Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh - Phần 2: Tác Phẩm - Ngữ Văn 12

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 12 Tuần 3 Ngữ Văn 12 Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh - Phần 2: Tác phẩm - Ngữ văn 12 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 86 FAQ

Qua bài giảng Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (TT),giúp các emthấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập. Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập. Chúc các em có một tiết học thật tốt và hiệu quả.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

2.2. Đọc - hiểu văn bản

3. Bài tập minh họa

4. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

5. Hỏi đáp về văn bản Tuyên ngôn độc lập

6. Một số bài văn mẫu Tuyên ngôn độc lập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

  • Thế giới
    • Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).
  • Trong nước:
    • Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
    • Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập".
    • Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập " khai sinh nước Việt Nam mới.

b. Mục đích và đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

  • Mục đích
    • Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
    • Thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do.
  • Đối tượng
    • Tất cả đồng bào Việt Nam.
    • Nhân dân thế giới.
    • Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc….

c. Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập

  • Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
  • Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn

  • Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn
    • Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
    • Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.
  • Ý nghĩa
    • Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và Pháp).
    • Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.
  • Mục đích
    • Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
    • Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ.
    • Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam

  • Tố cáo tội ác của Pháp
    • Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngôn kể tội chúng:
      • Về chính trị: thiếu tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, đàn áp các cuộc khởi nghĩa...
      • Về kinh tế: Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí...
      • Về văn hóa - xã hội - giáo dục: nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân...
    • Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng:
      • “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”
      • “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”
    • Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngôn nói rõ:
      • “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.”
      • “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”
    • Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn vạch rõ:
      • Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.
      • Không hợp tác với Việt Minh chống Nhật mà trước khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
    • Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp:
      • Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật
      • Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp.
  • Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc
    • Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp ký về nước Việt Nam.
    • Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
    • Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Tuyên bố độc lập

  • Tuyên bố với thế giời nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc.

d. Nghệ thuật

  • Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.
  • Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc.
  • Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được.
  • Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha thiết, gần gũi.

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Anh (chị) hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của Tuyên ngôn Độc lập.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập, nêu hai giá trị cơ bản của bản Tuyên ngôn, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn chương.

b. Thân bài

  • Giá trị lịch sử
    • Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do.
    • Thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam.
    • Khẳng định tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được.
  • Giá trị văn chương
    • Kết cấu, bố cục khá chặt chẽ.
    • Lời lẽ hùng hồn, nhịp điệu câu văn khá dồn dập, sắc cạnh.
    • câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt ý nghĩa vô cùng phong phú.
    • Sử dụng rất thành công các biện pháp tu từ, điệp từ, điệp ngữ….
    • Bác còn dùng phép tăng cấp linh hoạt.

c. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn Độc lập.

4. Soạn bài Tuyên Ngôn độc lập

Tuyên ngôn độc lập là bản tuyên ngôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đây, nước ta được được đứng ngang bằng về nhân quyền và tự do với các nước trên thế giới. Để nắm được nội dung chi tiết bài học, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

5. Hỏi đáp về văn bản Tuyên ngôn độc lập

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

6. Một số bài văn mẫu về văn bản Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là văn kiện khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ ngày Người đọc bản tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Bản tuyên ngôn đã trở thành một văn kiện lịch sử quan trọng đánh dấu nền độc lập, tự do của nước ta. Để hiểu được những đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật ấy, các em có tể tham khảo một số bài văn mẫu sau đây:

- Đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong Tuyên ngôn Độc lập

- Phân tích giá trị tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Chứng minh Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử vô giá

- Chứng minh Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực

- Nghị luận về sức lay động của Tuyên ngôn Độc lập

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) - Ngữ văn 12 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Giải tích 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Toán 12

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn bài Người lái đò sông Đà

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 12

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 7 Lớp 12 Economic Reforms

Tiếng Anh 12 mới Review 1

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Vật lý 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 4

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Ôn tập Sinh 12 Chương 5

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 2 Lịch Sử VN

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Quá trình văn học và phong cách văn học

Sóng- Xuân Quỳnh

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Người lái đò sông Đà

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tây Tiến

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bố Cục Tác Phẩm Tuyên Ngôn độc Lập