai Mình Học Rùi - Hoc24
-
Cảm ứng ở Thực Vật Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
-
Cảm ứng ở Thực Vật
-
Khái Niệm, Đặc điểm, Ví Dụ Và Ứng Dụng Cảm ứng ở Thực Vật Là Gì?
-
Cảm ứng ở Thực Vật - Hải Dương | Xemtailieu
-
[CHUẨN NHẤT] So Sánh Hướng động Và ứng động - TopLoigiai
-
Cảm ứng ở Thực Vật Là Gì? Đặc điểm Và Ứng Dụng Cảm ứng ở Thực Vật
-
Bài Tập Về Cảm ứng ở Thực Vật - Vnkienthuc
-
Bài 48. Ôn Tập Chương II, III Và IV - Củng Cố Kiến Thức
-
Phân Biệt Hướng động Và ứng động Bài Tập Sinh Học 11