SỬA RADIO CASSETTE THEO KINH NGHIỆM TẾ
Có thể bạn quan tâm
Chào các bạn trẻ!
Mình viết bài nầy xin tặng cho các bạn mới vào nghề sửa chữa điện tử.
Thông điệp:Mình muốn gởi thông điệp nầy cho các bạn vì con đường sửa chữa điện tử mình đã đi wa rồi:
Bước vào nghề sửa chữa điện tử bạn phải chiệu mài mò,kiên nhẩn,tư duy tương đối vửng chắc(suy nghỹ logic),tánh tình phải nguội mới hy vọng đạt kết quả .
Mình nhận thấy có rất nhiều bạn đến trường lớp học rất nhiều khoá nhưng gặt hái kết quả trong thực tế rất ít .Nay mình mở chủ đề SỬA RADIO CASSETTE THEO KINH NGHIỆM THỰC TẾ để giúp phần nào cho các bạn đi xác vào thực tế hơn.
Trong 1 cái Radio Cassette có tất cả 6 phần: Dàn cơ,Bộ nguồn,Công suất âm thanh(Amply),Tiền khuếch đại âm thanh (Preamply),Trung tần ( IF ),Cao tần( RF).
Mình hướng dẫn cho các bạn từ dể trước nhe các bạn.:
I/Dàn cơ Cassette:
Muốn lấy tín hiệu âm thanh đạt chất lượng trên cuồn băng Cassette phải nhờ đến dàn cơ chạy với tốc độ nhất định.
Cấu tạo: moteur,linh kiện cuốn băng và linh kiện tự động.
Mình hướng dẫn cho bạn sửa từng phần nhe!
A/Moteur:
Tiếng ra nhanh quá,chậm quá or lúc nhanh lúc chậm (âm thanh hát nhựa).
*/Bạn chỉnh thử biến trở điều tốc:
-Nếu có tác dụng nhưng ko đạt kết quả tốt: Tạm thời xác định moteur còn tốt,kiểm tra các phần khác(Có khả năng cơ chạy nặng wa làm cho điện thế điều khiển moteur nằm ngoài tầm kiểm soát của linh kiện Regu(điều tốc).
-Trái ý trên moteur hư chắc cú.
*/Nếu bạn gặp loại motuer 4 dây hư thì khó sửa nhe bạn :
-Bạn mua cái mới 4 dây thay vào chưa ắc chạy chính xác.Đừng lo để mình hướng dẩn cho bạn trị loại nầy:
Trong ruột mt có 2 linh kiện:mạch điện tử và 2 chổi than.
-Nếu hư mạch điện tử bạn nên sửa nó(thường hư IC) thay IC mới đúng số nhe bạn.
-nếu hư chổi than:Làm vệ sinh,thay nguyên cái mt khác giử lại mạch điện tử củ(cái mới phải giống điện thế cái củ nhe bạn)
*Gặp khách khó tánh muốn bảo vệ Zin cái máy thì làm cách trên còn ko thì bạn độ lại moteur 2 dây cũng đc.
Bạn bỏ 2 dây điều tốc giử lại 2 dây nguồn ==> xong.
B/linh kiện cuốn băng:
Cái nầy ko cần kiến thức điện tử vẫn sửa đc, bạn chỉ cần suy nghỹ logic là đc.
Mình gợi ý nhiệm vụ từng phần rồi bạn tự làm nhé:
*/Khoảng cách sợi băng từ bánh xe ép băng đến trục cuốn băng phải có độ vùn tương đối(ko vùn quá và ko căn quá)(Ý nầy rất quan trọng)
*Bánh xe ép băng kết hơp bánh trớn tiếp lực từ moteur dùng để kéo băng.
*Trục cuốn băng cái nào cũng có linh kiện điều chỉnh tốc độ cuốn băng (có rất nhiều dạng bạn tự tìm hiểu nhé).
Chú ý: Bạn chỉ cần nắm 3 ý trên và suy nghỹ kỷ chắc cú bạn sửa dàn cơ đc.
C/linh kiện tự động:
Để bảo vệ cho băng ko hư và tiện lợi cho ngưởi sử dụng,linh kiện auto stop(tự động tắt) có 2 loại:Tự động bằng cơ khí và tự động bằng điện tử.
1/Tự động cơ khí:
Có 2 cách sử dụng lực của dàn cơ điều khiển auto stop:
a/Sử dụng sức căn của băng: Người ta gắn cái lưỡi gà đè trên sợi băng:
-Khi băng chạy bình thường , sợi băng có độ vùn thì lưỡi gà nầy ko tác dụng.
-Khi hết băng nhờ bánh xe ép băng tạo ra lực căng băng giữa trục xã và bánh xe ép băng làm cho lưỡi gà tự động đá lên chuyền qua các linh kiện khác tác dụng tới nút stop để tắt máy.
Cái nầy có khuyết điểm khi hư mạch tự động băng thường bị rối.
b/Sử dụng trục cuốn băng: Cách nầy ưu việt hơn nhiều.
Vì lý do nào đó trục cuốn băng ko cuốn băng đc nhưng trục cuốn băng dẫn quây.Ngưới ta lợi dụng vào cái nầy để gắn thêm linh kiện tự động tắt.(có rất nhiều dạng các bạn tự tìm hiểu nhé!)
2/Tự động bằng điện tử:
Máy nào tự động bằng điện tử phải có Rờle để điều khiển nút Stop.
Có nhiều loại mạch nhưng đa số lợi dụng động tác trục cuốn băng đứng nhận lịnh từ đây để điều khiển mạch điện tử ra lịnh cho rơle đóng tác dụng vào nút stop.
D/TÌM PAN DÀN CƠ:
*/ Tiếng nhỏ:Lấy đủa đo quẹt tại 2 mối đầu từ.Có tín hiệu ra loa lớn thì Dơ or mòn đầu từ(thường ra âm thanh bass nhiều,thiếu tress).Trái ý trên ==>hư mạch điện tử.
*/Âm thanh nhựa==>Kiểm tra dây curo,Bánh ép băng dơ or chai,moteur yếu or thiếu Volt,trục cuốn băng quá lực(cho máy chạy tay giử trục cuốn băng phải có độ trược)
*Âm thanh hát nhanh:Moteur hư mạch regu(điều tốc),Bánh xe ép tiếp xúc bánh trớn ko tốt.
*/Âm thanh lúc lớn lúc nhỏ:lý do dây băng chạy ngang wa đầu từ bị thay đổi (Cái nầy khó nhe bạn)
-Lúc máy chạy bạn kèm trục cuốn băng lại nếu hết pan thì do lực cuốn băng quá mạnh(Khoảng dây băng giữa bánh ép và banh cuốn quá căn)==>Kiểm tra độ trược của bánh cuốn băng.
-Bánh xe ép băng mòn ko đều.
-Moteur hư mạch regu.
II/Bộ nguồn:
A/ Bộ nguồn dùng để cung cấp điện thế DC(đ t một chiều) cho toàn bộ mạch.
Muốn lấy nguồn DC người ta dùng 1 tranfor hạ áp từ nguồn 220VAC (điện thế xoay chiều) xuống 1 đt cần thiết cho máy ,rồi nắn lọc AC thành DC.
Tuỳ loại Tranfor hạ áp có 2 mạch tạo DC khác nhau:
1/Nếu cuồn thứ cấp 3 mối thì mạch lọc sử dụng 2 diod.
2/Nếu cuồn thứ cấp 2 mối thì mạch lọc sử dụng 1 or 4 diod.
(Tìm tài liệu xem thêm nhe bạn mình chỉ nói tốm gọn thôi)
B/Tìm Pan:
*/Nguồn ra ko đủ Volt theo danh định của máy:
Tranfor chạm,Mạch công suất âm thanh bị chạm,tụ lọc nguồn khô,diod hư.
