Bài 5 – Chèn Các đối Tượng Vào Văn Bản
Có thể bạn quan tâm
5.1. Chèn một trang mới
Trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chèn thêm một trang mới vào văn bản hiện thời, cũng như cách ngắt trang, trình bày Header Footer cho văn bản,… trong Microsoft Word 2013
Trong phần này chúng ta qua tâm đến nhóm lệnh Pages và Header & Footer trong Tab lệnh Insert.
– Cover Page: Thêm một trang mới vào văn bản với mẫu dựng sẵn. Để thực hiện bạn nhấp chọn biểu tượng này, một danh sách liệt kê các trang mẫu sẵn có xuất hiện như hình dưới đây:
Hãy nhấp chuột chọn tới trang mẫu cần chèn vào văn bản.
– Blank Page: Chèn một trang trắng vào văn bản hiện thời
– Page Break: Ngắt sang một trang mới và không mang theo thuộc tính, định dạng của trang cũ.
– Header và Footer: Tiêu đề trên và dưới của văn bản, thường được sử dụng trong các cuốn sách làm tiêu đề xuyên suốt một chương, một mục hay cả cuốn sách. Để chèn Header hoặc Footer vào văn bản bạn nhấp chọn biểu tượng tương ứng (Header hoặc Footer) trên thanh công cụ Ribbon.
Một danh sách các mẫu xuất hiện, bạn có thể chọn một mẫu bất kỳ trong danh sách này. Sau khi chọn xong con trỏ chuột sẽ trỏ tới vị trí Header hoặc Footer (tùy vào đối tượng lúc trước bạn chọn).
Lúc này trên thanh công cụ Ribbon xuất hiện một Tab lệnh mới dùng để tùy chỉnh Header Footer. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng nhóm lệnh trong Tab này.
+ Nhóm Header & Footer
Header: Lựa chọn danh sách mẫu Header
Footer: Lựa chọn danh sách mẫu Footer
Page Number: Chèn số trang vào văn bản, khi nhấp chọn biểu tượng này một danh sách liệt kê xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn có thể tùy chọn chèn số trang lên trên đỉnh hoặc dưới đáy của trang, ngoài ra bạn cũng có thể chỉnh sửa định dạng của số trang văn bản bằng cách nhấp chọn Format Page Numbers…
+ Nhóm lệnh Insert: Cho phép chèn thêm các tham số vào Header hoặc Footer.
Date & Time: Thông tin về ngày tháng hiện thời.
Quick Parts: Chèn các trường, các thuộc tính của văn bản.
Picture: Chèn thêm các hình ảnh.
Clip Art Pane: Chèn thêm các Clip Art
+ Nhóm Navigation: Cho phép tạo nhiều định dạng Header và Footer trong cùng một văn bản. Ví dụ cụ thể mà các bạn có thể thường thấy đó là một quyển sách gồm nhiều chương. Toàn bộ nội dung được soạn trong một file văn bản. Các trang trong một chương có Header giống nhau là tên của chương đó. Như vậy trong trường hợp này nội dung Header và Footer của chúng ta không phải là duy nhất.
Goto Header: Di chuyển con trỏ chuột tới Header
Goto Footer: Di chuyển con trỏ chuột tới Footer
Previous Section: Chuyển về vùng Header, Footer trước
Next Section: Chuyển tới vùng Header, Footer tiếp theo
Lưu ý: Khi bạn muốn chuyển tới vùng Header, Footer mới bạn phải thực hiện gắt trang, thao tác ngắt trang các bạn có thể xem lại ở phần trước.
+ Nhóm lệnh Options
Different First Page: Tích chọn mục này để tạo Header, Footer riêng cho trang đầu tiên trong văn bản.
Different Odd & Even Pages: Tích chọn mục này để tạo Header, Footer cho trang chẵn, lẻ khác nhau.
Show Document Text: Tích chọn mục này để hiển thị nội dung văn bản khi đang chỉnh sửa Header, Footer. Nếu không tích chọn mục này toàn bộ nội dung văn bản sẽ ẩn đi.
+ Nhóm lệnh Position: Chứa các lệnh thiết lập độ rộng của Header, Footer.
Header from Top: Khoảng cách từ Header xuống tới nội dung văn bản.
Footer from Bottom: Khoảng cách từ Footer lên tới nội dung văn bản.
+ Nhóm lệnh Close: Bạn nhấp chọn nút Close Header and Footer để thoát khỏi chế độ chỉnh sửa Header, Footer.
5.2. Chèn hình ảnh
5.2.1. Chèn File ảnh trên ổ đĩa
Để chèn một File ảnh từ ổ đĩa cứng vào văn bản bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nhấp trỏ chuột tại vị trí cần chèn File ảnh vào văn bản.
Bước 2: Từ thanh công cụ nhấp chọn Tab Insert, tìm tới nhóm Illustrations, nhấp chọn biểu tượng Picture.
Cửa sổ Insert Picture xuất hiện bạn tìm tới File ảnh cần chèn vào văn bản, nhấp chọn File này rồi nhấn nút Insert.
Hình ảnh vừa chọn sẽ được chèn vào văn bản tại vị trí đã chọn.
Bước 3: Tùy chỉnh hình ảnh trên văn bản: Thông thường khi chèn một hình ảnh vào văn bản chương trình sẽ tự động định nghĩa một số thuộc tính. Tuy nhiên đề phù hợp với nội dung bạn hoàn toàn có thể thay đổi những thuộc tính này. Để tìm hiểu những công cụ tùy chỉnh hình ảnh bạn có thể làm như sau:
– Nhấp chuột chọn hình ảnh trên văn bản. Một Tab lệnh mới (Format) xuất hiện trên thanh công cụ Ribbon, tab lệnh Format chứa hầu hết các lệnh thao tác với hình ảnh trên văn bản.
– Nhóm lệnh Adjust:
+ Color: Nhấp chọn nút lệnh này một danh sách đổ xuống như hình dưới đây:
More Variations: Bạn có thể thay tông mầu cho hình ảnh.
Set Transparent Color: Hòa lẫn mầu nền, bạn nhấp chọn công cụ này khi con trỏ chuột chuyển thành hình chiếc bút hãy di chuyển tới bức ảnh và nhấp chọn vào vùng mầu muốn hòa lẫn với mầu nền văn bản.
Hình ảnh trước khi sử dụng công cụ
Sau khi sử dụng để làm nhạt màu cánh hoa
+ Change Picture: Thay thế hình ảnh hiện tại, bạn nhấp chọn biểu tượng này rồi tìm tới hình ảnh mới để thay để hình ảnh hiện tại.
– Nhóm lệnh Picture Styles
+ Danh sách các Style: Đây là những tiện ích mới được bổ xung trong Microsoft Word 2013, bạn có thể sử dụng chúng để thiết kế khung cho hình ảnh.
Ngoài những Style có trong danh sách bạn có thể nhấp chọn mũi tên dưới cùng để mở danh sách các Style khác.
Ngày khi di chuyển chuột tới một hiệu ứng bất kỳ bạn cũng có thể thấy được kết quả được mô tả trên hình ảnh mà bạn chọn. Dưới đây là hình ảnh sau khi sử dụng Style, bạn sẽ thấy chẳng khác gì so với những bức ảnh được xử lý bằng Photoshop
+ Picture Border: Sau khi lựa chọn Style bạn còn có thể thay đổi màu của đường viền cho hình ảnh bằng công cụ Picture Border. Nhấp chọn công cụ này rồi chọn mầu thích hợp cho đường viền của ảnh.
Hình ảnh sau khi thay đổi mầu đường viền
+ Picture Effect: Bạn có thể tiếp tục hiệu chỉnh hình ảnh với thư viện các ứng dụng mà Microsoft Word 2013 cung cấp bằng cách nhấp chọn biểu tượng Picture Effect. Trong danh sách được liệt kê bạn có thể thay đổi bóng, các góc nghiêng cho ảnh,…
+ Picture Layout: Sau khi tùy biến ảnh với các Style rất chuyên nghiệp hản bạn sẽ còn phải ngạc nhiên hơn với công cụ Picture Layout. Microsoft Word 2013 cung cấp thư việc các Layout chuẩn cho không những trình bày mà còn có thể mô tả hình ảnh rất sinh động với nhiều chủ đề khác nhau. Để thực hiện bạn nhấp chọn biểu tượng này trên thanh công cụ.
Danh sách các Layout được liệt kê như hình trên, bạn nhấp chọn một mẫu bất kỳ, sau đó điền thêm các ghi chú minh họa cho hình ảnh, tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể.
Dưới đây là một mẫu minh họa.
– Nhóm lệnh Arrange: Sử dụng các lệnh trong nhóm này để sắp xếp vị trí hình ảnh trên văn bản.
thể thiết lập vị trí cho hình ảnh trên trang văn bản bằng cách nhấp chọn biểu tượng Position. Một danh sách các vị trí được liệt kê trong menu nhanh.
Trong mục In line with Text là vị trí ban đầu của hình ảnh, phía dưới trong mục With Text Wrapping cho phép bạn thiết lập các vị trí như mô tả trong hình minh họa, có thể là ở đầu trang, giữa hoặc cuối trang, ứng với nó là các vị trí bên phải, bên trái và ở giữa. Ví dụ dưới đây lựa chọn vị trí hình ảnh được nằm phía trên bên trái của trang.
+ Wrap Text: Thông thường một trang văn bản có chứa hình ảnh thì sẽ chứa nội dung Text. Trên những văn bản đó bạn sẽ thấy lúc thì hình ảnh bên trái, lúc lại bên phải nội dung Text, hay hình ảnh ở giữa bao quanh là nội dung Text của văn bản,… Để thiết lập được như vậy bạn nhấp chọn biểu tượng Wrap Text, một danh sách các kiểu Wrap Text sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn có thể nhấp chuột chọn một kiểu bất kỳ cho hình ảnh của mình.
+ Bring Forward: Hiển thị hình ảnh lên trước các hình ảnh khác, sử dụng công cụ này trong trường hợp có nhiều hình ảnh xếp lên nhau.
+ Send Backward: Hiển thị hình ảnh sau các hình ảnh khác, trường hợp sử dụng tương tự Bring Forward.
+ Align: Sử dụng công cụ này để căn chỉnh lề cho một hoặc nhiều hình ảnh một lúc. Đầu tiên bạn hãy chọn một hoặc nhiều hình ảnh cần căn lề giống nhau bằng cách giữ phím Ctrl và tích chọn các hình ảnh. Tiếp theo bạn nhấp chọn công cụ này trên thanh Ribbon, một danh sách các Align xuất hiện như hình ảnh dưới đây:
Nhấp chuột để chọn kiểu cần thiết lập.
+ Group: Cũng với danh sách hình ảnh ở phần trước, để nhóm chúng lại thành một thể thống nhất bạn hãy sử dụng công cụ Group này. Đầu tiên hãy chọn danh sách hình ảnh cần nhóm, tiếp theo nhấp chọn biểu tượng Group trên thanh công cụ, tiếp tục chọn lệnh Group.
Trường hợp muốn gỡ nhóm bạn nhấp chọn Ungroup.
+ Rotate: Xoay chiều hình ảnh, sử dụng công cụ này để đổi chiều cho hình ảnh trên văn bản. Đầu tiên hãy lựa chọn hình ảnh cần thao tác sau đó nhấp chọn biểu tượng Rotate trên thanh công cụ.
Trong danh sách bạn có thể thấy góc quay mà hình ảnh mô tả, nếu như không vừa ý bạn có thể chọn More Rotation Options… để thay đổi góc quay theo ý muốn.
– Nhóm lệnh Size: Dùng để thay đổi kích thước của ảnh trên văn bản.
+ Crop: Điều chỉnh phạm vi hiển thị của ảnh, với công này bạn có thể cắt bỏ những phần thừa trên hình ảnh được Insert vào văn bản. Trước hết hãy nhấp chọn biểu tượng Crop trên thanh công cụ. Khi đó hình ảnh sẽ được bao quanh bởi các đường cắt.
Nhấp chuột tại những điểm này rồi kéo đến vị trí cần thu hẹp hay mở rộng hình ảnh. Với công cụ này bạn sẽ không phải mất thời gian sử dụng các chương trình xử lý ảnh trước khi đưa vào văn bản trong những trường hợp đơn giản.
+ Shape height: Thiết lập chiều cao cho hình ảnh.
+ Shape width: Thiết lập độ rộng cho hình ảnh.
Lưu ý: Bạn có thể thay đổi kích thước của ảnh đơn giản hơn bằng cách nhấp chọn hình ảnh cần thay đổi, di chuyển chuột tới các điểm cho phép thay đổi kích thước ảnh, khi hình chuột đổi thành mũi tên hai chiều bạn giữ, kéo và thả ở vị trí cần thay đổi kích thước, có thể áp dụng cho chiều cao, độ rộng, hay đồng thời cả hai chỉ số này.
Các điểm thay đổi kích thước ảnh có hình vuông nhỏ ở khung bao quanh hình ảnh.
5.2.2. Chèn Online Picture
OnlinePicture thực chất là các hình ảnh được Microsoft Word cung cấp sẵn với nhiều chủ đề khác nhau, nếu như bạn không có ảnh phù hợp cho nội dung văn bản thì hãy thử tìm kiếm trong thư viện OnlinePicture cửa Microsoft Word xem sao? Để chèn các OnlinePicture vào văn bản hãy nhấp chọn biểu tượng OnlinePicture trong nhóm lệnh Illustrations và máy tính có kết nối internet.
Bảng OnlinePicture xuất hiện như hình dưới đây:
–
Bạn nhập chủ đề hình ảnh tìm kiếm để tìm kiếm trong thư viện hình ảnh của microsoft office word.
–
Bạn nhập chủ đề hình ảnh tìm kiếm để tìm kiếm trên mạng internet.
Sau khi chèn online picture vào văn bản, các thao tác với những hình ảnh này tương tự như chúng tôi đã giới thiệu ở phần trước.
