Bài 6: Phương Pháp Nghiên Cứu Thuần Tập - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Y học thưởng thức >
Bài 6: Phương pháp nghiên cứu thuần tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 320 trang )

2. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP2.1. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu (Retrospective cohort studies).2.2. Nghiên cứu thuần tập tương lai (Prospective cohort studies).2.3. Nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu, vừa tương lai2.4. Nghiên cứu thuần tập có lồng nghiên cứu bệnh chứng.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP3.1. Lựa chọn quần thể có phơi nhiễm.Sự lựa chọn phơi nhiễm phụ thuộc vào việc cân nhắc tính toán khoahọc và khả năng thực hiện, bao gồm tần số phơi nhiễm, nhu cầu đạt được cácthông tin theo dõi về phơi nhiễm chính xác và đầy đủ từ tất cả các đối tượngnghiên cứu.Đối với các phơi nhiễm tương đối phổ biến như hút thuốc lá hay uốngcà phê, có thể xác định dễ dàng một số lượng đủ lớn các cá thể phơi nhiễm từquần thểĐối với các phơi nhiễm hiếm như phơi nhiễm có liên quan đến nghềnghiệp, hay các yếu tố môi trường của vùng địa dư xác định, người ta thườngchọn một nhóm đặc biệt :• Nhóm nghề nghiệp đặc biệt như công nhân cao su, công nhân mỏuranium, công nhân đóng tàu.• Nhóm người nhận một liệu pháp điều trị đặc biệt như điều trị bằng tiaX viêm cột sống dính khớp hay soi huỳnh quang nhắc lại đối với bệnhnhân lao.• Nhóm người sống gần môi trường nghi ngờ độc hại như vùng có thửnghiệm hạt nhân hay vùng đổ rác độc.• Nhóm người có chế độ ăn hay lối sống bất thường• Nhóm người hiện đang phơi nhiễm với chất độc như vùng bị ném bomnguyên tử Hiroshima, vùng có tai nạn công nghiệp lớn.Ưu điểm của việc lựa chọn quần thể có phơi nhiễm từ những nhóm đặcbiệt này cho phép tích luỹ số người có phơi nhiễm đủ lớn trong một khoảngthời gian hợp lý. Hơn nữa, việc sử dụng các nhóm thuần tập đặc biệt chophép đánh giá các bệnh hiếm. Ngay cả khi bệnh cực kỳ hiếm trong quần thểtoàn bộ, nó cũng tương đối phổ biến ở những nhóm có phơi nhiễm đặc biệtvà ta có thể thu thập được số bệnh nhân đủ lớn cần thiết cho nghiên cứu. Vídụ, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm của bệnh u trung biểu mô (mesothelioma) ởnam giới trong quần thể tổng quát ở Mỹ là 8,24 phần triệu. Do đó, mộtnghiên cứu thuần tập trên 20.000 người đàn ông sẽ khó mà phát hiện đượcmột bệnh nhân nào, thậm chí sau 5 năm theo dõi. Vì bệnh này tương đối phổ58 biến ở những công nhân có phơi nhiễm với amiăng, nên một nghiên cứuthuần tập trên 20.000 công nhân này có thể thu thập được số lượng bệnh nhânđủ lớn cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phơi nhiễm và bệnh. Do đó,trong khi nghiên cứu thuần tập nhìn chung không tối ưu khi đánh giá cácbệnh hiếm, nếu bệnh tương đối phổ biến ở nhóm có phơi nhiễm, nếu phầntrăm nguy cơ quy thuộc cao, nghiên cứu thuần tập vẫn được áp dụng mộtcách có hiệu quả.Vì yêu cầu đầu tiên về tính giá trị của nghiên cứu thuần tập là phải thuthập được các thông tin chính xác và đầy đủ từ tất cả các đối tượng nghiêncứu về phơi nhiễm và bệnh, nghiên cứu thuần tập được thực hiện trên nhữngnhóm đặc biệt không phải vì tình trạng phơi nhiễm của họ mà vì khả năngthuận lợi cho việc thu thập thông tin thích hợp. Do đó, những nhóm đặc biệtthường được chọn trong nghiên cứu thuần tập là những người ở những