BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - Tài Liệu đại Học
Có thể bạn quan tâm
- Miễn phí (current)
- Danh mục
- Khoa học kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Kinh tế, Tài chính, Kế toán
- Văn hóa, Xã hội
- Ngoại ngữ
- Văn học, Báo chí
- Kiến trúc, xây dựng
- Sư phạm
- Khoa học Tự nhiên
- Luật
- Y Dược, Công nghệ thực phẩm
- Nông Lâm Thủy sản
- Ôn thi Đại học, THPT
- Đại cương
- Tài liệu khác
- Luận văn tổng hợp
- Nông Lâm
- Nông nghiệp
- Luận văn luận án
- Văn mẫu
- Luận văn tổng hợp
- Home
- Luận văn tổng hợp
- BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CƠ BẢN I BỘ MÔN MÁC - LÊNIN BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Dùng cho hệ đại học chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh) HÀ NỘI, 2013 PTITMỤC LỤC Nội dung Trang 4.4. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển 30 31 33 44 45 Chương V: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản 5.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế tiểu tư sản 5.2. Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế tiểu tư sản 5.3. Đánh giá chung 51 51 53 58 Chương VI: Học thuyết kinh tế của CNXH không tưởng thế kỷ XIX 6.1. Hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng 6.2. Những nội dung cơ bản của CNXH không tưởng 60 60 62 PTIT6.3. Đánh giá chung 66 Chương VII: Học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin 7.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin 7.2. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin 7.3. Sự bổ sung và phát triển của Lênin 69 69 72 76 118 123 Chương XII: Học thuyết kinh tế của trường phái thể chế 12.1. Hoàn cảnh và đặc điểm của trường phái thể chế 12.2. Một số khuynh hướng và lý thuyết của trường phái thể chế 12.3. Đánh giá chung Tài liệu tham khảo Phụ lục 125 126 126 130 132 133 PTIT Lời nói đầu Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các cứu của môn học. Nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế. Tóm tắt Trong chương này người học cần nắm vững các nội dung cơ bản sau: * Về đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế: Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế của các giai cấp cơ bản nối tiếp nhau trong các hình thái kinh tế - xã hội. Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định, các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định. Những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế. * Về phương pháp của môn khoa học này: Sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu trong đó xuyên suốt là phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin. Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm lịch sử cụ thể trong nghiên cứu. * Về mục tiêu cần đạt được của môn học: Nắm được những nét cơ bản nhất của lịch sử những lý luận kinh tế, học thuyết kinh tế chính qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội. Nắm được bản chất, nội dung của những lý luận kinh tế, học thuyết kinh tế được học và phương pháp luận của các đại biểu, các trường phái đã đề xuất lý luận học thuyết. Hiểu bản chất của học thuyết không phải để biết mà để có thái độ đúng đối với các học thuyết. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị Mác – Lênin nói riêng. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại. 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT 1.1.2.Đối tượng nghiên cứu của môn học Là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định. Các quan hệ kinh tế Được phản ánh Phạm trù kinh tế Tư tưởng kinh tế Hình thành Chính sách KT Cương lĩnh KT Học thuyết kinh tế (có các học thuyết KTCT) Khoa học KT Chính sách KT Cương lĩnh KT Hệ thống Hình thành PTITChương I: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 5 Hệ thống các quan điểm kinh tế là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất của các hiện tượng kinh tế nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và những tư tưởng kinh tế đó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào ý thức con người. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định, những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống Đây là phương pháp chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Là phương pháp nhận thức khoa học, nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, vạch rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội. PTITChương I: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 6 Phương pháp này đòi hỏi trong nghiên cứu phải đảm bảo khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể. Hệ thống các quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào trong ý thức con người ở những giai đoạn nhất định của lịch sử, các quan điểm kinh tế là yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội. Vì thế cần phải tìm kiếm nguồn gốc ra đời, sự phát triển và thay thế lẫn nhau của các quan điểm kinh tế, học thuyết kinh tế ở ngay trong cơ sở kinh tế - xã hội. 