5.2.3. Chèn đối tượng Shapes
Một số hình ảnh đặc biệt và thường hay sử dụng đã được Microsoft Word 2013 tập hợp và đưa vào nhóm Shape để người dùng có thể dễ dàng sử dụng như hình vuông, hình chữ nhật, elip, các đường Line,… Ngoài thể hiện hình ảnh các đối tượng Shape còn cho phép chứa nội dụng Text bên trong. Để chèn một đối tượng Shape vào văn bản bạn nhấp chọn biểu tượng Shape trên thanh công cụ Ribbon.
Một danh sách các đối tượng Shape được liệt kê như hình dưới đây:
Chúng được phân loại trong các mục khác nhau, để chèn vào văn bản bạn nhấp chọn một hình bất kỳ, khi đó hình chuột sẽ chuyển thành hình dấu +, bạn giữ chuột rồi vẽ lên vị trí thích hợp trên văn bản. Giả sử chúng ta vẽ một hình chữ nhập trên văn bản như minh họa dưới đây:
Công việc tiếp theo là tùy chỉnh các thuộc tính cho đối tượng Shape. Chúng ta quan tâm tới Tab Format trên thanh công cụ Ribbon.
Trong Tab lệnh này có nhiều nhóm lệnh như chúng ta đã nghiên cứu trong phần chèn hình ảnh vào văn bản, tuy nhiên hãy đi tìm hiểu từng nhóm để tìm ra sự khác biệt giữa hai đối tượng này.
– Nhóm lệnh Insert Shape
+ Hộp chọn các đối tượng Shape: Cho phép chèn các đối tượng Shape khác lên văn bản mà không cần quay trở lại Tab lệnh Insert. Cách làm tương tự như thao tác với Tab Insert.
+ Edit Shape: Cho phép thay đổi hình dạng của đối tượng Shape. Nhấp chọn biểu tượng này trên thanh công cụ, một danh sách đổ xuống xuất hiện, chọn Edit Points.
Khi đó đối tượng Shape bị bao quanh bởi một khung có 4 điểm đen ở bốn góc.
Bạn sử dụng chuột di chuyển tới một trong bốn điểm này giữ và kéo chuột để thay đổi hình dạng của đối tượng Shap theo ý muốn.
Chúng ta có thể thay đổi thành nhiều hình dạng khác nhau.
– Nhóm lệnh Shape Style
Có ý nghĩa tương tự như nhóm lệnh Style của Picture và Online Picture , được dùng để thay đổi Style cho các đối tượng Shape.
+ Danh sách Style: Thao tác tương tự như đã hướng dẫn phần thao tác với Picture và Online Picture.
Ngoài các Style trong bảng liệt kê bạn có thể nhấp chọn mục Other Theme Fills để bổ xung một số Style đặc biệt.
+ Shape Fill: Thay đổi mầu nền cho các đối tượng Shape. Sau khi lựa chọn Style bạn có thể nhấp chọn biểu tượng này để thay đổi mầu nền cho các đối tượng Shape.
+ Shape Outline: Thay đổi màu viền cho đối tượng Shape. Không những thay đổi mầu nền mà bạn còn có thể thay đổi mầu đường viền bao quay đối tượng Shape bằng cách sử dụng công cụ Shape Outline.
+ Shape Effects: Ý nghĩa tương tự như lệnh Effect trong phần Picture, bạn sử dụng công cụ này để tùy chỉnh các ứng dụng hình ảnh cho các đối tượng Shape.
– Nhóm lệnh Text: Sử dụng nhóm lệnh này thao tác với nội dung Text trong các đối tượng Shape.
+ Align Text: Căn chỉnh vị trí nội dung Text trong đối tượng Shape.
Nhấp chọn biểu tượng này bạn sẽ có 3 lựa chọn Top (Nội dung Text được căn lên đỉnh các đối tượng Shape), Middle (Nội dung Text được căn giữa các đối tượng Shape), Bottom (Nội dung Text được căn dưới đáy các đối tượng Shape).
– Nhóm lệnh Arrange: Sử dụng các lệnh trong nhóm này để sắp xếp vị trí đối tượng Shape trên văn bản.
Position: Bạn có thể thiết lập vị trí cho đối tượng Shape trên trang văn bản bằng cách nhấp chọn biểu tượng Position. Một danh sách các vị trí được liệt kê trong menu nhanh.
Trong mục In line with Text là vị trí ban đầu của đối tượng Shape, phía dưới trong mục With Text Wrapping cho phép bạn thiết lập các vị trí như mô tả trong hình minh họa, có thể là ở đầu trang, giữa hoặc cuối trang, ứng với nó là các vị trí bên phải, bên trái và ở giữa.
Wrap Text: Một trang văn bản thường chứa cả đối tượng Shape và nội dung Text. Trên những văn bản đó bạn sẽ thấy lúc thì các đối tượng Shape của chúng ta bên trái, lúc lại bên phải nội dung Text, hay có thể ở giữa bao quanh là nội dung Text của văn bản,… Để thiết lập được như vậy bạn nhấp chọn biểu tượng Wrap Text, một danh sách các kiểu Wrap Text sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn có thể nhấp chuột chọn một kiểu bất kỳ áp dụng cho đối tượng Shape của mình.
Bring Forward: Hiển thị đối tượng Shape lên trước các đối tượng khác, sử dụng công cụ này trong trường hợp có nhiều đối tượng xếp lên nhau.
Send Backward: Hiển thị đối tượng Shape sau các hình ảnh khác, trường hợp sử dụng tương tự Bring Forward.
Align: Sử dụng công cụ này để căn chỉnh lề cho một hoặc nhiều đối tượng Shape một lúc. Đầu tiên bạn hãy chọn một hoặc nhiều đối tượng Shape cần căn lề giống nhau bằng cách giữ phím Ctrl và tích chọn lần lượt các đối tượng Shape. Tiếp theo bạn nhấp chọn công cụ này trên thanh Ribbon, một danh sách các Align xuất hiện như hình ảnh dưới đây:
Nhấp chuột để chọn kiểu cần thiết lập.
Group: Ví dụ chúng ta có nhiều đối tượng Shape riêng lẻ kết hợp với nhau tạo thành một biểu đồ hoàn chỉnh và yêu cầu đặt ra là phải di chuyển chúng đến một vị trí khác. Nếu phải di chuyển từng đối tượng một sẽ tốn thời gian và có thể không đặt chúng đúng vị trí. Từ thực tế đó bạn có thể nhóm chúng lại với nhau thành một thể thống nhất, giúp cho việc di chuyển được dễ dàng và giữ nguyên được cấu trúc. Để thực hiện đầu tiên bạn hãy chọn danh sách đối tượng Shape cần nhóm, tiếp theo nhấp chọn biểu tượng Group trên thanh công cụ, tiếp tục chọn lệnh Group.
Trường hợp muốn gỡ nhóm bạn nhấp chọn Ungroup.
Rotate: Xoay chiều đối tượng Shape, sử dụng công cụ này để đổi chiều cho các đối tượng Shape trên văn bản. Đầu tiên hãy lựa chọn đối tượng Shape cần thao tác sau đó nhấp chọn biểu tượng Rotate trên thanh công cụ.
Trong danh sách bạn có thể thấy góc quay mà hình ảnh mô tả, nếu như không vừa ý bạn có thể chọn More Rotation Options… để thay đổi góc quay theo ý muốn.
– Nhóm lệnh Size: Dùng để thay đổi kích thước của đối tượng Shape trên văn bản.
+ Shape height: Thiết lập chiều cao cho đối tượng Shape.
+ Shape width: Thiết lập độ rộng cho đối tượng Shape.
Lưu ý: Bạn có thể thay đổi kích thước của đối tượng Shape đơn giản hơn bằng cách nhấp chọn đối tượng cần thay đổi, di chuyển chuột tới các điểm cho phép thay đổi kích thước trên đối tượng Shape, khi hình chuột đổi thành mũi tên hai chiều bạn giữ, kéo và thả ở vị trí cần thay đổi kích thước, có thể áp dụng cho chiều cao, độ rộng, hay đồng thời cả hai chỉ số này.
5.2.3. Chèn đối tượng SmartArt
Đối tượng SmartArt là một thư viện các sơ đồ theo nhiều chủ đề kiểu dáng khác nhau. Bạn có thể sử dụng đối tượng này để vẽ các sơ đồ như sơ đồ tổ chức công ty, sở đồ về tình hình tăng giảm các chỉ tiêu, hay liệt kê các danh sách,…
Chèn đối tượng SmartArt vào văn bản
Để sử dụng đối tượng này từ nhóm lệnh Insert bạn nhấp chọn SmartArt.
Hộp thoại Choose a SmartArt Graphic xuất hiện như hình dưới đây:
Giả sử chúng ta bổ xung kiểu Hierarchy List vào nội dung văn bản dùng để liệt kê các đầu sách theo chủ đề khác nhau.
Kết quả trên nội dung văn bản sẽ được bổ xung một đối tượng SmartArt như hình dưới đây:
Thực chất các thành phần trong đối tượng SmartArt là các đối tượng Shape được thiết kế sẵn từ mầu sắc, bố cục để tạo nên một đối tượng SmartArt hoàn chỉnh, thể hiện được nội dung theo những chủ đề khác nhau.
Nhập nội dung và tùy chỉnh đối tượng SmartArt
Để nhập nội dung cho các thành phần trong một đối tượng SmartArt bạn nhấp trỏ chuột trực tiếp lên thành phần đó hoặc nhấp phải chuột và chọn Edit Text. Công việc tiếp theo bạn có thể làm là tùy chỉnh những thành phần này cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình. Để tùy chỉnh đối tượng SmartArt chúng ta quan tâm tới Tab lệnh Design và Format trên thanh công cụ Ribbon.
Với ví dụ trên bạn tiến hành nhập nội dung cho SmartArt như hình dưới đây:
Bạn để ý trong quá trình nhập nội dung cho các thành phần trong đối tượng SmartArt cỡ chữ sẽ tự động được điều chỉnh vừa khớp trong các đối tượng Shape.
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu các nhóm lệnh trong Tab Design
– Nhóm lệnh Create Graphic
+ Add Shape: Bổ xung các đối tượng Shape và SmartArt, ngoài cách sử dụng công cụ này bạn cũng có thể sao chép các đối tượng Shape để có được Style thống nhất.
+ Add Bullet: Thêm biểu tượng đầu đoạn cho nội dung các đối tượng Shape trong SmartArt. Nút lệnh này chỉ sáng lên và cho phép tác động khi bạn chọn vào phần nội dung Text.
+ Text Pane: Tắt bật hộp thoại Text Pane bên trái đối tượng SmartArt.
+ Promote: Chuyển đối tượng Shape hiện tại lên cấp cao hơn. Ví dụ trong hình ảnh dưới đây bạn nhấp chọn vào đối tượng “Tin học cơ bản”.
Sau đó bạn nhấp chọn Promote, kết quả sẽ thu được như hình dưới đây:
+ Demote: Chuyển đối tượng Shape đang chọn xuống một cấp. Giả sử vẫn với ví dụ phần trên bạn sau khi đã chuyển đối tượng “Tin học cơ bản” lên cấp trên bạn nhấp chọn lệnh Demote hình ảnh sẽ trở lại như ban đầu khi đó đối tượng “Tin học cơ bản” sẽ được chuyển xuống cấp dưới và là cây con của đối tượng “Tin học”
+ Right to Left: Đảo chiều các đối tượng Shape trong SmartArt, giải sử với ví dụ dưới đây:
Sau khi nhấp chọn lệnh Right to Left ta sẽ được kết quả:
Tiếp tục chọn lại lệnh này một lần nữa kết quả sẽ quay trở lại như ban đầu.
+ Reorder up: Di chuyển đối tượng Shape lên phía trên một vị trí.
+ Reorder Down: Di chuyển đối tượng Shape xuống phía dưới một vị trí.
– Nhóm lệnh Layouts
Khung Layouts sẽ liệt kê các Layout cùng nhóm với Layout hiện tại, bạn có thể chọn trực tiếp Layout thay thế trên danh sách này. Ngoài ra muốn thay đổi các nhóm Layout khác bạn nhấp chọn mũi tên cuối cùng bên phải.
– Nhóm lệnh SmartArt Styles
+ Change Colors: Thay đổi tông mầu cho SmartArt, để thực hiện bạn nhấp chọn biểu tượng này, một danh sách liệt kê các tông mầu xuất hiện.
Bạn có thể chọn một mẫu bất kỳ cho SmartArt của mình.
+ SmartArt Style: Ứng với mỗi Layout nhất định đã lựa chọn, bạn có thể tùy chọn các Style cho đối tượng SmartArt. Trong khung SmartArt Style là những Style phù hợp nhất với đối tượng hiện tại. Tuy nhiên nếu muốn nhiều lựa chọn hơn bạn có thể nhấp chọn mũi tên dưới cùng bên phải khung này.
– Nhóm lệnh Reset
Trong nhóm này chưa duy nhất lệnh Reset Graphic, bạn sử dụng lệnh này khi muốn trả về định dạng gốc của đối tượng SmartArt đang chọn.
Tìm hiểu Tab lệnh Format
– Nhóm lệnh Shapes: Tương tự như khi thao tác với đối tượng Shape, tuy nhiên bạn chú ý hai lệnh sau:
+ Larger: Tăng kích thước của thành phần được chọn trong đối tượng SmartArt lên 1 đơn vị.
+ Smaller: Tăng kích thước của thành phần được chọn trong đối tượng SmartArt lên 1 đơn vị.
– Nhóm lệnh Shape Styles: Tương tự như khi thao tác với đối tượng Shape.
– Nhóm lệnh WordArt Styles: Chúng ta sẽ tìm hiểu nhóm lệnh này khi làm việc với đối tượng WordArt.
– Nhóm lệnh Arrange: Tương tự như khi thao tác với đối tượng Shape.
– Nhóm lệnh Size: Tương tự như khi thao tác với đối tượng Shape.