*/Nguồn ko ra Volt:
Dây nguồn đứt,tranfor cháy or đứt cuồn sơ cấp,cầu chì đứt.
*/Âm thanh hát kèm theo tiếng ù:
linh kiện lọc AC ra DC chưa sạch==>Tụ lọc nguồn khô,Tranfor thiếu cường độ(Thiếu Amper)
III/Công suất Âm Thanh:
A/Nhiệm vụ:
Bạn phăn từ dây loa đến mạch đó là phần công suất âm thanh.
Mạch công suất âm thanh giới hạn từ Volume tới loa.
Nhiệm vụ chánh nó dùng để Khuyếch đại cường độ tín hiệu âm thanh đủ mạnh để kích loa phát ra tiếng.
B/ Tìm pan:
Bạn mở máy gỏ tín hiệu tại Volume(công tắt và chỉnh âm thanh lớn nhỏ) ko có tín hiệu ra loa thì chắc cú hư phần công suất ra loa.
1/Bạn để đồng hồ thang đo Rx1 quẹt 2 mối loa xem có đứt or chạm ko?
2/Mở vĩ máy ra thấy 3 cái tụ hoá lớn nhất: 1 cái lọc nguồn và 2 tụ xuất loa.
-Bạn đo đt DC(Vcc) tại tụ lọc nguồn xem có bằng or cao hơn chút ít đt danh định của máy ko?(muốn biết đt danh định bao nhiêu Volt nhìn số pin tính ra ví dụ: 6 cục pin nó là 9Volt).
-Nếu ko đủ:Xem lại phần nguồn,IC bị chạm.
-Nếu đủ Volt:Đo tại 2 tụ xuất ra loa xem có bằng ½ Vcc ko?
.*/Nếu có ra V nhưng ko đúng 1/2Vcc thì chắc cú IC công suất hư.
*/Nếu có V=1/2Vcc khả năng Ic còn tốt (7-80%) nhưng tiếng vẫn ko ra kiểm tra tiếp:
-Bạn đo đt các chân IC còn lại vì mạch stério(2 loa) nên các chân còn lại đối xứng nhau nên điện thế ra giống y.(bạn vựa vào ý nầy cũng xác định đc IC hư).
-Kiểm các tụ xung quanh.
Chú ý:
Nói tới Phần công suất Radio Cassette mình có 1 chiêu nầy xin tặng cho các bạn đã làm nghề lâu năm nhưng chưa biết cách độ con IC TA7269 của máy hiệu Toshiba vì con nầy hiện nay trên thị trường ko có bán.Thay thế bằng con IC KIA 6208H .
CÁCH ĐỘ IC TA7269P MAY CASSETTE TOSHIBA:
Thay thế bằng con IC KIA 6280H.
IC 7269P
Chân số 12,11,10,09,08.07.05,02 Giử nguyên ko đổi.
Chân 06 hút trống gắn tụ 47MF xuống max.
Chân 04 hút trống gắn wa chân 06
Chân 03 cho xuống max
Chân 01 hút trống gắn wa chân 03
(Bạn nên tìm data 2 con nầy để so sánh)
IV/Tiền khuyếch đại (Preamply):
Mạch nầy dùng để khuyếch đại điện thế tín hiệu và điều chỉnh âm lượng(chỉnh Bass,Tress).
Thông thường nó chia ra làm 2 phần nhỏ:Mạch Equalizer(chỉnh Bass,Tress) và khuyếch đại đầu từ.
1/Mạch Equalizer:
A/Nhiệm vụ:
Mạch Equalizer sử dụng chung radio và Cassette.
Thông thường có 5 or 10 cái biến trở chỉnh tần số và 1 or 2 IC làm nhiệm vụ khuyếch đại và phân chia tần số âm thanh.
B/Tìm Pan:
Muốn biết hư phần nầy bạn gỏ tín hiệu tại volume ra loa,gỏ tín hiệu tại đầu từ ko ra loa hoặc tiếng ra nhỏ, chỉnh Bass,Tress ko tác dụng.