1.2.2. Phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu các quan điểm kinh tế phải gắn với lịch sử, phải phân chia thành các giai đoạn phát triển của chúng, không dùng tiêu chuẩn hiện tại để đánh giá ý nghĩa của các quan điểm kinh tế đó. 1.2.3. Một số phương pháp cụ thể khác. Ví dụ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,… nhằm đánh giá đúng công lao, hạn chế, tính phê phán, tính kế thừa và phát triển của các trường phái kinh tế trong lịch sử. Nguyên tắc chung (cho các phương pháp nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế) là nghiên cứu có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời đánh giá đúng đắn công lao và hạn chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử. Mặt khác, phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tương đối của các học thuyết kinh tế và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 1.3. CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 1.3.1. Chức năng Môn lịch sử các học thuyết kinh tế có 4 chức năng là: cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị Mác – Lênin nói riêng. Bởi vì lý luận kinh tế là sự phản ánh hiện thực khách quan, song hiện thực khách quan thường xuyên biến động, vì vậy nghiên cứu nguồn gốc, phạm trù, quy luật của kinh tế chính trị không thể bỏ qua tiến trình lịch sử của nó. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại, mở rộng kiến thức về kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao hiểu biết về các khoa học kinh tế khác. Từ đó trang bị những kiến thức cần thiết cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, các nhà kinh tế học và cho mỗi cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mô hình kinh tế của Việt Nam hiện nay có sự vận dụng tổng hợp các lý thuyết kinh tế trong đó học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng. Do đó, nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế trang bị cho chúng ta cơ sở để hiểu và nắm vững các quan điểm, chủ trương đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần củng cố niềm tin trên cơ sở khoa học vào con đường phát triển của đất nước. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử học thuyết kinh tế? 2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là gì? 3. Chức năng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học này? TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 1. Tài liệu học tập: Tập bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, năm 2009 2. Tài liệu tham khảo: PTITChương I: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 8 Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 9 CHƯƠNG II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG Mục đích, yêu cầu: - Nắm được: hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương, những đặc trưng và quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương, các trường phái của học thuyết trọng thương, nhưng đại biểu tiêu biểu của trường phái - Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của chủ nghĩa trọng thương Tóm tắt + Về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương: Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản(tầng lớp tư sản thương nhân), ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời (giai cấp phong kiến vẫn nắm địa vị thống trị, giai cấp tư sản đang lên là giai cấp tiên tiến, có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm quyền thống trị). + Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng thương: Chủ nghĩa trọng thương trực tiếp phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản: - Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. - Để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương - Họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. - Đề cao vai trò của nhà nước 2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi. Nó ra Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương xuất hiện trước hết là do kết quả của tích lũy nguyên thủy của tư bản đã dẫn đến phân hóa giai cấp nhanh chóng làm mất đi những đặc quyền, đặc lợi của quí tộc phong kiến. Thay vào đó là sự sùng bái, lý tưởng hóa sức mạnh của đồng tiền, trước hết là vàng bạc 2.1.2: Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương là lý luận kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản (tầng lớp tư sản thương nhân trong điều kiện chế độ phong kiến tan rã nhưng giai cấp phong kiến vẫn nắm địa vị thống trị, giai cấp tư sản đang lên là giai cấp tiên tiến, có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm quyền thống trị. Một là, chủ nghĩa trọng thương rất ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế. Do điều kiện lịch sử lúc đó đòi hỏi phải tích lũy nhiều tiền (giai cấp tư sản lúc này có nhiệm vụ trung tâm là tạo nguồn vốn ban đầu cho sự ra đời nền sản xuất tư bản chủ nghĩa). Muốn vậy phải dựa vào nhà nước để thực hiện các biện pháp phi kinh tế chứ không phải dựa vào các quy luật kinh tế. Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế. Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất. Tính thực tiễn thể hiện ở chỗ biết kêu gọi thương nhân dùng ngoại thương buôn bán và cướp bóc thuộc địa để làm giàu. Đã khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành quy tắc, cương lĩnh, chính sách. Điều này là hiện thực và tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó. PTITChương II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 11A.Smith đã nhận xét: “quan điểm lý luận của chủ nghĩa trọng thương là ngây thơ”. Hai là, chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau, nhưng ở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau phản ánh đặc điểm của sự phát triển kinh tế của nước đó. Ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ Pháp (chủ nghĩa trọng thương công phải xuất siêu mới đạt được mục đích của nền kinh tế, mới làm tăng khối lượng tiền tệ cho quốc gia. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi. Theo Mông-crê-chiên (Montchrestien): “Kinh tế chính trị là khoa học về của cải thương nghiệp mà nhiệm vụ của nó là bán nhiều, mua ít”. PTITChương II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 12Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra, nhờ việc mua rẻ, bán đắt. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác (mua rẻ, bán đắt, mua ít, bán nhiều ) Thứ tư, tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển. Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế. Bởi vì đa số những biện pháp họ đề xướng đều phải dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ của nhà nước mới thực hiện được. Ví dụ như tích lũy tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ, khuyến khích bảo trợ công trường thủ công, xây dựng hàng hải, thủy quân để xâm chiếm cướp bóc thuộc địa, …Trong điều kiện mới ra đời còn non yếu, chủ nghĩa tư bản chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự ủng hộ giúp đỡ của nhà nước. 2.2.2. Các giai đoạn phát triển, những đại biểu tiêu biểu của trường phái a. Thời kỳ đầu – chủ nghĩa trọng thương sơ kỳ (Monetary System) : (còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ) Từ giữa thế kỷ thứ XV kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVI, đây là thời kỳ nền kinh tế (trước hết là ở nước Anh) chưa phát triển. Đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là: cũng thay đổi cương lĩnh của mình – chủ nghĩa trọng thương chuyển sang giai đoạn sau. b. Thời kỳ sau – chủ nghĩa trọng thương chính thống (Mercantilism): (còn gọi là giai đoạn học thuyết về bảng cân đối thương mại) Từ cuối thế kỷ thứ XVI kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVIII, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là: - Thomas Mun (1571 – 1641), thương nhân người Anh, giám đốc công ty Đông Ấn - Antonso Serra (thế kỷ XVII), nhà kinh tế học người Italia - Antoine Montchretien (1575 – 1621), nhà kinh tế học Pháp Trong đó Thomas Mun là nổi tiếng nhất với tác phẩm “Sự giàu có của nước Anh trong ngoại thương” được coi như cuốn kinh thánh của chủ nghĩa trọng thương. Thời kỳ này chủ nghĩa trọng thương được coi là chủ nghĩa trọng thương thực sự: Họ không coi “cân đối tiền tệ” là chính mà coi “cân đối thương nghiệp” (thương mại) là chính, cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hoá trong nước, và các xí nghiệp công nghiệp - công trường thủ công. Học thuyết tiền tệ không còn phù hợp do sản xuất hàng hóa phát triển, ngoài lưu thông tiền tệ còn phải chú ý đến lưu thông hàng hóa. Đây là một bước phát triển trong việc nhận thức các vấn đề kinh tế. Theo Thomas Mun: “Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn vinh của mỗi dân tộc” Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương ở giai đoạn này là mở rộng xuất khẩu, tán thành nhập khẩu hàng nước ngoài với quy mô lớn nhưng không nhập hàng tiêu dùng hay xa xỉ. Họ tán thành nhập nguyên liệu về chế biến lại để xuất khẩu với số lượng lớn hơn. Làm như vậy thì tự nhiên vàng và bạc sẽ chạy vào trong nước mà không cần những biện pháp hành chính đặc biệt nào cả. Những người trọng thương ở giai đoạn này đưa ra nguyên tắc bán nhiều, mua ít, coi trọng bảng cân đối thương mại xuất siêu. Theo Thomas Mun: “Chúng ta phải thường xuyên giữ vững nguyên tắc là hàng năm bán cho người nước ngoài số lượng hàng hóa lớn hơn số lượng chúng ta phải mua của họ” Quan điểm trọng thương cũng chủ trương tự do lưu thông tiền tệ, lên án việc tích trữ tiền, không cấm xuất khẩu tiền (vàng và bạc). Theo Thomas Mun: xuất khẩu tiền là thủ đoạn để tăng thêm của cải, phải đẩy mạnh lưu thông tiền tệ, đồng tiền có vận động mới sinh lời. Khuyến khích phát triển sản xuất, đặc biệt khuyến khích công nghiệp sản xuất hàng xuất triển chủ nghĩa trọng thương đã đi vào con đường tan rã c. Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương: Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương là một tất yếu vì: + Sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển sang cả lĩnh vực sản xuất. Ảo tưởng làm giàu, bóc lột nước nghèo thuần tuý nhờ hoạt động thương mại không thể tồn tại. Tính chất phiến diện của chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ. + Thực tế đòi hỏi phải phân tích, nghiên cứu sâu sắc sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: bản chất các phạm trù kinh tế (hàng hoá, giá trị, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận,…), nội dung và vai trò của các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, …). Chủ nghĩa trọng thương không giải quyết được các vấn đề kinh tế đặt ra. + Các chính sách theo quan điểm trọng thương đã hạn chế tự do kinh tế, mâu thuẫn với đông đảo tầng lớp tư bản công nghiệp trong giai cấp tư sản, trong nông nghiệp, nội thương. Với sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương, các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời thay thế trong đó nổi bật là học thuyết của chủ nghĩa trọng nông Pháp và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh. 2.2.3. Một số trường phái chính a, Chủ nghĩa trọng thương nước Anh PTITChương II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 15Hình thức triệt để nhất của chủ nghĩa trọng thương ở Tây Âu thế kỉ thứ XVI, XVII là chủ nghĩa trọng thương ở nước Anh. Nước Anh là nước chủ nghĩa tư bản phát triển sớm nhất, cũng là nước trọng thương thể hiện rõ nét về hai giai đoạn phát triển của nó. Học thuyết trọng thương ở thế kỉ XIV – XVI phản ánh giáo điều kinh tế của thuyết tiền tệ, cấm thương nhân không được mang tiền đúc của nước Anh ra nước ngoài và cho rằng có thể giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp hành chính. Tác giả tiêu biểu của giai đoạn này là William mang màu sắc tiểu tư sản. Quan điểm trọng thương của Montchrestien thể hiện ở chỗ ông coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của một nước, nhưng sự giàu có không chỉ là tiền mà còn do số dân đông đúc nữa Ông cho PTITChương II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 16rằng lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng. Trong hoạt động thương nghiệp, Montchrestien đề cao vai trò của ngoại thương. Montchrestien cũng đề nghị thành lập công xưởng, mở trường dạy nghề, bảo vệ của cải tự nhiên, đặc biệt là ông đề cao vai trò của nhà vua đối với hoạt động kinh tế. Từ những điều nói trên ta thấy chủ nghĩa trọng thương của Montchrestien là không triệt để song ông vẫn là một đại biểu nổi bật của chủ nghĩa trọng thương ở nước Pháp. Chủ nghĩa trọng thương của J.B.Colbert (1619 – 1683) Colbert đã đưa ra một hệ thống chính sách kinh tế theo quan điểm trọng thương. Người ta gọi hệ thống chính sách đó là chủ nghĩa Colbert (Colbertalisme). Theo Colbert nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tăng thu nhập cho Nhà nước bằng cách xây dựng bảng cân đối thương mại có lợi thông qua việc khuyến khích và xây dưng nền công nghiệp của nước Pháp, phát triển xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, thực hiện chính sách thuế qua bảo hộ. Để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, Colbert đã chú ý phát triển thương nghiệp và vận tải, xây dựng các đội thương thuyền, thành lập các công ty độc quyền ngoại thương, tăng cường bóc lột các nước thuộc địa… Chính sách trọng thương của Colbert đã góp phần làm cho công nghiệp nước Pháp phát triển nhưng lại làm cho nông nghiệp sa sút, thị trường trong nước và sản xuất nguyên liệu giảm sút, nên kinh tế nước Pháp đi xuống rõ rệt. Trước hậu quả đó, Colbert bị cách chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và chủ nghĩa trọng thương ở Pháp đi vào con đường tan rã. c, Chủ nghĩa trọng thương ở Tây Ban Nha Ở Tây Ban Nha, học thuyết tiền tệ được phổ biến từ thế kỉ XVI, điều đó thể hiện ở việc cấm nghiêm ngặt việc xuất khẩu vàng và bạc. Đại biểu cho tư tưởng đó là Mariana (1573 – 1624). Sau đó có nhiều tác giả theo quan điểm thương mại có lợi và thu hút vàng vào trong nước. Lúc này ở Nga có tác phẩm “Về sự giàu và nghèo” của I.T.Paxoskop (1652 – 1726) đã đề cập tới nhiều vấn đề của chủ nghĩa trọng thương, trong đó có việc mở mang thương mại và công nghiệp. Mặc dù không biết đến thực tế kinh tế của các nước Tây Âu nhưng Paxoskop đã có những quan điểm kinh tế tiến bộ, ông được coi là nhà kinh tế học đầu tiên của nước Nga… Tóm lại: Chủ nghĩa trọng thương phát triển ở các quốc gia, gắn liền với sự phát triển kinh tế của những nước đó. Chính sách trọng thương có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở quốc gia này song cũng có thể lại dẫn đến kìm hãm kinh tế phát triển ở nước khác. Khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định thì chủ nghĩa trọng thương đi vào con đường tan rã. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 2.3.1 Thành tựu: + Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương so sánh với nguyên lý trong chính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã có một bước tiến bộ rất lớn, nó thoát ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh. + Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra nhưng tiền đề lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể: - Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền - Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận - Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản - Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ 2.3.2. Hạn chế: + Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm (chủ yếu thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan) + Những lý luận của chủ nghĩa trọng thương chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, nó mới chỉ nghiên cứu những hình thái của giá trị trao đổi. Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi, vì cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được do kết quả trao đổi không ngang giá PTITChương II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương+ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện báo chí và tuyên truyền – NXB chính trị quốc gia, năm 2000 + Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Phân viện Hà Nội – NXB chính trị quốc gia, năm 2000 + GS, TS Mai Ngọc Cường – Lịch sử các học thuyết kinh tế: cấu trúc hệ thống, bổ sung, phân tích và nhận định mới – NXB lý luận chính trị 3. Tài liệu đọc thêm + Steven Pressman – 50 nhà kinh tế tiêu biểu, NXB lao động, năm 1999 PTITChương II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 19 + Hướng dẫn nghiên cứu và ôn tập môn lịch sử các học thuyết kinh tế - Nguyễn Văn Trình - Đại học Cần Thơ + Lịch sử tư tưởng kinh tế, Phan Quế Anh, NXB KHKT, HN, 1992… + PTS Mai Ngọc Cường (chủ biên): Các học thuyết kinh tế - Lịch sử phát triển, tác giả, tác phẩm. NXB thống kê, 1995. PTITChương III: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 20CHƯƠNG III HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP Mục đích, yêu cầu: - Nắm được: hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông, - Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, hiện chủ nghĩa trọng nông Pháp: PTITChương III: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 21+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa làm được cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của nó rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. + Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó. + Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn,… (quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất,… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó. + Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng nông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Mác đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến. 3.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông: Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, là một trong những cơ sở cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789). Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là: + Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp. + Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán một cách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn đề này, theo đó lưu thông không tạo ra giá trị. bã đó Ba là, Chủ nghĩa trọng thương muốn đưa ra nhiều thứ thuế để bảo hộ thương mại, tăng cường sức mạnh quốc gia,… còn chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, vì lưu thông của cải hàng hoá sẽ kích thích sản xuất và sự giàu có của tất cả mọi người. Chủ nghĩa trọng nông chống lại tất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng lữ, quý tộc cũng như những nhà tư sản có của. Bốn là, chủ nghĩa trọng thương coi tích luỹ vàng là nguồn giàu có, do đó đã đẻ ra những đội tàu buôn chuyên đi cướp bóc. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông cho rằng, cần có một nền nông nghiệp giàu có tạo ra thặng dư cho người sở hữu và thợ thủ công, ưu tiên cho nông nghiệp sẽ dẫn tới sự giàu có cho tất cả mọi người. Tiền bạc không là gì cả, sản xuất thực tế mới là tất cả. Năm là, chủ nghĩa trọng thương coi trọng ngoại thương, nhưng họ hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, chủ trương xuất siêu để nhập vàng vào các kho chứa quốc gia, do đó dẫn tới một chủ nghĩa bảo hộ không hiệu quả. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, tự do thương mại tạo ra nguồn lực làm giàu, làm tăng trưởng kinh tế. Sáu là, nếu chủ nghĩa trọng thương biến nhà nước thành nhà kinh doanh và mở đường cho nhà kinh doanh tư nhân hoạt động thì chủ nghĩa trọng nông chủ trương “tự do hành động”, chống lại “nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp đoàn làm suy yếu. 3. 2.2. Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Về thực chất cương lĩnh là những quan điểm, những chiến lược và chính sách nhằm phát triển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp: + Quan điểm về nhà nước: Họ cho rằng nhà nước có vai trò tối cao đứng trên tất cả các thành viên xã hội, nhà nước có xu thế toàn năng, bênh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn. + Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hoá…do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp. + Chính sách cho chủ trang trại được tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi, có ưu tiên về cung cấp phân bón. Khuyến khích họ xuất khẩu nông sản đã tái chế, PTITChương III: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông Lý thuyết về trật tự tự nhiên còn đi đến khẳng định, cái quan trọng đối với quyền tự nhiên của con người là quyền lao động, còn quyền sở hữu của con người đối với mọi vật thì hoàn toàn giống như “quyền của con chim én đối với tất cả các con ruồi nhỏ đang bay trong không khí”. Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực được hưởng sự trợ giúp của tự nhiên, có sự sắp xếp của tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên mà con người phải tôn trọng. Do đó cần tôn trọng sự tự do của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhà nước không nên can thiệp làm sai lệch trật tự tự nhiên được coi là hoàn hảo. Tuy vậy, lý thuyết về trật tự tự nhiên còn hạn chế ở chỗ, mặc dù luôn tôn trọng con người, đề cao việc giải phóng con người, song chỉ phê phán đánh đổ phong kiến thì chưa đủ, chưa thoát khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản. PTIT
Trích đoạn Hai điều kiện để hành vi trao đổi được thực hiện: Cả hai đều có lợi trong trao đổi. Nhà kinh doanh Lợi nhuậ n= Thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất Ba thị trường độc lập với nhau, nhưng nhờ hoạt động của doanh nhân nên có quan hệ với nhau. Mưu toan biến kinh tế chính trị thành môn khoa học kinh tế thuần túy Thực chất muốn gạt bỏ mối quan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động tách rờ Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lí thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội. Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác- LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
- Lịch sử các học thuyết kinh tế
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ doc
- câu hỏi ôn tập lịch sử các học thuyết kinh tế (năm 2003)
- BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
- ĐỀ THI HẾT MÔN MÔN THI: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
- slide bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế chuơng 4 học thuyết kinh tế tư sản cổ điển anh
- slide bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế học thuyết kinh tế tân cổ điển
- Bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế chương 4 (tt)
- Bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế chương 8
- Khái niệm giai cấp và khái niệm đấu tranh giai cấp
- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nem chua - Công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men từ thịt
- dicourse analysis Mickey Mouse at 75
- An analysis of prominent grammatical cohesive devices in online news discourse in English by Vietnamese translators
- Tình hình triển khai QFD cho sản phẩm xe máy Piaggio Lx 125” trong môn Quản lý chất lượng
- Sử dụng công cụ QFD để nâng cao chất lượng dịch vụ chở khách bằng Taxi của Công ty Cổ phần Taxi CP Hà Nội
- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
- Khái niệm về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Cơ sở lý luận về chuyển đổi về nền kinh tế thị trường
- Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân liệt hai chi dưới do chấn thương tuỷ sống tại cộng đồng và đề xuất một số giải pháp can thiệp
Học thêm
- Nhờ tải tài liệu
- Từ điển Nhật Việt online
- Từ điển Hàn Việt online
- Văn mẫu tuyển chọn
- Tài liệu Cao học
- Tài liệu tham khảo
- Truyện Tiếng Anh
Copyright: Tài liệu đại học ©
TopTừ khóa » Slide Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế
-
Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - SlideShare
-
Chuong 1- Lich Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - SlideShare
-
[PDF]Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - Dhktluat - Nguyễn Tấn Phát
-
Slide Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - ViecLamVui
-
Slide Chương 4 Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế - UEB - Tài Liệu VNU
-
Slide Chương 6 Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế - UEB - Tài Liệu VNU
-
Slide Tóm Tắt Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - Tài Liệu Text - 123doc
-
Slide Chương 8 Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế - UEB - Tài Liệu VNU
-
Bài Giảng Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế: Chương 3 - TaiLieu.VN
-
Tập Bài Giảng Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế
-
PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH
-
[PDF] LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - Topica
-
Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - KTE301 - StuDocu
-
Download Tài Liệu Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế