Bài 58: Thực Hành Sử Dụng điều Chỉnh Radio Cassette - Giáo Án

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Giáo Án, Bài Giảng, Giao An, Bai Giang

Giáo Án

Tổng hợp giáo án, bài giảng điện tử phục vụ mục đích tham khảo

Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 58: Thực hành sử dụng điều chỉnh radio cassette

I. Mục tiêu:

1. Học sinh biết được các kiến thức cơ bản khi sử dụng điều chỉnh radio cassette 2. Học sinh thực hiện được việc sử dụng điều chỉnh các chức năng nghe, nge băng, ghi âm.

3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Một số Radio - Cassette thông dụng có kèm thuyết minh, hướng dẫn sử dụng (ví dụ : SONY CFS777S).

- Băng cassette : loại có thông tin và loại chưa có thông tin (băng trắng).

 

doc28 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2848 | Lượt tải: 0download Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 58: Thực hành sử dụng điều chỉnh radio cassette, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênBài 58: thực hành sử dụng điều chỉnh radio cassette Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết được các kiến thức cơ bản khi sử dụng điều chỉnh radio cassette 2. Học sinh thực hiện được việc sử dụng điều chỉnh các chức năng nghe, nge băng, ghi âm.. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Một số Radio - Cassette thông dụng có kèm thuyết minh, hướng dẫn sử dụng (ví dụ : SONY CFS777S). - Băng cassette : loại có thông tin và loại chưa có thông tin (băng trắng). - Nguồn ổn áp AC và DC. - Micro 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 71 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: - Đọc kĩ tài liệu hướng dẫn sử dụng để tìm hiểu đặc tính kĩ thuật (công suất tiêu thụ, nguồn điện, dải tần...), các tính năng căn bản của máy (nghe radio, nghe băng, ghi âm...). - Biết được tính năng tác dụng của các công tắc, nút điều chỉnh, lỗ cắm thông qua kí hiệu, ý nghĩa chỉ dẫn có trên mặt máy. - Kiểm tra chuyển mạch nguồn điện để vặn về vị trí thích hợp với mức điện áp nguồn nơi sử dụng. Nếu máy không có chuyển mạch nguồn mà chỉ dùng một nguồn điện áp cố định (các máy nội địa Nhật dùng mức AC 100 vôn), thì phải có bộ đổi điện để điện áp thích hợp với máy. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Gv nêu yêu cầu: thao tác với tính năng nghe radio: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. * Gv lưu ý học sinh: - Để thu tín hiệu tốt hơn : xoay anten đối với đài FM và xoay máy với đài MW. Kéo anten thẳng đứng với đài SW. - Để máy hoạt động tốt ở tính năng nghe radio không nên đặt máy gần tivi. Gv nêu yêu cầu: thao tác với tính năng nghe băng: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv lưu ý học sinh: - Không nên nhấn nút PLAY, FF, REW ở ổ băng khác trong khi đang phát vì điều này sẽ làm cho máy hoạt động ở trạng thái vượt quá mức ổn định cho phép. Gv nêu yêu cầu: thao tác với tính năng ghi âm (ổ B) * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv lưu ý học sinh: - Để kết quả ghi tốt nhất, các em hãy sử dụng nguồn điện AC. - Việc điều chỉnh âm lượng hoặc hiệu ứng âm sắc sẽ không ảnh hưởng đến mức ghi. - Không nên nhấn nút PLAY, FF, REW ở ổ A trong khi đang ghi âm vì điều này sẽ làm cho máy hoạt động ở trạng thái vượt quá mức ổn định cho phép. - Trước khi ghi âm hãy kiểm tra miếng nhựa bảo vệ ở đáy băng cassette, nếu miếng nhựa này gãy sẽ không nhấn được nút REC. Gv nêu yêu cầu: Thao tác với tính năng ghi sang băng (ổ A đến ổ B) Gv lưu ý học sinh: - Để kết quả ghi tốt nhất, hãy sử dụng nguồn điện AC. - Việc điều chỉnh âm lượng hoặc hiệu ứng âm sắc sẽ không ảnh hưởng đến mức ghi. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: a) Thao tác với tính năng nghe radio Bước 1 : Đặt công tắc FUNCTION (công tắc chuyển trạng thái radio hoặc cassette) ở vị trí RADIO. Bước 2 : Đặt công tắc BAND (công tắc cho các băng sóng radio) ở vị trí băng tần muốn nghe. Ví dụ : có thể chọn các băng tần FM, SW1, SW2, MW... Bước 3 : Dùng nút TUNING (nút dò tần số radio) dò đến đài muốn nghe. Nếu dò đài ở băng tần SW, có thể sử dụng thêm nút FINE TUNING (nếu có) để thu được tín hiệu tốt hơn. Bước 4 : Điều chỉnh các chiết áp VOLUME (âm lượng), chiết áp GRAPHIC EQUALIZER (hiệu ứng âm sắc) để nghe được âm thanh chất lượng tốt. Bước 5 : Tắt radio : đặt công tắc FUNCTION ở vị trí TAPE/RADIO OFF. b) Thao tác với tính năng nghe băng Bước 1 : Đặt công tắc FUNCTION ở vị trí TAPE/RADIO OFF. Bước 2 : Đặt một băng có chương trình vào ổ A hoặc B. Bước 3 : Nhấn nút PLAY. Bước 4 : Điều chỉnh các chiết áp VOLUME (âm lượng), chiết áp GRAPHIC EQUALIZER (hiệu ứng âm sắc) để nghe được âm thanh chất lượng tốt. Bước 5 : Ngừng phát bấm nút STOP/EJECT, tạm ngừng bấm nút PAUSE (nhấn nút này lần nữa sẽ phát trở lại), tua băng nhanh bấm nút FF, tua ngược băng bấm nút REW. c) Thao tác với tính năng ghi âm (ổ B) Bước 1 : - Ghi từ radio : dò đến đài muốn ghi âm. - Ghi âm từ micrô có sẵn trong máy : đặt công tắc FUNCTION ở vị trí TAPE/RADIO OFF. Bước 2 : Đặt một băng trắng vào ổ B. Bước 3 : Nhấn nút REC. Bước 4 : Ngừng ghi bấm nút STOP/EJECT, tạm ngừng bấm nút PAUSE (nhấn nút này lần nữa sẽ ghi trở lại). d) Thao tác với tính năng ghi sang băng (ổ A đến ổ B) Bước 1 : Đặt nút FUNCTION ở vị trí DUBBING. Bước 2 : Ghi âm tốc độ nhanh : Nhấn nút HIGH SPEED DUBBING ở vị trí ON. - Ghi âm tốc độ bình thường : Nhấn nút HIGH SPEED DUBBING ở vị trí OFF. Bước 3 : Đặt một băng đã có chương trình vào ổ A và một băng trắng vào ổ B. Bước 4 : Nhấn nút PAUSE rồi sau đó nhấn nút PLAY trên ổ A. Bước 5 : Nhấn nút REC trên ổ B. Bước 6 : Ngừng ghi bấm nút STOP/EJECT trên ổ A và B. 4. Tổng kết: a) Kiểm tra hoàn thành công việc : - Sử dụng, điều chỉnh các tính năng nghe radio, nghe băng, ghi âm của radio - cassette đúng các bước thực hiện, an toàn kĩ thuật. b) Các nhóm báo cáo : * Kết quả thực hiện công việc. * Thời gian hoàn thành công việc. - Biết được các kiến thức cơ bản khi sử dụng, điều chỉnh radio - cassette. - Thực hiện việc sử dụng điều chỉnh các tính năng của radio - cassette đúng các bước thực hiện. - Thời gian hoàn thành công việc 60 phút. 5. Đánh giá: - Biết cách sử dụng điều chỉnh radio cassette - sử dụng điều chỉnh các chức năng nghe, nge băng, ghi âm.. Bài 59: thực hành - phân tích sơ đồ nguyên lí Radio - Cassette Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết được cách phân tích sơ đồ nguyên lí của radio cassette. 2. Học sinh thực hiện được việc phân tích sơ đồ nguyên lí của radio cassette. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Một số Radio - Cassette thông dụng có kèm thuyết minh, hướng dẫn sử dụng (ví dụ: SHARP GF A10 Z). - Băng cassette : loại có thông tin và loại chưa có thông tin (băng trắng). - Nguồn ổn áp AC và DC. - Micro 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 59 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: a. Phần Radio - sử dụng nguyên lí theo kiểu đổi tần. Máy có thêm băng sóng FM có hai khối đổi tần riêng biệt. - Khuếch đại trung tần vẫn được dùng chung. Trung tần của băng AM là 465 kHz hoặc 455 kHz, FM là 10,7 MHz. - Sau tách sóng điều biên (AM) và tách sóng điều tần (FM) tín hiệu âm tần được đưa tới khối khuếch đại âm tần dùng chung với phần cassette. b. Phần cassette - Có một hoặc hai cửa băng, mỗi cửa băng có hai đầu từ : đầu từ hỗn hợp dùng chung cho cả ghi và phát, đầu từ xoá dùng để xoá băng. - Mạch khuếch đại khi ghi và khi phát được dùng chung trong mạch khuếch đại hỗn hợp. - Chuyển mạch S1 dùng để xác lập chế độ làm việc : ghi hay phát. Chế độ ghi : Rec (R), Chế độ phát : Play (P). - Chuyển mạch S2 xác định chế độ làm việc của radio hay cassette. - Khối cơ gồm có mô tơ, đầu từ v.v.. Hệ thống cơ khí giúp cho băng từ chuyển động đúng theo các chế độ : phát (play), ghi (Rec), tua băng xuôi (Fast forward), tua băng ngược (Rewind). ở chế độ tua băng, hệ thống cơ khí không cho băng áp sát đầu từ để tránh ma sát. c. Phần chung - Mạch điều chỉnh âm lượng (volume), âm sắc (tone) được mắc trong mạch khuếch đại phát. - Khối nguồn gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp để cung cấp dòng điện một chiều, điện áp cho máy làm việc. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2.Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Gv nêu yêu cầu: thao tác với tính năng nghe radio: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. * Gv lưu ý học sinh: Để máy hoạt động tốt ở tính năng nghe radio không nên đặt máy gần tivi. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Các bước thực hiện: Bước 1 : Tìm hiểu đặc tính kĩ thuật của máy. Bước 2 : Phân tích lược đồ phần radio. Bước 3 : Phân tích lược đồ phần cassette. Bước 4 : Phân tích lược đồ phần nguồn. Bước 5 : Dùng bút dạ kẻ đậm vào sơ đồ nguyên lí đường cấp điện cho các phần chính. Bài tập minh hoạ Nguồn tiếp điện : ã AC 110 - 127/220 - 240V, 50/60 Hz ã DC 9V Công suất : ã PMPO (công suất âm nhạc đỉnh) : 35W (17,5W+17,5W). ã MPO : 8W (4W+4W). ã RMS (hiệu dụng) : 4,6W(2,3W+2,3W). Loa trầm : 12cm, loa bổng : 2cm. Tổng trở nhập (Input Impedance) : mic rô bên ngoài 600W Tổng trở gánh (xuất) : Headphonnes 8W - 25W. Kích thước : 550mm. 220mm. 130mm. Trọng lượng : 3,6kg kể cả PIN. RADIO : 4băng sóng ã FM : 87,6 MHz - 108 MHz. ã MW : 526,5 kHz - 1606,5 kHz. ã SW1 : 2,3 MHz - 7,3 MHz. ã SW2 : 7,3 MHz - 22 MHz. CASSETTE : ã Đầu từ hỗn hợp (RP/HEAD) : 01. ã Đầu từ xoá (Erase) : 01. ã Động cơ : 01. IC dùng trong máy : ã IC1 - FM FRONT END : BA4402. ã IC2 - FM IF/AM CIRCUIT : AN7224. ã IC3 - FM MPX : TAA7242P. ã IC101 - PRE/REC AMP : M51164L. ã IC 201 - POWER AMP : BA5406. b) Phân tích lược đồ phần radio BAND SELECTOR (SW1) : bộ giao hoán đổi băng SW1 gồm 6 công tắc 4 vị trí (FM, MW, SW1, SW2) như sau : ã SW1 - A : đổi mạch vào của an ten (băng FM, SW2). ã SW1 - B : đổi mạch LC chọn đài từ an ten (MW, SW1, SW2). ã FM IF : từ FM IF T(T1) qua lọc CF1, trung tần FM vào chân 7 để khuếch đại tại mạch AM/FM IF AMP (khuếch đại AM/FM chung), vào một tầng FM IF AMP nữa rồi mới qua mạch tách sóng trực pha (FM QUAD) sau đó tín hiệu AF đến AF AMP trước khi ra tại chân 13 của IC này. Bộ 220pF - 470W là mạch giải nhấn tín hiệu tần số cao trong AF sau khi tách sóng FM. Chân 12 mắc mạch cộng hưởng FM DET. c) Phân tích lược đồ phần cassette Bộ giao hoán ghi phát SW102 (REC/PLAY SW) : gồm một loạt công tắc 2 vị trí (R - P) cùng chung trục như nhau (trong sơ đồ những công tắc này ở vị trí P. ã SW102 - A : ở vị trí R đưa nguồn Vcc từ cực E Q103 vào đầu xoá để xoá băng (xoá bằng DC), vị trí P không dùng. ã SW102 - B : ở vị trí P đưa tín hiệu AF từ micrô vào cực B Q401 để khuếch đại ; ở vị trí R mạch tín hiệu ghi từ micrô sẽ đi song song theo hai đường : 1 đường qua SW102. d) Phân tích lược đồ phần nguồn Sử dụng nguyên lí chỉnh lưu cầu. Cách phân tích đã được nói tới trong bài 11. 4. Tổng kết: a) Kiểm tra hoàn thành công việc : - Trên bản vẽ nguyên lí các đường cấp điện cho phần chính được kẻ đậm bằng bút dạ. b) Các nhóm báo cáo : ã Kết quả thực hiện công việc. ã Thời gian hoàn thành công việc. 5. Đánh giá: Biết được cách phân tích sơ đồ nguyên lí của radio - cassette. Thực hiện được việc phân tích sơ đồ nguyên lí của radio - cassette SHARP GF - A10Z. Thời gian hoàn thành công việc 60 phút. Bài 60: thực hành tìm hiểu cấu trúc Radio - Cassette Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết được cấu trúc của radio cassette. 2. Học sinh thực hiện được việc tìm cấu trúc của radio cassette SHARP GF A10 Z. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Một số Radio - Cassette thông dụng có kèm thuyết minh, hướng dẫn sử dụng (ví dụ: SHARP GF A10 Z). - Băng cassette : loại có thông tin và loại chưa có thông tin (băng trắng). - Nguồn ổn áp AC và DC. - Micro 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 60 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp ráp của máy gồm: a. Phần Radio b. Phần cassette c. Phần chung 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2.Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Gv nêu yêu cầu: thao tác phân tích sơ đồ nguyên lí máy. * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Các bước thực hiện: Bước 1 : Phân tích sơ đồ nguyên lí máy. Bước 2 : Mở nắp máy bằng tuavit, dụng cụ Bước 3 : Xác định vị trí linh kiện, đường cấp điện, đường tín hiệu trên bo mạch theo sơ đồ nguyên lí của phần radio, phần cassette, các linh kiện tích cực như IC và tranzito Bước 4 : Kết thúc công việc. Thu dọn dụng cụ. 4. Tổng kết: a)Kiểm tra hoàn thành công việc : Xác định được vị trí linh kiện, đường cấp điện, đường tín hiệu trên bo mạch theo sơ đồ nguyên lí của phần radio, phần cassette. b) Các nhóm báo cáo : - Kết quả thực hiện công việc. - Thời gian hoàn thành công việc. 5. Đánh giá: - Biết được cấu trúc (vị trí các linh kiện trong máy) của Radio - cassette. - Thực hiện được việc tìm hiểu cấu trúc của radio - cassette SHARP GF - A10Z. - Thời gian hoàn thành công việc 60 phút. Bài 61 thực hành - Phán đoán hư hỏng thường gặp Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết được cách định hướng phán đoán hư hỏng theo sơ đồ khối của radio cassette. 2. Học sinh biết được các hiện tượng hư hỏng thường gặp để xác định phương pháp sữa chữa thích hợp. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Một số Radio - Cassette thông dụng có kèm thuyết minh, hướng dẫn sử dụng (ví dụ: SHARP GF A10 Z). - Băng cassette : loại có thông tin và loại chưa có thông tin (băng trắng). - Nguồn ổn áp AC và DC. - Micro 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 61 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Định hướng phán đoán hư hỏng Quan sát phân tích sơ đồ - Muốn sửa chữa được radio - cassette thuận lợi dễ dàng, ta phải hiểu được chức năng, nhiệm vụ của các khối, hoạt động cụ thể của các mạch điện, hay nói cách khác ta phải có kĩ thuật quan sát sơ đồ a) Đường tín hiệu chính, các khối chính - Đường tín hiệu chính là tất cả những nơi mà tín hiệu vào đầu tiên đi ngang qua để ra ở ngõ ra cuối cùng, hay đường tín hiệu chính được cấu tạo bởi nhiều tầng nối tiếp với nhau. b) Đường tín hiệu phụ, các tầng phụ: - Đường tín hiệu phụ là những nơi mà các tầng phụ cung cấp tín hiệu phục vụ cho khối chính để khối chính hoàn thành nhiệm vụ. Các tín hiệu phụ hoàn toàn không phải là tín hiệu vào đầu tiên được chuyển đổi, cũng không nhất thiết luôn phải có, mà chỉ có khi một khối chính nào đó yêu cầu. c) Đường cấp điện: Là đường cung cấp các mức điện một chiều khác nhau (+ 6V, + 9V...) cho các bộ phận của radio - cassette. Thông thường điện áp một chiều B+ được phân phối đến các tầng bằng các mạch điện trở giảm áp, mạch lọc, mạch ổn áp... d) Phần phụ trợ Căn bản tìm hỏng ã Khối chính hỏng làm tín hiệu không đi qua được. ã Tầng phụ không cung cấp được tín hiệu phụ cho tầng chính khiến tầng chính không hoạt động đúng chức năng. ã Mất đường cấp điện chính cho khối. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2.Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Gv nêu yêu cầu: thao tác phân tích sơ đồ nguyên lí máy. * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. Lưu ý : Khi xác định các hư hỏng của radio - cassette ngoài các công việc quan sát, phân tích sơ đồ, và để nhanh chóng tìm được chỗ hỏng, tránh thực hiện các bước kiểm tra lan man, ta cần định hướng khoanh vùng, loại trừ để thu hẹp dần khu vực gây hỏng theo nguyên tắc : phần, khối, tầng, mạch, linh kiện 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Các bước thực hiện: Bước 1 : kiểm tra nguồn B+. Bước 2 : khai thông đường tín hiệu chính. Bước 3 : Kiểm tra các tầng phụ. - Khi kiểm tra tầng chính nào đó mà có tín hiệu phụ đi vào thì ta phải kiểm tra sự hiện diện của tín hiệu phụ này trước rồi mới kiểm tra tầng chính sau. Ví dụ : Kiểm tra tầng dao động nội xem có dao động không rồi mới kiểm tra tầng đổi tần. Bước 4 : Kiểm tra các phụ trợ. Khi tín hiệu vào đầu tiên đã ra ở ngõ ra cuối cùng nhưng có thể tín hiệu cũng chưa thật tốt (âm thanh rè, ngẹt), ta kiểm tra nốt các mạch phụ trợ để giúp máy hoạt động tốt hơn. . 4. Bài tập minh hoạ Lập định hướng phán đoán hiện tượng hỏng sau : âm thanh một vế loa không hoạt động (giả sử loa tốt). Phân tích : âm thanh một vế loa không hoạt động trong cả hai chế độ radio và cassette thì theo sơ đồ khối nguyên nhân hỏng có thể tại một vế khuếch đại của khối khuếch đại công suất (giả thiết khối điều chỉnh tốt). Ta từng bước kiểm tra để phán đoán : Bước 1 : Kiểm tra điện áp cấp cho IC khuếch đại công suất Nếu có đúng trị số : nguồn tốt. Nếu không : nguyên nhân có thể hỏng mạch chỉnh lưu, mạch lọc, đường cấp điện... Bước 2 : Khai thông tín hiệu. Nếu có : IC tốt. Nếu không : nguyên nhân có thể hỏng IC, các linh kiện R, C của mạch IC Bước 3 : Kiểm tra các phụ trợ. Nếu âm thanh tốt : công việc hoàn thành. Nếu chất lượng âm thanh kém : nguyên nhân có thể do các mạch lọc tần số, mạch hồi tiếp Bài 62 Thực hành - sửa chữa mạch nguồn Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết phân tích được mạch nguồn của radio cassette. 