5.2.4. Vẽ biểu đồ
Với một bảng dữ liệu cho trước bạn có thể sử dụng công cụ này để thể hiện chúng dưới dạng biểu đồ, các số liệu nếu có thể thể hiện ở dạng biểu đồ sẽ giúp người xem có cái nhìn trực quan, dễ dàng so sách các chỉ tiêu với với nhau. Microsoft Word 2013 cung cấp rất nhiều dạng biểu đồ khác nhau như hình khối, hình quạt, đường thẳng,… Cùng với nó là Style đa dạng, cho phép thể hiện, so sánh nhiều chỉ tiêu trên cùng một biểu đồ.
Chèn biểu đồ vào văn bản
Từ Tab lệnh Insert nhấp chọn biểu tượng Chart
Hộp thoại Change Chart Type xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn chọn một mẫu biểu đồ nhất định trong danh sách sau đó nhấp Ok. Khi đó một cửa sổ Microsoft Excel 2013 sẽ được mở ở bên phải cửa sổ Microsoft Word 2013 như hình dưới đây:
Trong cửa sổ Excel chứa dữ liệu nguồn tạo biểu đồ, bạn có thể thay đổi dữ liệu cho phù hợp với biểu đồ mình cần vẽ sau đó đóng cửa sổ Microsoft Excel lại. Như vậy một biểu đồ đã được chèn vào văn bản.
Tùy chỉnh thiết kế cho biểu đồ
Để tùy chỉnh thiết kế biểu đồ chúng ta quan tâm đến Tab lệnh Design trên thanh công cụ Ribbon.
Dưới đây là chi tiết các nhóm lệnh
– Type
+ Change Chart Type: Mở lại hộp thoại Change Chart Type mà không cần quay lại Tab lệnh Insert.
+ Save As Template: Lưu kiểu Chart hiện thời thanh mẫu để có thể dùng lại các lần sau:
– Data
+ Edit Data: Mở bảng dữ liệu nguồn của biểu đồ ở dạng File Excel
+ Select Data: Lựa chọn lại dữ liệu nguồn cho biểu đồ, khi nhấp chọn nút lệnh này cửa sổ Excel sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn nhấp chọn nút lệnh Edit để thay đổi vùng dữ liệu cho biểu đồ sau đó nhấp Ok để lưu lại.
+ Switch Row/Column: Chuyển đổi dữ liệu giữa hàng – cột và ngược lại (nút lệnh này chỉ sáng khi mở bảng dữ liệu nguồn Excel)
+ Refresh Data: Làm mới lại dữ liệu nguồn sau khi chỉnh sửa.
– Chart Layouts: Dùng để thay đổi cấu trúc của biểu đồ theo những mẫu mô tả trong khung này.
Để mở rộng danh sách các Chart Layouts bạn nhấp chọn mũi tên dưới cùng bên phải.
– Chart Styles: Thay đổi Style cho biểu đồ với cấu trúc đã chọn
Cũng giống như khung Chart Layout với Chart Styles ngoài những mẫu style hiển thị bạn có thể chọn các mẫu khác bằng cách nhấp chọn mũi tên dưới cùng bên trái của khung lệnh này.
Tùy chỉnh Layout cho biểu đồ
Để tùy chỉnh Layout (cấu trúc) cho biểu đồ chúng ta quan tâm đến Tab lệnh Layout trên thanh công cụ Ribbon
Dưới đây là chi tiết các nhóm lệnh
– Current Selection
+ Chart elements: Lựa chọn các thành phần trên biểu đồ. Ngoài việc nhấp chọn tới các thành trên biểu đồ bạn còn có thể chọn nhanh chúng trong hộp chọn này, hãy nhấp chuột vào mũi tên bên phải. Trong hộp thoại đổ xuống bạn nhấp chọn thành phần cần thao tác.
Chart Area: Vùng chứa toàn bộ biểu đồ
Chart Title: Tiêu đề biểu đồ
Horizontal (…) Axis: Chỉ tiêu trục ngang của biểu đồ
Legend: Ghi chú chỉ tiêu
Plot Area: Vùng chứa chỉ tiêu trên biểu đồ
Series “…”: Một chỉ tiêu cụ thể
+ Format Selection: Sau khi lựa chọn một thành phần bất kỳ trên biểu đồ bạn nhấp chọn biểu tượng này để bật hộp thoại Format thành phần đó.
Dưới đây là hộp thoại Format các thành phần cơ bản trên biểu đồ
Chart Area: Cho phép thay đổi mầu đường viên, kiểu đường viền, bóng, kích thước, vị trí,…
Chart Title: Cho phép thay đổi thuộc tính đường viền, căn chỉnh vị trí của tiêu đề trên Char Area.
Horizontal (…) Axis: Cho phép định dạng nội dung chỉ tiêu trục ngang như căn chỉnh nội dung, mầu sắc đường viền,…
Legend: Cho phép thay đổi vị trí của Legend trên Char Area, kiểu dáng, mầu sắc của đường viền,…
Plot Area: Cho phép thay đổi mầu sắc, hình ảnh nền, thiết lập thuộc tính cho đường viền, bóng,…
Series “…”: Đối với các chỉ tiêu hộp thoại cho phép thiết lập chiều cao, độ rộng, các hiệu ứng,…
– Insert: Cho phép chèn thêm các đối tượng khác vào biểu đồ
+ Picture: Chèn thêm hình ảnh vào biểu đồ
+ Shapes: Chèn thêm các đối tượng Shape vào biểu đồ
+ Draw TextBox: Vẽ thêm các TextBox vào biểu đồ
+ Chart Title: Nhãn tiêu đề của biểu đồ, nhấp chọn nút lệnh này bạn sẽ có 3 lựa chọn, None – Không sử dụng tiêu đề, Centered Overlay Title – Hòa trộn tiêu đề với chỉ tiêu, Above Chart – Ở trên đỉnh của Chart Area.
Ngoài ra bạn có thể chọn mục More Title Options… để bật hộp thoại Format Chart Title.
+ Axis Title: Tiêu đề trục (ngang – dọc), nhấp chọn nút lệnh này bạn có thể lựa chọn thêm tiêu đề cho trục ngang hoặc dọc
Tương ứng với nó là vị trí của tiêu đề trên biểu đồ.
Với tiêu đề trục ngang bạn sẽ có hai lựa chọn, None – Không sử dụng ghi chú, Title Below Axis – Luôn phía dưới các chỉ tiêu của trục ngang.
Với tiêu đề trục dọc bạn sẽ có các lựa chọn như: None – Không sử dụng tiêu đề, Rotated Title – Tiêu đề nằm dọc và quay lên trên, Vertical Title – Tiêu đề nằm dọc và quay xuống dưới, Horizontal Title – Tiêu đề nằm ngang.
– Axes: Thiết lập trục cho biểu đồ (Không sử dụng cho các biểu đồ hình quạt)
+ Axes: Nhấp chọn biểu tượng này bạn có thể thiết lập thuộc tính trục ngang và trục dọc của biểu đồ.
Đối với trục ngang bạn sẽ có thể có những lựa chọn như sau: None – Không sử dụng trục ngang, Show Left to Right Axis – Sử dụng trục ngang và sắp xếp các chỉ tiêu từ trái qua phải, Show Axis Without labeling – Sử dụng trục ngang nhưng không có nhãn chỉ tiêu, Show Right to Left Axis – Sử dụng trục ngan và sắp xếp chỉ tiêu từ phải qua trái.
Đối với trục dọc bạn sẽ có thể có những lựa chọn sau: None – Không hiển thị trục dọc, Show Default Axis – Hiển thị trục đứng như mặc định, Show Axis in thousands – Hiển thị trục đứng với giá trị đơn vị hàng nghìn so với giá trị hiện tại, Show Axis in millions – Hiển thị trục đứng với giá trị đơn vị hàng triệu so với giá trị hiện tại, Show Axis in Billions – Hiển thị trục đứng với giá trị đơn vị hàng tỷ so với giá trị hiện tại, Show Axis with Log Scale – Hiển thị trục đứng với giá trị đơn vị là Logarit cơ số 10 so với giá trị hiện tại.
+ Gridlines: Sử dụng các đường kẻ lưới để dóng sang các chỉ tiêu.
Như vậy chúng ta sẽ có các đường kẻ theo trục ngang và trục dọc.
Các đường kẻ trục ngang: Bạn có thể xem hình ảnh minh họa để sử dụng kiểu đường kẻ ngang thích hợp.
Các đường kẻ trục dọc: Tương tự các đường kẻ ngang, bạn có thể xem hình ảnh minh họa để sử dụng kiểu đường kẻ dọc thích hợp.
– Backgroud: Thiết lập các thay đổi cho nền của biểu đồ
– Analysis: Thiết lập các điểm nối trên các chỉ tiêu, tùy vào từng loại biểu đồ mà cách thiết lập Analysis khác nhau, tương ứng với những lọa biểu đồ đó các nút lệnh sẽ cho tác động tương ứng.
Ví dụ vẽ biểu đồ với bộ số liệu cho trước
Để có thể tìm hiểu chức năng này cụ thể hơn chúng ta tiến hành vẽ một biểu đồ với một bộ dữ liệu thống kê tình hình đỗ tốt nghiệp THPT của trường ABC qua các năm, dưới đây là bảng thống kê:
Năm | Học sinh đỗ tốt nghiệp (%) |
2001 | 70 |
2002 | 75 |
2003 | 95 |
2004 | 92 |
2005 | 95 |
2006 | 93.5 |
2007 | 40 |
2008 | 42 |
2009 | 70 |
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn biểu đồ
Với dữ liệu một chỉ tiêu như ví dụ bạn nên chọn biểu đồ hình khối, các khối ở đây là phần trăm học sinh tốt nghiệp và chúng thay đổi qua các năm.
Như vậy từ Tab Insert bạn nhấp chọn biểu tượng Chart.
Hộp thoại Chart Insert xuất hiện bạn chọn mẫu biểu đồ đầu tiên trong nhóm Column.
Nhấp Ok để bổ xung biểu đồ vào văn bản.
Bước 2: Hiệu chỉnh số liệu
Sau bước 1 màn hình Excel 2013 xuất hiện bạn sửa lại dữ liệu cho phù hợp như hình dưới đây:
Lưu ý: Gõ lại giá trị cho cột A và B, xóa hai cột C và D
Sau khi sửa xong bạn đóng của sổ Excel lại, chúng ta sẽ được một biểu đồ trên Microsoft Word 2013 như hình dưới đây:
Bước 3: Tinh chỉnh biểu đồ
Trước hết bạn để ý thấy tiêu đề biểu đồ không đúng chúng ta sẽ tiến hành sửa lại thành phần này. Bạn nhấp chuột vào phần tiêu đề của biểu đồ nhập lại nội dung như sau: “Biểu đồ biến động học sinh tốt nghiệp PTTH”.
Bạn để ý chỉ tiêu ở dạng hình cột tuy có đường Line dóng sang trục đứng nhưng chúng ta rất khó xác định giá trị chính xác của từng năm. Chúng ta sẽ tiến hành chèn thêm các giá trị của từng cột này. Để thực hiện bạn nhấp chọn biểu đồ sau đó tìm tới nhóm lệnh Labels trong Tab Layout.
Tiếp tục nhấp chọn biểu tượng Data Labels. Một danh sách các kiểu Data Labels xuất hiện bạn chọn mục Center.
Kết quả cuối cùng chúng ta có một biểu đồ hoàn chỉnh như hình dưới đây:
5.2.5. Chụp hình bằng Microsoft Word 2013
Đây là chức năng thường thấy trong các ứng dụng của Adobe tuy nhiên với Mricosoft Office thì nó mới chỉ xuất hiện ở phiên bản 2013. Bạn có thể sử dụng công cụ này theo các bước sau đây:
– Nhấp chọn biểu tượng Screenshot trên tab lệnh Insert
Một menu nhanh đổ xuống như hình dưới đây:
– Trong khùn Available Screen Shots là danh sách các hình ảnh đã chụp trước đó, bạn nhấp chọn mục Screen Clipping. Sau khi chọn xong màn hình Microsoft Word 2013 sẽ ẩn đi một màn trắng mờ bào phủ toàn màn hình máy tính.
Khi đó hình chuột của bạn sẽ đổi thanh hình dấu +, bây giờ hãy giữa vào kéo chuột trong khoảng mà bạn muốn chụp hình. Phần sáng trên màn hình chính là bức ảnh màn bạn đã chụp.
Sau khi thả chuột bạn sẽ thấy của sổ Microsoft Word 2013 xuất hiện và dán luôn hình ảnh mà bạn vừa chuột vào vị trí con trỏ hiện thời.
5.3. Chèn các đối tượng Text
Ngoài những hình ảnh bạn còn có thể chèn rất nhiều các đối tượng khác vào văn bản như các hộp Text, các WordArt, hay các đối tượng từ những ứng dụng khác,… Trong phần này chúng ta quan tâm đến nhóm lệnh Text trên Tab Insert.
5.3.1. Text Box
Là một khung chứa văn bản, ngoài việc thay đổi nội dụng bên trong bạn còn có thể tùy chỉnh thiết kế mầu sắc, nền cho các TextBox. Để thêm một TextBox vào văn bản bạn nhấp chọn biểu tượng này như hình dưới đây:
Danh sách các mẫu TextBox xuất hiện, hãy nhấp chuột để chọn mẫu cần chèn vào văn bản.
Sau khi lựa chọn một mẫu TextBox sẽ được chèn vào văn bản như hình trên, bạn có thể thay đổi nội dung cho TextBox để phù hợp với nội dung văn bản.
Nếu như không vừa ý với những mẫu có sẵn bạn nhấp chọn mục Draw TextBox để tự mình thiết kế những mẫu riêng.
Sau khi nhấp chọn mục này hình trỏ chuột của bạn trên văn bản sẽ đổi thành hình dấu +, bây giờ hãy giữ và kéo rồi thả chuột để vẽ TextBox trên văn bản ở những vị trí mà bạn mong muốn.
Sau khi vẽ xong con trỏ chuột sẽ nhấp nháy trong hộp TextBox bạn có thể gõ trực tiếp nội dung vào đó. Ví dụ kết hợp một số TextBox chúng ta sẽ được kết quả như hình dưới đây:
Định dạng các đối tượng TextBox
Để định dạng các đối tượng TextBox chúng ta sử dụng các nhóm lệnh như Shape styles, Text, Arrange, Size trên tab lệnh Format.
