Bãi Nại Là Gì? Đơn Bãi Nại Có Giá Trị Pháp Lý Hay Không?

Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau: Là nạn nhân của một vụ án hình sự. Tôi lo sợ nếu vụ án được đưa ra giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến tôi và gia đình. Liệu tôi có thế đơn bãi nại để yêu cầu không khởi tố vụ án không? Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu rõ bãi nại là gì? Đơn bãi nại có giá trị pháp lý hay không? Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty. Xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: >> Xử phạt 20 triệu đồng cho hành vi trốn cách ly tập trung tại Hải Dương >> Xử lý nghiêm hành vi khai báo y tế Covid-19 gian dối >> Mua bán thận ghép trái pháp luật và mức xử phạt Hình sự

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Thuật ngữ bãi nại được hiểu sao cho đúng?

Tìm hiểu Bãi nại là gì?

Tìm hiểu Bãi nại là gì?

Bãi nại được hiểu là bãi bỏ một yêu cầu khiếu nại/khởi tố của một vụ án nào đó. Đơn bãi nại không phải là một thuật ngữ pháp lý, mà chỉ đơn giản là thuật ngữ để nói đến đơn yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc người bị hại đã chết với nội dung rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án, tức là không còn tiếp tục khởi kiện vụ án nữa.

Việc rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là sợ ảnh hưởng đến danh dự, vụ án nhân phẩm hoặc các lợi ích kinh tế của chính người bị hại hoặc bên bị hại, bên gây thiệt hại tự dàn xếp, giải quyết với nhau,…

Đơn bãi nại có giá trị pháp lý hay không?

Giá trị pháp lý của đơn bãi nại

Giá trị pháp lý của đơn bãi nại

Đơn bãi nại không được quy định trực tiếp trong các quy định của pháp luật hình sự qua các thời kỳ mà được ngầm hiểu là hành vi vụ án của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại làm đơn rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án.

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

  1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
  2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Theo đó, người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại làm đơn rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc hoặc cưỡng bức. Khi đó, vụ án hình sự sẽ được đình chỉ ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng, nghĩa là bên gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, chỉ những tội phạm thuộc khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 mới được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Còn những tội danh khác dù có đơn bãi nại của người bị hại thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của chính người bị hại. Cụ thể, danh sách những tội danh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của họ gồm:

  • Tội cố ý gây ra thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khỏe của người khác.
  • Tội cố ý gây ra thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
  • Tội cố ý gây ra thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
  • Tội vô ý gây ra thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khỏe của người khác.
  • Tội vô ý gây ra thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
  • Tội hiếp dâm.
  • Tội cưỡng dâm.
  • Tội làm nhục người khác.
  • Tội vu khống.
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về bãi nại là gì? Đơn bãi nại có giá trị pháp lý hay không? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.

PHAN LAW VIETNAM Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn Liên hệ Văn phòng Luật Sư

Từ khóa » đơn Xin Bãi Nại Là Gì