nhómnghề nghiệp đặc biệt như: bác sỹ, y tá, công nhân, cựu chiến binh, sinh viên...Nghiên cứu những nhóm này có ưu điểm là dễ theo dõi và có được nhữngthông tin thông qua hồ sơ sức khoẻ và nghề nghiệp.3.2. Lựa chọn nhóm so sánhNguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn là nhóm so sánh phải giốngnhóm có phơi nhiễm ở mức tất cả các yếu tố khác có thể có liên quan đếnbệnh, trừ một yếu tố mà ta nghiên cứu. Nếu không có sự kết hợp thực sự giữaphơi nhiễm và bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm so sánh giống như nhóm chứng.3.2.1. Nhóm so sánh bên trongNếu nghiên cứu thuần tập dựa trên một nhóm thuần tập toàn bộ, và cáccá thể được chia thành các mức độ phơi nhiễm, người ta áp dụng nhóm sosánh bên trong. Ví dụ, một nghiên cứu thuần tập của Doll và Hill năm 1950đã so sánh tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá,với người hút thuốc lá ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu này cho thấyrằng tỷ lệ chết do ung thư phổi ở người hút thuốc lá tăng cao hơn so vớingười không hút thuốc lá và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo mức độtăng hút thuốc lá.3.2.2. Nhóm so sánh bên ngoàiĐối với nhiều nghiên cứu thuần tập có sử dụng những nhóm có phơinhiễm đặc biệt như nhóm nghề nhiệp, nhóm người sống trong một môitrường đặc biệt, người ta không thể xác định một nhóm so sánh mà hoàntoàn không có phơi nhiễm. Trong trường hợp này, nhóm so sánh bên ngoàiđược áp dụng ví dụ như nhóm quần thể tổng quát ở vùng mà nhóm có phơinhiễm sống.Ví dụ, để đánh giá nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp của công nhân nhàmáy cao su ở Ohio (Mỹ) người ta tiến hành so sánh tỷ lệ tử vong của côngnhân với tỷ lệ tử vong của dân chúng Mỹ cùng tuổi và giới và thấy rằng tỷ lệ59 tử vong do tất cả các nguyên nhân của công nhân cao su chỉ là 82% tỷ lệ tửvong của quần thể tổng quát. Những người đi làm nhìn chung là khoẻ hơn sovới những người ở nhà. Vì quần thể tổng quát bao gồm cả những ngườikhông có khả năng lao động do ốm và những người đi làm khoẻ mạnh, tỷ lệmắc bệnh và tử vong của quần thể tổng quát thường cao hơn so với nhữngngười đi làm ở nhà máy, xí nghiệp. Điều này đã giải thích ví dụ trên tại sao tỷlệ tử vong do các nguyên nhân của công nhân cao su chỉ chiếm 82% tỷ lệ tửvong của quần thể tổng quát.Để khắc phục nhược điểm này, nhóm so sánh từ quần thể tổng quátđược chọn là nhóm thuần tập tương tự với nhóm chủ cứu về các đặc trưngnhân khẩu học nhưng không có phơi nhiễm. Ví dụ, trong một nghiên cứu củaRanch Hand, nhóm phơi nhiẽm là những phi công tham gia rải chất làm rụnglá (dioxin) ở Việt Nam được so sánh với nhóm chứng là những phi công vậnchuyển hàng hoá ở khu vực Đông Nam châu Á trong cùng một thời gian.Tương tự như vậy, để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm kéo dài với tia phóng xạliều thấp, người ta so sánh nhân viên X quang với các bác sỹ nội khoa haycác thầy thuốc chuyên khoa khác vì những nhóm này giống nhau về đặctrưng nhân khẩu học, sự nhận biết về tình trạng sức khoẻ và việc sử dụng cácchăm sóc y tế. Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của amiăng đến ung thưphổi, một nhóm các công nhân có phơi nhiễm với amiăng ở các nhà máy dệtsợi được so sánh với một nhóm các công nhân ở nhà máy dệt sợi bông vìnhóm công nhân này có cùng một tính chất công việc và nhiều đặc trưng kinhtế xã hội khác so với nhóm công nhân amiăng.3.2.3. Nhiều nhóm so sánhViệc sử dụng nhiều nhóm so sánh trong nghiên cứu thuần tập rất có íchlợi đặc biệt khi không có một nhóm so sánh nào có đủ những đặc trưng giốngnhau so với nhóm có phơi nhiễm để đảm bảo tính giá trị của so sánh. Ví dụ,trong nghiên cứu về amiăng đã mô tả ở trên, ngoài nhóm so sánh là các côngnhân dệt sợi bông, người ta chọn thêm một nhóm so sánh nữa là nhóm nhữngngười đàn ông chọn từ quần thể tổng quát. Công nhân amiăng có tỷ lệ tửvong do tất cả các nguyên nhân, do ung thư phổi, các bệnh đường hô hấp vàcác bệnh tim do tăng huyết áp, tăng cao hơn so với cả hai nhóm so sánh. Dodó, tỷ lệ tử vong ở công nhân amiăng không chỉ tăng cao hơn so với quần thểtổng quát mà còn tăng cao hơn nhiều so với những công nhân làm cùng mộtcông việc nhưng không có phơi nhiễm với amiăng.3.3. Nguồn số liệu3.3.1 Nguồn thông tin phơi nhiễm3.3.1.1. Hồ sơ có từ trướcTrong nhiều nghiên cứu thuần tập, các hồ sơ có từ trước hay từ cácbệnh viện hay các xí nghiệp, nhà máy có thể cung cấp số liệu đủ để phân loại60 các cá thể theo tình trạng phơi nhiễm cũng như các thông tin về nhân khẩu vàcác thông tin cần thiết khác. Ngoài ra, trong một số tình trạng, hồ sơ có sẵn lànguồn thông tin chính xác nhất. Ví dụ, để đánh giá sự kết hợp giữa chiếu tiavà sự phát triển bệnh bạch cầu, người ta tiến hành một nghiên cứu thuần tậptrên 23.352 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp được điều trị bằng tia X.Những bệnh nhân này biết rõ là họ có được chiếu tia hay không, nhưng họkhông thể biết được liều tia chiếu mà họ nhận được. Thông tin này chỉ cótrong hồ sơ sức khoẻ.3.3.1.2. Hỏi đối tượng nghiên cứuNhững thông tin được thông qua hỏi các đối tượng nghiên cứu haygián tiếp thông qua bộ câu hỏi đã dược lập sẵn. Nhưng người nghiên cứu lạigặp phải sai số có hệ thống và các thông tin thu được không khách quangiống như dựa vào các hồ sơ có từ trước. Những cá thể thích hợp hay biết vềsự kết hợp mà ta nghiên cứu có thể sẽ có xu hướng trả lời theo đúng như cácnhà nghiên cứu mong muốn. Tương tự, những dấu hiệu bêu xấu có liên quanvới một phơi nhiễm nào đó như uống rượu hay tiêm chích ma tuý sẽ làm ảnhhưởng đến sự trả lời của người được hỏi.3.3.1.3. Khám sức khoẻ hay làm xét nghiệmMột số phơi nhiễm hay đặc trưng mà ta nghiên cứu như huyết áp haynồng độ cholesterol máu có thể sẽ không có trong hồ sơ có từ trước. Do đócần thiết phải khám sức khoẻ trực tiếp hay đo huyết áp. Thông tin này sẽ chophép ta phân loại các đối tượng nghiên cứu theo tình trạng phơi nhiễm mộtcách khách quan và không sai lệch.3.3.1.4. Điều tra môi trường nước và không khíĐiều tra trực tiếp, xét nghiệm nước và không khí. Tuy nhiên, sự đolường trực tiếp này chỉ đánh giá mức độ phơi nhiễm trước khi bắt đầu nghiêncứu. Trong những tình huống này, mức phơi nhiễm hiện hay chắc là thấp hơntrước do thay đổi môi trường làm việc do việc thực hiện các biện pháp làmgiảm ô nhiễm.Để có được thông tin thích hợp về phơi nhiễm trong nghiên cứu thuầntập người ta thường phải sử dụng phối hợp nhiều thông tin. Trong quá trìnhtheo dõi, các cá thể nghiên cứu sẽ thay đổi mức độ phơi nhiễm của họ nhưngừng hút thuốc lá, thay đổi công việc, ăn chế độ ăn ít mỡ hơn. Việc cải tiếnđiều kiện và phương tiện làm việc cũng sẽ làm thay đổi mức độ. Những thayđổi này sẽ dẫn đến ước lượng non sự kết hợp thực sự giữa phơi nhiễm vàbệnh. Do đó, trong nhiều nghiên cứu thuần tập, người ta đã tiến hành hỏitừng các thể thời kỳ các cá thể nghiên cứu để kiểm tra xem xét việc phân loạiphơi nhiễm. Những vấn đề cần phải phân tích là: thời gian phơi nhiễm tổngcộng, sự thay đổi tình trạng phơi nhiễm và các lý do thay đổi chúng.61 3.3.2. Nguồn thông tin về bệnh-Giấy chứng nhận tử vong: thông qua mổ tử thi, hồ sơ bệnh án ở bệnh việnhay hỏi họ hàng, người thân của bệnh nhân.-Hồ sơ bệnh án hay sổ khám bệnh.-Hỏi trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng các bộ câu hỏi. Phương pháp nàycó những ưu điểm và hạn chế như khi thu thập thông tin về phơi nhiễm.-Khám sức khoẻ định kỳ: sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán chuẩn đối với tấtcả các đối tượng nghiên cứu.-Dù thông tin về tình trạng bệnh được thu thập theo phương pháp nào, mộtđiều quan trọng có tính chất quyết định đối với tính giá trị của nghiên cứulà phương pháp thu thập thông tin phải giống nhau ở cả hai nhóm có phơinhiễm và không phơi nhiễm.3.3.3. Theo dõi các đối tượng nghiên cứuTrong bất kỳ một nghiên cứu thuần tập nào, dù là hồi cứu hay tươnglai, việc đánh giá hậu quả phát triển bệnh tật phải dựa vào việc theo dõi tất cảcác đối tượng nghiên cứu từ khi có phơi nhiễm trong một thời gian dài để xácđịnh xem liệu họ có phát triển bệnh hay không. Việc thất bại trong thu thậpthông tin từ các cá thể ở nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm là nguyênnhân dẫn đến sai số hệ thống và làm cho ta không thể giải thích được kết quả.Do đó, vấn đề thu thập các thông tin trong quá trình theo dõi cũng như vấn đềtài chính và thời gian là mối quan tâm chủ yếu của các nhà nghiên cứu.Nhìn chung, thời gian này càng dài, càng khó theo dõi đầy đủ được vìcác đối tượng nghiên cứu sẽ di chuyển chỗ ở, thay đổi nơi làm việc. Để đảmbảo việc theo dõi tốt còn phải phối hợp nhiều nguồn thông tin khác nhaunhư: thống kê dân số, thống kê tử vong, họ hàng và người thân của đối tượngnghiên cứu, danh sách bầu cử, hồ sơ làm việc, hồ sơ quân đội, hồ sơ khámchữa bệnh, danh bạ điện thoại, đăng ký xe máy...4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1. Trình bày số liệuPhân tích kết quả của nghiên cứu thuần tập có liên quan đến việc tínhtoán tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm thuần tập mà ta nghiên cứu, ở nhóm có phơinhiễm so sánh với nhóm không phơi nhiễm cũng như ở các mức độ phơinhiễm khác nhau với yếu tố nguy cơ hay phối hợp các yếu tố nguy cơ vớinhau. Các số liệu nghiên cứu được trình bày ở bảng tiếp liên (2 x 2):62 Bảng 1: Trình bày số liệu của nghiên cứu thuần tập bằng bảng 2 x 2Bệnh (hậu quả)TổngCóKhôngCó phơi nhiễmaba+bKhông phơi nhiễmcdc+da+cb+da+b+c+dTổngĐối với những nghiên cứu thuần tập mà thời gian theo dõi thay đổi,người ta trình bày số liệu theo một bảng khác vì lúc này kết quả thu được đơnvị thời gian - người các cá thể có phơi nhiễm và không phơi nhiễm chứkhông phải là tổng số cá thể ở mỗi nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, trong trườnghợp này, không cần thiết phải tính toán tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễmvà nhóm không phơi nhiễm (bảng 2).Bảng 2: Trình bày số liệu của nghiên cứu thuần tập theo đơn vị người thời gian.Bệnh (hậu quả)Đơn vịCóKhôngngười - thờigianCó phơi nhiễma-PY1Không phơi nhiễmc-PY0Tổnga+cPY1 + PY0Ví dụ, bảng 3 trình bày số liệu của một nghiên cứu thuần tập hồi cứuvề sử dụng nội tiết tố sau khi mãn kinh và bệnh mạch vành ở nữ y tá Mỹ.Sau khi theo dõi 54.308,7 năm - người, 30 phụ nữ có sử dụng nội tiết tốsau khi mãn kinh báo cáo là bị bệnh mạch vành. Ở nhóm chứng chưa baogiờ dùng hormon, trong số 51.477,5 năm-người theo dõi có 60 phụ nữ bịbệnh mạch vành.Bảng 3: Nghiên cứu thuần tập về sử dụng hormon và bệnh mạch vành timở nữ y tá Mỹ (M. Stampfer et al., N. England Med. 313: 1044, 1985).Bệnh (hậu quả)Năm - ngườiCóKhôngCó dùng hormon30-54.308,7Không dùng hormon60-51.477,5Tổng90105.786,263 Trong các nghiên cứu thuần tập, bảng 2 x 2 có thể được phát triển đểphản ánh các mức độ phơi nhiễm hay tình trạng bệnh. Bảng này được kháiquát hoá là bảng r x c, trong đó r là số hàng, c là số cột. Ví dụ bảng 4, mức độphơi nhiễm cũng có thể được chia thành: có dùng nội tiết tố trước đây, hiệnnay và chưa dùng bao giờ.Bảng 4: Số liệu của nghiên cứu thuần tập về sử dụng nội tiết tốvà bệnh mạch vành ở nữ y tá có liên quan với các mức độ phơi nhiễm khácnhau (M.J. Stampfer et al)Dùng nội tiết tốCó dùng:Trước đâyHiện nayKhông dùngTổngBệnh mạch vành3019116090Năm - người54.308,724.386,729.922,051.477,5105.786,24.2. Nguy cơ tương đối (RR)Dựa vào số liệu được trình bày ở bảng 2 x 2, ta có thể tính được nguy cơtương đối:RR = CIe/CI0 = a/(a + b): c/(c + d)Trong đó:CIe: Tỷ suất mới mắc tích luỹ ở nhóm có phơi nhiễmCI0: Tỷ suất mới mắc tích luỹ ở nhóm không phơi nhiễm• Nếu RR = 1: tỷ lệ mới mắc bệnh của cả hai nhóm phơi nhiễm và khôngphơi nhiễm như nhau và do đó không có sự kết hợp giữa phơi nhiễmvà bệnh.• Nếu RR>1 có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ tăng cao mắc bệnh ởnhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy vơ.• Nếu RR < 1: có một sự kết hợp ngược lại, hay làm giảm nguy cơ mắcbệnh ở nhóm có phơi nhiễm.Ví dụ, số liệu nghiên cứu thuần tập về thuốc tránh thai và nhiễm khuẩnđường tiết niệu được trình bày ở bảng 5.Bảng 5: Số liệu của một nghiên cứu thuần tập về thuốc uống tránh thai vànhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ 16 - 49 tuổi.Uống thuốc tránh thaiKhông uống thuốc tránh thaiTổngNhiễm khuẩn đường niệuCóKhông27455771831104228664Tổng48219082390 (D.A. Evans et al., N. England J. Med., 299: 536, 1978)Dựa vào bảng trên ta có thể tính được nguy cơ tương đối:RR = a/(a+b): c/(c+d) = 27/482: 77/1908 = 1,4Kết quả này nói lên rằng ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai, nguycơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu cao gấp 1,4 lần so với những phụ nữ không uốngthuốc tránh thai.Đối với những nghiên cứu thuần tập với đơn vị thời gian - người theodõi, nguy cơ tương đối được tính bằng tỷ suất giữa tỷ lệ mật độ mới mắc ởnhững người có phơi nhiễm và không phơi nhiễm. Ví dụ, trong một nghiêncứu thuần tập về sử dụng nội tiết sau mãn kinh và bệnh mạch vành như đãtrình bày ở bảng 3, nguy cơ tương đối có thể được tính như sau:RR = Ie/Io = IDe/IDo = a/PY1: c/PYoTrong đó:IDe: Tỷ suất mật độ mới mắc ở nhóm có phơi nhiễmIDo: Tỷ suất mật độ mới mắc ở nhóm không phơi nhiễmRR = 30/54.308,7: 60/51.477,5 = 0,5Kết quả này nói lên rằng ở phụ nữ dùng nội tiết tố sau mãn kinh, nguycơ phát triển bệnh mạch vành chỉ là 0,5 so với những phụ nữ không dùng nộitiết tố. Khi số liệu nghiên cứu được trình bày theo bảng rxc, bảng rxc đượccoi là bao gồm nhiều bảng 2x2, trong đó các đối tượng ở nhóm không phơinhiễm thường được so sánh với từng mức độ phơi nhiễm. Ví dụ, bảng 4 đãtrình bày số liệu nghiên cứu thuần tập về sử dụng nội tiết tố và bệnh mạchvành có liên quan đến các mức độ phơi nhiễm. Nguy cơ tương đối theo cácmức độ phơi nhiễm có thể tính được như sau:• Có dùng nội tiết tố so với không dùng:RR = 30/54.308,7: 60/51.477,5 = 0,5• Tiền sử dùng nội tiết tố so với không dùng:RR = 19/24.386,7: 60/51.477,5 = 0,7• Hiện tại dùng nội tiết tố so với không dùng:RR = 11/29.922,0: 60/51.477,5 = 0,3RR tính được dựa theo tỉ suất mới mắc tích luỹ thường thấp hơn mộtchút so với đo lường này tính được theo tỉ suất mật độ mới mắc. RR tính dựavào tỉ suất mật độ mới mắc thường được xem là chính xác hơn RR tính dựatrên tỉ suất mới mắc tích luỹ vì tỉ suất mật độ mới mắc có cân nhắc đến yếu tốtheo dõi số lượng các đối tượng nghiên cứu theo thời gian dựa vào tổng thờigian phơi nhiễm cho từng cá thể nghiên cứu. Trên thực tế hiện nay, các đolường kết hợp RR thường được tính qua các phần mềm thống kê hỗ trợ nhưSTASTA, SPSS, EPINFO.65 4.3. Nguy cơ quy thuộc (AR)Nguy cơ quy thuộc được tính như là sự chênh lệch về tỷ lệ mới mắc tíchluỹ hay tỷ lệ mật độ mới mắc tuỳ thiết kế nghiên cứu:AR = Ie - Io = CIe - CIo = CDe - CDoVí dụ, trong một nghiên cứu về uống thuốc tránh thai và nhiễm khuẩntiết niệu (bảng 5), nguy cơ quy thuộc có thể được tính như sau:AR = CIe - CIo = a/(a+b) - c/(c+d = 27/482 - 77/1908 = 0,01566 =1566/105Như vậy, nguy cơ tăng cao nhiễm khuẩn tiết niệu ở những phụ nữ uốngthuốc tránh thai là 1.566 phần 100.0004.4. Nguy cơ quy thuộc phần trăm (AR%)AR% = (AR/Ie)x 100 = (Ie - Io)x 100/IeVí dụ, trong nghiên cứu thuần tập về uống thuốc tránh thai và nhiễmkhuẩn tiết niệu, phần trăm nguy cơ quy thuốc có thể được tính như sau:AR% = AR/Ie x 100 = 1566/105: 27/482 x 100=27,96%Kết quả nói lên rằng, nếu uống thuốc tránh thai gây nhiễm khuẩn niệu,khoảng 28% nhiễm khuẩn niệu ở những phụ nữ tránh thai có thể quy cho làdo uống thuốc tránh thai và có thể hạn chế được nhiễm khuẩn niệu nếukhông uống thuốc tránh thai.4.5. Nguy cơ quy thuộc quần thể (PAR)Nguy cơ qui thuộc quần thể được tính như sau:PAR =IT -Io hay PAR=(AR)(Pe)Trong đó:- IT: Tỷ lệ bệnh của quần thể- IO: Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không phơi nhiễm- Pe: Tỷ lệ những cá thể có phơi nhiễm trong quần thểVí dụ, nguy cơ quy thuộc quần thể của nhiễm khuẩn niệu có liên quanvới uóng thuốc tránh thai (bảng 5) có thể được tính như sau:PAR = IT - Io = 104/2390 - 77/1908 = 316/ 105/nămhay PAR = (AR)(Pe) = 1566/105 x ( 482/2390) = 316/105/nămNhư vậy, nếu ngừng uống thuốc tránh thai, ta có thể loại trừ sự tăng tỷ lệmới mắc hàng năm nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ là 316 phần 100.000Để tính toán nguy cơ quy thuộc quần thể ở một nhóm lớn hơn so vớinhóm mà ta nghiên cứu, ta phải giả thiết rằng tỷ lệ phơi nhiễm mà ta quan sátđược ở nhóm nghiên cứu phản ánh đúng tỷ lệ phơi nhiễm ở quần thể, hoặccta ước lượng được tỷ lệ này từ một nguồn khác.66 4.6. Nguy cơ quy thuộc quần thể phần trăm (PAR%)Giống như phần trăm nguy cơ quy thuộc ở những cá thể có phơi nhiễm,phần trăm nguy cơ quy thuộc quần thể phản ánh tỷ lệ bệnh ở quần thể nghiêncứu là quy cho phơi nhiễm và có thể hạn chế tỷ lệ bệnh nếu hạn chế phơinhiễm với yếu tố nguy cơPAR% = PAR: IT x100Ví dụ, trong một nghiên cứu thuần tập về uóng