– Nhóm lệnh Shape Style
Có ý nghĩa tương tự như nhóm lệnh Style của Picture và Clip art, được dùng để thay đổi Style cho các đối tượng TextBox.
Danh sách Style: Thao tác tương tự như đã hướng dẫn phần thao tác với Picture và Clip art.
Ngoài các Style trong bảng liệt kê bạn có thể nhấp chọn mục Other Theme Fills để bổ xung một số Style đặc biệt.
Giải sử chúng ta chọn một Style cho những TextBox vừa thiết kế
Shape Fill: Thay đổi mầu nền cho các đối tượng TextBox. Sau khi lựa chọn Style bạn có thể nhấp chọn biểu tượng này để thay đổi mầu nền cho các đối tượng Shape.
Shape Outline: Thay đổi màu viền cho đối tượng Shape. Không những thay đổi mầu nền mà bạn còn có thể thay đổi mầu đường viền bao quay đối tượng Shape bằng cách sử dụng công cụ Shape Outline.
Shape Effects: Ý nghĩa tương tự như lệnh Effect trong phần Picture, bạn sử dụng công cụ này để tùy chỉnh các ứng dụng hình ảnh cho các đối tượng Shape.
Giả sử chúng ta thay đổi ứng dụng cho các TextBox
– Nhóm lệnh Text: Sử dụng nhóm lệnh này thao tác với nội dung Text trong các đối tượng TextBox.
– Align Text: Căn chỉnh vị trí nội dung Text trong đối tượng TextBox.
Nhấp chọn biểu tượng này bạn sẽ có 3 lựa chọn Top (Nội dung Text được căn lên đỉnh các đối tượng TextBox), Middle (Nội dung Text được căn giữa các đối tượng TextBox), Bottom (Nội dung Text được căn dưới đáy các đối tượng TextBox).
– Nhóm lệnh Arrange: Sử dụng các lệnh trong nhóm này để sắp xếp vị trí TextBox trên văn bản.
+ Position: Bạn có thể thiết lập vị trí cho TextBox trên trang văn bản bằng cách nhấp chọn biểu tượng Position. Một danh sách các vị trí được liệt kê trong menu nhanh.
Trong mục In line with Text là vị trí ban đầu của đối tượng TextBox, phía dưới trong mục With Text Wrapping cho phép bạn thiết lập các vị trí như mô tả trong hình minh họa, có thể là ở đầu trang, giữa hoặc cuối trang, ứng với nó là các vị trí bên phải, bên trái và ở giữa.
+ Wrap Text: Một trang văn bản thường chứa cả đối tượng TextBox và nội dung Text. Trên những văn bản đó bạn sẽ thấy lúc thì các đối tượng TextBox bên trái, lúc lại bên phải nội dung Text, hay có thể ở giữa bao quanh là nội dung Text của văn bản,… Để thiết lập được như vậy bạn nhấp chọn biểu tượng Wrap Text, một danh sách các kiểu Wrap Text sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn có thể nhấp chuột chọn một kiểu bất kỳ áp dụng cho đối tượng TextBox của mình.
+ Bring Forward: Hiển thị đối tượng TextBox lên trước các đối tượng khác, sử dụng công cụ này trong trường hợp có nhiều đối tượng xếp lên nhau.
+ Send Backward: Hiển thị đối tượng TextBox sau các hình ảnh khác, trường hợp sử dụng tương tự Bring Forward.
+ Align: Sử dụng công cụ này để căn chỉnh lề cho một hoặc nhiều đối tượng TextBox một lúc. Đầu tiên bạn hãy chọn một hoặc nhiều đối tượng TextBox cần căn lề giống nhau bằng cách giữ phím Ctrl và tích chọn lần lượt các đối tượng TextBox. Tiếp theo bạn nhấp chọn công cụ này trên thanh Ribbon, một danh sách các Align xuất hiện như hình ảnh dưới đây:
Nhấp chuột để chọn kiểu cần thiết lập.
+ Group: Ví dụ chúng ta có nhiều đối tượng TextBox riêng lẻ kết hợp với nhau tạo thành một biểu đồ hoàn chỉnh và yêu cầu đặt ra là phải di chuyển chúng đến một vị trí khác. Nếu phải di chuyển từng TextBox một sẽ tốn thời gian và có thể không đặt chúng đúng vị trí. Từ thực tế đó bạn có thể nhóm chúng lại với nhau thành một thể thống nhất, giúp cho việc di chuyển được dễ dàng và giữ nguyên được cấu trúc. Để thực hiện đầu tiên bạn hãy chọn danh sách đối tượng TextBox cần nhóm, tiếp theo nhấp chọn biểu tượng Group trên thanh công cụ, tiếp tục chọn lệnh Group.
Trường hợp muốn gỡ nhóm bạn nhấp chọn Ungroup.
+ Rotate: Xoay chiều TextBox, sử dụng công cụ này để đổi chiều cho các đối tượng TextBox trên văn bản. Đầu tiên hãy lựa chọn TextBox cần thao tác sau đó nhấp chọn biểu tượng Rotate trên thanh công cụ.
Trong danh sách bạn có thể thấy góc quay mà hình ảnh mô tả, nếu như không vừa ý bạn có thể chọn More Rotation Options… để thay đổi góc quay theo ý muốn.
+ Nhóm lệnh Size: Dùng để thay đổi kích thước của TextBox trên văn bản.
Shape height: Thiết lập chiều cao cho TextBox.
Shape width: Thiết lập độ rộng cho TextBox.
Lưu ý: Bạn có thể thay đổi kích thước của TextBox đơn giản hơn bằng cách nhấp chọn đối tượng TextBox cần thay đổi, di chuyển chuột tới các điểm cho phép thay đổi kích thước của TextBox, khi hình chuột đổi thành mũi tên hai chiều bạn giữ, kéo và thả ở vị trí cần thay đổi kích thước, có thể áp dụng cho chiều cao, độ rộng, hay đồng thời cả hai chỉ số này.
5.3.2. Chèn đối tượng WordArt
WordArt là đối tượng chữ hiệu ứng được sử dụng khi muốn trình nội dung dưới dạng chữ nghệ thuật.
Chèn WordArt vào văn bản
Để chèn WordArt vào văn bản bạn nhấp chọn biểu tượng này trong nhóm lệnh Text trên Tab Insert của thanh công cụ Ribbon.
Danh sách các mẫu chữ nghệ thuật xuất hiện như hình dưới đây:
Hãy nhấp chọn một mẫu bất kỳ để bổ xung vào văn bản
Nhập nội dung cho WordArt
Sau bước chọn thứ nhất một đối tượng được chèn vào văn bản với dòng chữ Your Text Here.
Để nhập nội đung cho WordArt bạn xóa dòng chữ này và nhập nội dung mình muốn thể hiện vào đó.
Để điều chỉnh Font chữ bạn thao tác như đã hướng dẫn ở các phần trước.
