Bài Soạn Lớp 12: Tuyên Ngôn độc Lập - Phần Tác Phẩm - SoanVan.NET
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài gồm:
- Câu 1: Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập
- Câu 2: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn...
- Câu 3: Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận...
- Câu 4: Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật...
- [Luyện tập] Câu 1: Lí giải vì sao bản tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn...
Câu 1: Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập
Trả lời:
Bản Tuyên ngôn độc lập có bố cục gồm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến không ai chối cãi được - Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Đoạn 2: Thế mà hơn 80 ăm nay đến dân tộc đó phải được độc lập - Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
- Đoạn 3: Phần còn lại - Lời tuyên bố độc lập
=> Bố cục cân đối, kết cấu chặt chẽ
Câu 2: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn...
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ.
Như chúng ta đã biết, đối tượng hướng tới của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là đồng bào trong nước mà cả với thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm tái nô dịch đất nước ta. Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong phần nêu nguyên lí mở đầu tác phẩm, một mặt, Bác đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân hai nước Mĩ và Pháp lúc bấy giờ, mặt khác, lại có tác dụng ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Đồng thời, như thế cũng là cách Bác đặt cuộc cách mạng của nhân dân ta năm 1945 ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn đó, khẳng định về quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông" - ngón võ dân gian rất hiệu nghiệm của nhân dân ta mà Bác đã sử dụng thật tài tình trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn.
Câu 3: Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận...
Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta.
Trả lời:
Trong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ nhũng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, phù nhận lí lẽ “bảo hộ”, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng cũng như để chứng minh tính tất yếu của Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập. Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra những dẫn chứng thật tiêu biểu:
- Về chính trị: Chúng không cho... chúng thi hành... chúng lập ra nhà tù... chúng ràng buộc... chúng dùng thuốc phiện
- Về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...
- Về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng... bỏ chạy... không bảo hộ được ta... bán nước ta hai lần cho Nhật... lại thẳng tay khủng bố Việt Minh... nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...
Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam:
“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”
Câu 4: Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật...
Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ điều đó.
Trả lời:
Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh
- Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.
- Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.
- Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử
- Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.
- Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
- Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.
[Luyện tập] Câu 1: Lí giải vì sao bản tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn...
Lí giải vì sao bản tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam?
Trả lời:
Bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hùng hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.
Từ khóa » Bố Cục Tác Phẩm Tuyên Ngôn độc Lập
-
Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Ngắn Gọn Nhất - Kiến Guru
-
Tuyên Ngôn độc Lập - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý
-
Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác Phẩm ...
-
Tuyên Ngôn độc Lập - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp 12
-
Bố Cục Và Mạch Lập Luận Của Tác Phẩm “bản Tuyên Ngôn độc Lập”
-
Tuyên Ngôn Độc Lập (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị ...
-
Mạch Lập Luận Và Bố Cục Của Tác Phẩm Tuyên Ngôn độc Lập - TIP HAY
-
Tuyên Ngôn độc Lập - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tóm Tắt
-
Soạn Bài Tuyên Ngôn độc Lập, Phần 2: Tác Phẩm
-
Soạn Tuyên Ngôn Độc Lập (trang 38) - SGK Ngữ Văn 12 Tập 1
-
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Tác Giả Hồ Chí Minh
-
Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh - Phần 2: Tác Phẩm
-
Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh - Phần 2: Tác Phẩm - Ngữ Văn 12
-
Tóm Tắt Nội Dung Chính, Lập Dàn ý Phân Tích, Bố Cục - Hồ Chí Minh
-
Tuyên Ngôn Độc Lập - Tác Giả Tác Phẩm (2022) - Ngữ Văn Lớp 12
-
Tóm Tắt Tuyên Ngôn độc Lập - Khái Quát Tác Giả Và Nội Dung Chính Tác ...
-
Soạn Bài Tuyên Ngôn độc Lập – Hồ Chí Minh – Soạn Văn 12