thuốc tránh thai và nhiễmkhuẩn niệu (bảng5), tỷ lệ mới mắc nhiễm khuẩn niệu ở quần thể nghiên cứutổng cộng là:IT = 104: 2309 = 4351,5/100.000Và nguy cơ quy thuộc quần thể là 316/100.000 (như đã tính ở phần trên).Do đó, ta có thể tính phần trăm nguy cơ quy thuộc quần thể sauPAR%= 316:4351,5 x100=7.3%Như vậy, nếu uống thuốc tránh thai gây ra nhiễm khuẩn niệu, khoảng7% các trường hợp nhiễm khuẩn niệu trong quần thể nghiên cứu (và 28%nhiễm khuẩn niệu ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai) có thể phòng đượcnếu ngừng uống thuốc tránh thai.Ý nghĩa của nguy cơ quy thuộc: Nguy cơ qui thuộc giúp đánh giá vai tròcủa một yếu tố nguy cơ nào đó đối với một hậu quả quan tâm. Nguy cơ quithuộc càng lớn chứng tỏ yếu tố nguy cơ đó đóng vai trò quan trọng trong lướicác yếu tố nguy cơ đối với một vấn đề sức khoẻ đa căn nguyên. Khi chạy môhình hồi qui đa biến, một trong những cách để lựa chọn các biến độc lập đưavào mô hình hồi qui là cần cân nhắc đến AR5. PHIÊN GIẢI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU5.1. Sai chệch lựa chọnNhìn chung khả năng xảy ra sai chệch lựa chọn trong nghiên cứu thuầntập ít hơn so với nghiên cứu bệnh chứng. Trong nghiên cứu thuần tập tươnglai, vì tình trạng phơi nhiễm được xác định trướckhi xuất hiện bệnh, nên sựphân loại phơi nhiễm không bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh. Tuy nhiên,trong nghiên cứu thuần tập hồi cứu, giống như trong nghiên cứu bệnh chứng,cả tình trạng phơi nhiễm và bệnh đã xảy ra trước thời điểm nghiên cứu.Trong trường hợp này, sai chệch lựa chọn sẽ xuất hiện nếu sự hiểu biết vềbệnh có ảnh hưởng đến sự lựa chọn hay phân loại các cá thể nghiên cứuthành nhóm có và không phơi nhiễm.5.2. Sai chệch phân loạiMột nguyên nhân chủ dẫn đến sai số trong nghiên cứu thuần tập là mứcđộ chính xác của việc phân loại các đối tượng nghiên cứu thành các nhómcó và không phơi nhiễm. Nhiều cá thể có phơi nhiễmđược xếp vào nhómkhông phơi nhiễm và ngược lại. Tương tự như vậy sai số cũng xảy ra khiđánh giá tình trạng bệnh. Tính giá trị của nghiên cứu không chỉ bị ảnhhưởng bởi tính chính xác và hoàn hảo của thông tin về phơi nhiễm và bệnh67 mà ta thu được, mà còn bị ảnh hưởng bởi mức độ sai chệch trong phân loạicác nhóm nghiên cứu.5.2.1. Sai chệch phân loại ngẫu nhiênXảy ra khi sự phân loại không chính xác các đối tượng nghiên cứu giốngnhau ở cả hai nhóm phơi nhiễm và bệnh. Sai chệch phân loại ngẫu nhiênthường hay gặp vì việc đo lường các biến số là việc rất khó khăn. Ví dụ,trong một nghiên cứu các nguy cơ mắc bệnh có liên quan với các mức độ hútthuốc lá, sự phân loại thường dựa trên số điếu thuốc hút hàng ngày. Phươngpháp này không tính đến sự khác nhau về loại thuốc, mức độ hít vào phổi,hay hút hết cả điếu hay một phần. Do đó, một số cá thể được xếp vào nhómhút "nhẹ" nhưng thực tế có thể là hút "nặng" xét về mặt lượng nicotin hút vàotrong khi những cá thể khác được xếp vào nhóm hút "nặng" nhưng thực ra lạilà hút "nhẹ". Tương tự như vậy các phơi nhiễm nghề nghiệp thường đượcphân loại dựa trên tên công việc, hay thời gian làm việc và điều này dẫn đếnsai chệch phân loại ngẫu nhiên mức độ phơi nhiễm với tác nhân mà ta nghiêncứu. Sai chệch phân loại ngẫu nhiên dẫn đến làm lu mờ hay ước lượng non sựkết hợp thực sự giữa phơi nhiễm và bệnh.5.2.2. Sai chệch phân loại không ngẫu nhiênXảy ra khi sai số về phân loại phơi