Hiệu chỉnh WordArt
Để hiệu chỉnh thuộc tính cho WordArt bạn nhấp chọn Tab Format tìm tới nhóm lệnh WordArt Styles.
– Quick Styles: Thay đổi kiểu chữ nghệ thuật mà không phải trở về Tab Insert
– Text Fill: Hiệu chỉnh mầu cho thân chữ, để thực hiện bạn nhấp chọn biểu tượng này, một bảng mầu xuất hiện như hình dưới đây:
Nhấp chuột để chọn mầu cần thiết lập cho thân chữ.
– Text Outline: Thiết lập mầu cho viền chữ, để thực hiện bạn nhấp chọn biểu tượng này trên thanh công cụ, một bảng mầu xuất hiện bạn nhấp chuột chọn mầu mà mình cần sử dụng.
– Text Effects: Ngoài việc lựa chọn kiểu chữ cho WordArt bạn còn có thể bổ xung những hiệu ứng rất đẹp, với nhiều cách thể hiện khác nhau bằng cách nhấp chọn công cụ Text Effects. Danh sách liệt kê các nhóm ứng dụng xuất hiện như hình dưới đây:
Di chuyển chuột tới nhóm chứa hiệu ứng cần sử dụng, nhấp chọn hiệu ứng cần thiết lập cho WortArt.
Lưu ý: Bạn có thể tùy chỉnh định dạng, hiệu ứng cho các đối tượng WordArt bằng cách nhấp chọn biểu tượng Format Text Effects ở dưới nhóm WordArt Style.
Hộp thoại Format Text Effects xuất hiện như hình dưới đây:
Trong hộp thoại này bạn cũng có thể thay đổi mầu sắc cho chữ, sử dụng các hiệu ứng,… Dưới đây là một ví dụ trình bay về WordArt
5.4. Biểu tượng và công thức toán học
Trong phần này chúng ta sẽ quan tâm tới nhóm lệnh Symbol, sử dụng nhóm lệnh này để thêm các biểu tượng và các công thức toán học vào nội dung văn bản.
5.4.1. Chèn các biểu tượng
Cách thực hiện
Nhấp chọn biểu tượng Symbol trên thanh công cụ Ribbon, một danh sách liệt kê các Symbol xuất hiện, hãy nhấp chuột để chọn biểu tượng cần chèn vào văn bản.
Nếu như chưa hài lòng với những biểu tượng trong danh sách bạn có thể nhấp chọn mục More Symbols… để có thêm sự lựa chọn. Hộp thoại Symbol xuất hiện như hình dưới đây, nó khá giống với hộp thoại Symbol ở các phiên bản trước của Microsoft Word. Trong hộp thoại này bạn có thể tự tìm cho mình những biểu tượng thích hợp để chèn vào nội dung văn bản.
5.4.2. Chèn công thức toán học
Cách thực hiện
Khi cần viết các công thức toán học trên Microsoft Word 2013 bạn nhấp chọn biểu tượng Equation trên thanh công cụ Ribbon. Một danh sách liệt kê các kiểu công thức xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn hãy nhấp chuột chọn tới dạng công thức phù hợp nhất với nội dung mà bạn dự định trình bày. Sau bước này một đối tượng Equation sẽ được chèn vào nội dung văn bản như hình dưới đây:
Lưu ý: Nếu không muốn sử dụng các mẫu có sẵn bạn nhấp chuột trực tiếp vào biểu tượng Equation, một đối trắng sẽ được chèn vào văn bản.
Tùy chỉnh
Để tùy chỉnh nội dung cho Equation bạn nhấp chịn Tab Design trên thanh công cụ Ribbon.
– Nhóm lệnh Tools:
+ Equation: Chọn mẫu Equation mà không cần trở lại Tab Insert
+ Profesional: Thể hiển công thức dưới dạng chuẩn
+ Linear: Viết dưới dạng các ký tự đơn giản
– Nhóm lệnh Symbols
Các biểu tượng cơ bản trình bày công thức được hiển thị trong khung này, để hiển thị toàn bộ các biểu tượng bạn nhấp chọn mũi tên trỏ xuống phía dưới cùng bên phải, danh sách đầy đủ các biểu tượng trong một nhóm sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Để truy cập vào các nhóm biểu tượng khác bạn nhấp chọn biểu tượng hình tam giác ở phía trên của danh sách này.
Nhấp chọn vào các nhóm để hiển thị hay không hiển thị những biểu tượng của nhóm đó ra danh sách (nhóm nào được đánh dấu thì những biểu tượng trong nhóm sẽ được hiển thị ra danh sách).
– Nhóm lệnh Structures: Nhóm lệnh này sẽ cho phép bạn nhập nội dung cho công thức của mình. Trong nhóm lệnh này các lệnh đều có hai kiểu như hình dưới đây:
Các công thức trong phần trên (Fraction) là các công thức rỗng, sau khi bổ xung vào văn bản bạn phải điền nội dung cho công thức, giả sử chúng ta chọn công thức ở biểu tượng thứ nhất.
Trong công thức rỗng này bạn nhấp chuột vào ô vung nhỏ của tử và mẫu để nhập nội dung cho công thức:
Dạng thứ hai là các công thức chứa sẵn nội dung ở nhóm dưới, khi chọn một công thức trong nhóm này một công thức với nội dung như mô tả sẽ được chèn vào văn bản tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sửa lại chúng.
Ngoài nhóm Fraction chúng ta còn rất nhiều nhóm công thức khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể để bạn có thể chọn cho mình một dạng công thức phù hợp
+ Script
+ Radical: Các công thức khai căn
+ Integral: Các công thức tích phân
+ Large Operator
+ Bracket
+ Function: Công thức về các hàm toán học
+ Accent
+ Limit and Log: Công thức về giới hạn (Lim) và logarit
+ Operator
+ Martrix: Công thức về ma trận
Bài cuối: Bài 6 – In ấn.
Rate this postTừ khóa » Chèn đối Tượng đồ Họa Vào Văn Bản Word 2007
-
Chèn đối Tượng đồ Hoạ - Hoàn Chân • Blog
-
Chèn đối Tượng đồ Họa Vào Văn Bản Word - Học Word Từ A - Z
-
Chèn Các đối Tượng đồ Họa Trong Office Word 2019 - Tin Học 88
-
CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA VÀO VĂN BẢN - Tài Liệu Text
-
Sử Dụng Các Công Cụ đồ Họa Của Microsoft Word 2007 | Báo Dân Trí
-
Thêm Bản Vẽ Vào Tài Liệu - Microsoft Support
-
Tạo đồ Họa SmartArt Từ đầu - Microsoft Support
-
Cách Thêm đồ Họa Vào Tài Liệu Word 2019
-
Cách Chèn, Thêm Clip Art Trong Word - Thủ Thuật
-
2 Cách Chèn ảnh Vào Word Từ Hình ảnh Có Sẵn, Online Chi Tiết
-
Cách Vẽ Sơ đồ Trong Word 2007, 2010, 2013, 2016, 2019 Siêu đơn ...
-
Cách Chèn Hình ảnh Vào Văn Bản Word - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Top 14 Chèn đối Tượng Shapes