2. Học sinh thực hiện dược việc sữa chữa mạch nguồn 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Radio - cassette SONY CFS777S hỏng mạch nguồn hoặc giáo viên đánh pan. - Linh kiện thay thế : biến áp nguồn, điốt, cầu chì, điện trở, tụ điện... - Vật liệu tiêu hao : thiếc, nhựa thông. - Dụng cụ : đồng hồ vạn năng, mỏ hàn, ống hút thiếc, panh, tôvít các loại, dùi nhọn... - Bản vẽ : sơ đồ lắp ráp, sơ đồ nguyên lí mạch nguồn Radio - cassette SONY CFS777S. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 62 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: F901 F902 AC220V~240V AC110V~127V Batteries D2 D3 D4 D1 C2 C1 C3 C4 C5 + Sơ đồ nguyên lí mạch nguồn radio – cassette Sony CFS777S. - Biến áp nguồn sơ cấp có các mức điện vào từ 110V đến 240V được điều chỉnh phù hợp với mạng điện sử dụng nhờ công tắc chuyển mạch. - Điốt chỉnh lưu : D1, D2, D3, D4 (1N5401). - Tụ bảo vệ điốt : C1, C2, C3, C4 (223). - Tụ lọc san bằng : C5 (1000mF/25V). - Mạch nguồn của radio - cassette SONY CFS777S chính là mạch chỉnh lưu cầu có lọc san bằng. Toàn bộ khối nguồn được lắp đặt gọn trên một bo mạch riêng, nguồn DC tới bo mạch chính nhờ jắc nối. Sơ cấp và thứ cấp của biến áp có các cầu chì F901 và F902 bảo vệ. 3.Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2.Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Gv nêu hiện tượng : Radio - cassette hỏng mạch nguồn, tất cả các chức năng không hoạt động. Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. Gv lưu ý: - Một số máy lắp điện trở nhiệt bên trong biến áp, khi máy hoạt động không bình thường sẽ sinh nhiệt gây đứt điện trở này và làm hở mạch sơ cấp biến áp, do vậy ngoài bước trên cũng cần kiểm tra thật kỹ. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Các bước thực hiện: Bước 1 : - Không cấp điện cho máy, quan sát, phân tích sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp ráp với linh kiện trên bo mạch. - Thay thế linh kiện, xử lí các hiện tượng hỏng (nếu có) bằng ống hút thiếc và mỏ hàn. - Tháo Jắc nối từ nguồn lên bo mạch chính. Bước 2 : - Kiểm tra nguội mạch sơ cấp biến áp. - Đồng hồ vạn năng thang đo W, đo hai đầu phích cắm điện AC, nếu : = 0 W : chập mạch sơ cấp biến áp, nếu cắm điện sẽ đứt cầu chì F902. Giá trị W = Ơ W : đứt mạch dẫn điện hoặc sơ cấp biến áp đứt. ằ 60 W : mạch sơ cấp biến áp tốt. Bước 3 : - Kiểm tra mạch thứ cấp biến áp. - Tháo cầu chì F901, cắm điện cho biến áp. Quan sát ở trạng thái không tải nếu biến áp không nóng, không kêu là được. Bước 4 : - Kiểm tra mạch chỉnh lưu. Bước 5 : - Đồng hồ vạn năng thang đo W xác định điốt đứt. Tháo điốt bằng mỏ hàn, ống hút thiếc hoặc dây nhiều sợi. Trước khi tháo xác định chính xác vị trí cực + (anốt) của điốt. Bước 6 : - Hàn điốt tốt vào mạch bằng mỏ hàn. Bước 7 : - Kết thúc công việc, vệ sinh làm sạch các mối hàn trên bo mạch. - Thu dọn dụng cụ. 4. Tổng kết: Kiểm tra hoàn thành công việc : Đo điện áp một chiều tại hai đầu tụ lọc nguồn ở trạng thái không tải, nếu nguồn tốt sẽ có mức điện ằ 18 V. ã Cắm jắc nối đường cấp điện DC lên bo mạch chính, đo điện áp một chiều tại hai đầu tụ lọc nguồn ở trạng thái có tải, nếu nguồn tốt sẽ có mức điện ằ 12 V. ã Mở máy, các chức năng radio và cassette được cấp điện hoạt động tốt. Các nhóm báo cáo : ã Kết quả thực hiện công việc. ã Thời gian hoàn thành công việc. 5. Đánh giá - Biết cách phân tích mạch nguồn radio - cassette. - Hoàn thành việc sửa chữa mạch nguồn radio - cassette SONY CFS777S với đầy đủ các bước. - Thời gian hoàn thành công việc 60 phút. Bài 63 thực hành - Sửa chữa mạch khuếch đại công suất Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết phân tích được mạch khuếch đại công suất của radio cassette. 2. Học sinh thực hiện dược việc sữa chữa mạch khuếch đại công suất. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Radio - cassette JVC - PC - W100 hỏng mạch khuếch đại công suất hoặc giáo viên đánh pan. - Linh kiện thay thế : IC TA 7233P, điện trở, tụ điện các loại. - Vật liệu tiêu hao : thiếc, nhựa thông. - Dụng cụ : mỏ hàn, ống hút thiếc, dây bọc kim nhiều sợi, kìm, tô vít các loại, panh, dùi nhọn... - Thiết bị : máy hiện sóng, máy phát sóng âm tần, đồng hồ vạn năng. - Bản vẽ : sơ đồ lắp ráp, sơ đồ nguyên lí radio - cassette JVC – PC - W100. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 63 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: - Trong các radio - cassette hiện nay, khối khuếch đại công suất (KĐCS) rất ít máy sử dụng mạch rời rạc mà thường dùng các IC 11,6V 6V 6,5V 0,6V 0 0 0 0,6V 0 6V 11,6V 12V 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TA 7233P C1 C16 C2 R1 C4 C6 C7 C9 C11 C3 C5 C8 C10 C12 C13 C14 C15 R2 R3 R4 R5 R6 R.in L.in +E - mạch khuếch đại công suất stereo hai kênh, tín hiệu kênh R và kênh L được đưa vào chân 5 và 7 qua tụ C7 và C9. - Điện áp ra lấy từ chân 2 và 10 qua tụ C1 và C16. Điện áp nguồn +12V đưa vào chân 12. Chân nối masse(- nguồn) đưa vào chân 6 và 9. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2.Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Gv nêu hiện tượng : Radio - cassette hỏng mạch khuếch đại công suất, âm thanh không ra loa. Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. Gv lưu ý học sinh: * Lưu ý hs : que đỏ của đồng hồ vạn năng (- pin) đặt vào vị trí âm, que đen (+ pin) đặt vào vị trí dương của tụ. * Lưu ý : So sánh kết quả đo được với dòng tĩnh tiêu chuẩn của máy để kết luận. Thao tác đo nhanh, nếu máy bị chập dòng rất lớn phải bỏ que đo ra ngay để bảo vệ đồng h

File đính kèm:

  • docdien tu 4.doc
Giáo án liên quan
  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 15 - Tiết 30: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

    4 trang | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 1 - Bài : Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

    74 trang | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0

  • Đề tài Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong

    16 trang | Lượt xem: 6458 | Lượt tải: 3

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 16 – Tiết 16 - Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính

    5 trang | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 1 - Bài 1 : Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (Tiết 1)

    110 trang | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo

    19 trang | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 17 - Công nghệ cắt gọt kim loại (tiết 2)

    16 trang | Lượt xem: 10229 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 1 - Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (tiết 16)

    101 trang | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Kiểm tra ( thời gian 45 phút) (tiếp)

    6 trang | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Kiểm tra 45 phút

    2 trang | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.vn - Các bài soạn văn mẫu tham khảo - Thủ Thuật Phần Mềm - PDF

ThuVienGiaoAN.vn on Facebook Follow @ThuVienGiaoAN

Từ khóa » Sửa Mạch Radio