nhiễm hay bệnh không như nhau ở cảhai nhóm nghiên cứu. Ví dụ, trong một nghiên cứu vai trò của hút thuốc lálàm tăng nguy cơ viêm phế quản, những người hút thuốc lá có xu hướng chúý đến sức khoẻ hơn những người không hút, họ đến khám bệnh sớm hơn vàthường được chẩn đoán bệnh viêm phế quản sớm và chính xác hơn so vớinhững người không hút thuốc. Điều này dẫn đến làm tăng tỷ lệ mới mắc viêmphế quản quan sát được ở những người hút thuốc lá do ảnh hưởng của việcxác định bệnh chứ không phải là do ảnh hưởng của hút thuốc lá. Tuỳ từngtrường hợp, sai chệch phân loại không ngẫu nhiên có thể dẫn đến ước lượngnon hay trội sự kết hợp thực sự giữa phơi nhiễm và bệnh.5.3. Ảnh hưởng của việc mất các đối tượng nghiên cứu trong quá trìnhtheo dõiNguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai số có hệ thống trong nghiên cứu thuầntập có liên quan đến việc theo doĩ đối tượng nghiên cứu là khoảng thời giantừ khi phơi nhiễm đến khi phát triển bệnh. Nhiều cá thể ở nhóm có phơinhiễm hay không phơi nhiễm sẽ theo dõi được ở vào thời điểm kết thúcnghiên cứu. Nếu tỷ lệ này lớn, khoảng 30 - 40%, sẽ dẫn đến nghi ngờ tính giátrị của kế quả nghiên cứu. Vấn đề phiên giải kết quả sẽ càng trở nên khó khănhơn nếu tỷ lệ này không lớn, khả năng mất cá thể nghiên cứu có thể có liênquan đến phơi nhiễm, hay đến bệnh hay cả hai. Ví dụ, những người hút thuốclá có thể do chuyển chỗ ở nhiều hơn so với những người không hút thuốc lá,hay những người bị ung thư phổi sẽ không muốn tiếp tục tham gia nghiêncứu hơn là những người còn khoẻ mạnh.Vì rất khó biết được các yếu tố làm mất các yếu tố làm mất các đốitượng nghiên cứu, cách tốt nhất để loại trừ sai số có hệ thống này là làm cho68

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến  Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòngDịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng
    • 320
    • 5,506
    • 200
  • Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ Thương mại Việt Nam-EU” ppt Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ Thương mại Việt Nam-EU” ppt
    • 58
    • 824
    • 7
  • Tài liệu Exercises On Idioms pdf Tài liệu Exercises On Idioms pdf
    • 95
    • 952
    • 15
  • Tài liệu Grammar Questions docx Tài liệu Grammar Questions docx
    • 28
    • 387
    • 0
  • Tài liệu Hệ thống quản lý tên miền docx Tài liệu Hệ thống quản lý tên miền docx
    • 34
    • 356
    • 0
  • Tài liệu DATA SUFFICIENCY docx Tài liệu DATA SUFFICIENCY docx
    • 33
    • 227
    • 0
  • Tài liệu Luận văn tốt nghiệp Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" ppt
    • 96
    • 529
    • 0
  • Tài liệu Luận văn tốt nghiệp Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam" docx
    • 103
    • 409
    • 0
  • Tài liệu Luận văn tốt nghiệp Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota)" ppt
    • 45
    • 388
    • 0
  • Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” doc Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” doc
    • 67
    • 498
    • 1
  • Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp” ppt Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp” ppt
    • 65
    • 1
    • 3
Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.99 MB) - Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng-320 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trình Bày Nghiên Cứu Thuần Tập