Bài Soạn Siêu Ngắn: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - Ngữ Văn ...

Nội dung bài gồm:

  • Tìm hiểu chung tác phẩm
  • Câu 1: Hãy nêu hệ thống luận điểm, luận cứ của hình ảnh?
  • Câu 2: Trong phần đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
  • Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
  • Câu 4: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
  • Câu 5: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? 
  • [Luyện tập] Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.G. Mác – két.

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả: 

  • G.Mac-ket là nhà văn Cô-lôm-bi-a
  • Ông viết theo khuynh hướng hiện thực.
  • Nhận giải Nobel văn học năm 1982

2. Tác phẩm:

  • Trích từ bản tham luận của G. Mac-ket đọc tại cuộc họp mặt của 6 nguyên thủ quốc gia (lần 2) tại Mê-hi-cô bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân.
  • Thể loại: Văn nghị luận
  • Kiểu văn bản nhật dụng
  • Bố cục: 
    • Phần 1: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
    • Phần 2: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí nhân loại
    • Phần 3: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí tự nhiên
    • Phần 4: Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân

Câu 1: Hãy nêu hệ thống luận điểm, luận cứ của hình ảnh?

Trả lời:

  • Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Đấu tranh loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
  • Luận cứ:
    • Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả Trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
    • Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người.
    • Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại tiến hóa.
    • Chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 2: Trong phần đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Trả lời:

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên thế giới được tác giả chỉ ra bằng những lí lẽ, chứng cứ rõ ràng:

  • Lý lẽ:
    • Chiến tranh hạt nhân là sự tàn phá hủy diệt
    • Phát minh hạt nhân quyết định sự sống còn trên thế giới.
  • Chứng cớ:
    • Ngày 8/8/1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh.
    • Tất cả mọi người ngôi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
    • Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến chuyển hết thảy.

Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Trả lời:

  • Chương trình cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí.
  • Tiền đóng 10 tàu sân may Ni-mít đủ thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm đồng thời bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em…
  • Tiền làm 27 tên lửa MX đủ trả tiền công cụ cho các nước nghèo để họ làm ra lương thực trong 4 năm…
  • Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đã đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

=> Nghệ thuật lập luận ở đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được. 

Câu 4: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Trả lời:

Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy,  chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.

Thông qua đó, Mác –két đưa ra lời cảnh báo trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 5: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? 

Trả lời:

Văn bản được đặt tên là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vì: chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa cuộc sống của con người, tác giả muốn kêu gọi mọi người ngăn chặn nó và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

[Luyện tập] Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.G. Mác – két.

Trả lời:

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là một bài văn nghị luận thật thống thiết và hùng hồn, có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Với hệ thống lập luận rõ ràng, chặt chẽ, tiếng gọi hòa bình ấy đã lay động được người đọc, chạm đến trái tim của mọi người, khích lệ mọi người chung tay hành động.

Từ khóa » đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Soạn