Bạn lấy cái tụ hoá khoảng 10MF gát ngang tại 2 mối in và out mạch nầy tiếng ra lớn thì chắc cú mạch nầy hư.(Thường hư IC 8-90%)’
*/Kiểm tra nguồn cấp B+khoảng 5>8Volt,Vệ sinh sạch sẻ,hàn các mối hàn lại thật kỷ,cho dầu RP7 vào các biến trở chỉnh Bass,Tress(các biến trở lâu ngày bị ten ko tiếp xúc tốt).
*/Các điện trở và tụ ít hư lắm
Chú ý:
Đa số mạch Công suất và tiền khuyếch đại sử dụng chung cho Radio và Cassette cho nên khi máy hát tốt Radio(bắt đài tốt) or Cassette tốt(hát băng tốt) thì chắc cú 2 phần nầy tốt ko phải kiểm tra .
2/Mạch Khuyếch đại đầu từ:
A/Nhiệm vụ:
Tín hiệu lấy ra từ đầu từ rất yếu cần phải khuyếch đại mạnh lên cấp cho mạch tiền khuyếch đại.
Mạch nầy còn làm nhiệm vụ ghi tín hiệu vào băng.
B/Tìm pan:
Radio hát tốt,gỏ tín hiệu tại đầu từ ko ra loa chắc cú hư phần nầy.
*/Kiểm tra nguồn cấp khoảng 6V(Đa số hư cái nầy nhiều).
Muốn biết chân nào của con IC khuyếch đại đầu từ lấy nguồn bạn tìm cái tụ hoá có trị số MF cao nhất(47MF or 100MF) đo tại đây biết liền.
Nếu ko có Volt bạn phăn ngược về nguồn chính sẻ gặp con Transitor regu(Transitor ổn định điện thế) có diod Zener(linh kiện lọc nguồn ).Chắc cú hư phần nầy(8-90%).
*/IC sử dụng mạch nầy chạy 2 kênh âm thanh đối xứng ,bạn đo Volt so sánh có thể xác định đc IC hư.Nếu hư 1 kênh bạn có thể cho nó chạy 1 kênh còn tốt bằng cách nhập chung đường tín hiệu.
*Vệ sinh,hàn các mối hàn lại,kiểm tra tụ hoá và các tụ pi(chú ý các tụ pi thường bị rỉ nhẹ).
Cuối cùng thay IC.
V/Phần trung tần:
A/Nhiệm vụ:
1/Tạo 1 tần số trung gian cố định giữa máy phát thanh và máy thu thanh nhằm ổn định chất lượng âm thanh .
Khi máy thu bắt đài lúc mạnh lúc yếu,trong phần trung tần có mạch AGC(các máy sau nầy mạch AGC đã tích hợp trong IC rồi bạn ko cần quan tâm tới nó) tự động điều khiển tần số làm cho tần số sóng mang âm thanh lúc nào cũng ổn định.
2/Tách sóng:Loại bỏ tần số sóng mang lấy ra tần số âm thanh đưa vào mạch tiền khuyếch đại
B/Tìm Pan:
Bạn muốn biết phần trung tần nằm đâu hảy nhìn vào 3 cuộn dây màu Đen,Trắng , Vàng (Quy định chung) Hoặc thạch anh 455Khz.
1/Bạn bật công tắt Wicth wa vi trí Radio:
*/Bạn lấy tay sờ vào các chân Ic trung tần nghe có tín hiệu ra loa chứng tỏ phần công suất,preamply chạy tốt.
*/Bạn lấy đủa đo đồng hồ chấm vào tại chân thạch anh or cuộn dây trung tần nghe có tiếng sè ở loa ==>Trung tần tốt(7-80%).
Nếu ko nghe tiếng sè chắc cú hư phần trung tần:
-Nhanh nhất kiểm tra các tụ Pi(đa số các tụ pi rỉ or chạm):Bạn tháo ra 1 chân tất cả các tụ pi màu vàng,Để đồng hồ RX1k xuống max đo các chân tụ thấy kim ko lên là tụ ấy còn tốt,Thấy kim lên cao or thấp là tụ ấy bị rỉ or hư.(Thay cái mới phải đúng trị số nhe bạn).
-Kiểm tra các tụ ko xong bạn chỉ còn chiêu cuối cùng tháo cuộn dây xấy khô,làm vệ sinh cái tụ nằm trong ruột cuộn dây.
-Thay thạch anh mới(thạch anh hư đo khó phát hiện lắm nhe bạn).
-Thay Ic mới (IC trung tần khó tìm đc con IC tương đương lắm phải thay đúng số) chổ nầy đa số các bạn bó tay vì ko tìm ra con IC giống y chang.
VI/Phần Cao tần:
Cái nầy khó nhe bạn,Đừng lo để mình rút gọn mấy ý chính cho các bạn nắm rồi các bạn tự tìm tài liệu nghiên cứu thêm nhe!.
Muốn tải tần số âm thanh đi xa người ta phải điều chế vào 1 tần số nào đó,nhờ đặc tính riêng biệt của mỗi tần số khi phát sóng ra không gian có thể chia làm 3 loại cách điều chế:
1/Điều Pha:dùng sóng LW (tần số thấp),lấy tần số âm thanh làm thay đổi pha của tần số sóng mang.Loại nầy sử dụng cho sóng hàng hải .
2/Điều Biên:dùng sóng MW(tần số Trung bình),Lấy tần số âm thanh làm thay đổi biên độ của tần số sóng mang.Loại nầy sử dụng cho Radio sóng AM và SW.
3/Điều tần:Dùng sóng FM(tần số Cao),Lấy tần số âm thanh làm thay đổi tần số của sóng mang.Loại nầy sử dụng cho Radio,Tivi,…
(Ba cách điều chế nầy là cơ bản,các bạn nào thích đào sâu tự tìm tài liệu nghiên cứu sẻ nhìn thấy cái thú vị của nó).
A/ Nhiệm vụ:
Thu nhận 1 tần số nhất định do người sử dụng chọn(bắt đài),Phần cao tần đc chia làm 3 phần nhỏ:Khuyếch đại cao tần(RF),Dao động nội(Osc)và Trộn sóng(Mix).
1/Khuyếch đại cao tần:
Tiếp nhận 1 tần số ngoài không gian và khuyếch đại mạnh lên,phối hợp với tần số dao đông nội(Osc) đưa vào phần trộn sóng (Mix) để lý ra 1 tần số trung gian đó1 là tần số trung tần cố định(IF) .
2/Dao động nội:
Trong phần cao tần radio có mạch tạo dao động nội thay đổi đc do người sử dụng chọn bằng cách thay đổi dung kháng của cái Cvo.
3/Trộn sóng (mix):
Muốn lấy ra 1 tần số IF(trung tần) cố định nhờ mạch trộn sóng nhận 2 tần số RF và tần số dạo động nội rồi cộng ,trừ sao cho ra đúng tần số IF(455KHz).
Khó hiểu wá phải ko các bạn,mình ví dụ bằng công thức nầy có thể bạn dể hiểu hơn:
F=F1+F2 or F=F1-F2.
F là tần số trung tần (455KHz) cố định.
F1 là tần số đài phát .(có rất nhiều tần số,nhiều đài)
F2 là tần số dao động nội thay đổi đc .
B/Tìm Pan:
Muốn biết hư phần cao tần thì rất dể bạn chỉ cần thay đổi cần gạt sang băng tần nếu có tín hiệu rẹt rẹt ở loa thì chắc cú hư phần cao tần rồi.Nhưng sửa thì chăm nhe các bạn.
Để mình hướng dẫn cho bạn trị phần nầy nhe:bắt sóng băng tần AM,SW và FM.
1/Bắt sóng AM,SW:
Bạn chú ý model(cuộn dây) màu đỏ là cuộn OSC của băng tần AM và các cuộn dây khác màu hồng là các cuộn OSC của SW1,SW2 ,SW3…
Mạch băng tần AM và SW đối xứng nhau ,khi bạn sửa bắt đc băng tần AM thì phần SW tốt luôn(ngoại trừ các cuộn dây OSC,Cuộn dây Anten của băng tần SWvà cần gạt đổi băng tần).
*/Cách xác định phần dao động:
-Bạn bắt đc tối thiểu 2 đài trở lên hoặc bắt đc 1 đài rồi chỉnh cuồn dây màu đỏ(OSC) nghe thấy có thay đổi chứng tỏ phần dao động đã chạy nhưng đủ đài ko và âm thanh ra lớn có đều đài ko tính sau.
-Bạn lấy đồng hồ đo Ohm để thang RX1 gần xác cuộn dây Anten quẹt 2-3 cái có tiếng ra ở loa chứng tỏ Osc đã chạy.
-Ban lấy tay sờ vào Anten or gỏ tại 2 mối CV nghe có tín hiệu ở loa nhưng ko bắt đc đài thì hư phần OSC.(pan nầy thường gặp).
Khả năng cuộn dây OSC bị ẩm rất nhiều,nhất là những máy để lâu ko hát nay đem ra hát thì ko bắt đc đài:
a/Bạn tháo cuộn đây OSC ra,lấy miếng nhôm bao bộc bên ngoài ra,làm vệ sinh,phơi nắng or sấy khô cho nó chảy hết sáp bao bộc xung quanh(cẩn thận nhe bạn coi chừng bể lõi than) xong gắn vào rồi bạn sẻ nhận đc phần thưởng ngay.
b/Băng tần AM và SW máy nào cũng đấu đối xứng nhau nên khi bắt đc đài SW ko bắt đc đài AM thì chỉ có 3 món hư or ẫm thôi:cuộn dây OSC,cuộn dây Anten và cái CV mà thôi.
*/Chiêu cuối cùng sửa phần RF: Thay IC,kiểm tra các tụ Pi(nhất là các tụ màu vàng)và điện trở xung quanh.
2/Bắt sóng FM:
Từ khóa » Sửa Mạch Radio
-
Hướng Dẫn Sửa Chữa đài Radio Cực Kì đơn Giản. - YouTube
-
Tài Liệu Sửa Chữa Radio Cassette - 123doc
-
Nguyên Lý Thu Sóng Radio Băng FM Phương Pháp Sửa Chữa Khối ...
-
Nguyên Lý Radio Casette - Trung Tâm đào Tạo Công Nghệ Cao Bách ...
-
Giúp Mình Sửa Radio Với Các Bạn ơi
-
Bài Giảng Thực Hành Sửa Radio-cassett - TaiLieu.VN
-
Phân Tích Sơ đồ Khối Của Radio - Cassette
-
Sửa Chữa Hệ Thống âm Thanh Cassette Và Radio - Thông Tin Tuyển Sinh
-
Giúp Sửa Chữa đài Radio - CD | VNAV - Mạng Nghe Nhìn Việt Nam
-
Giáo Trình Radio - Cassette
-
Sơ Đồ Mạch Radio Fm - BeeCost
-
Người Giữ âm Thanh Cũ ở Sài Gòn - Tuổi Trẻ Online
-
Sơ đồ Mạch Radio | OTO-HUI - Mạng Xã Hội Chuyên Ngành Ô Tô
-
Chia Sẻ Kỹ Thuật Sửa Radio Cassette - Posts | Facebook
-
Nguyen Lý Thu Radio AM | PDF - Scribd
-
RIPTUNES RACR-510BT Radio Cassette Hướng Dẫn Sử Dụng ...
-
Bài 58: Thực Hành Sử Dụng điều Chỉnh Radio Cassette - Giáo Án
-
Tại Sao Cầu Chì Radio Trên ô Tô Của Tôi Vẫn Tiếp Tục Nổ?