Bài Tập áp Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích Và Cách Giải
Có thể bạn quan tâm
Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích và cách giải – Hóa học lớp 11
A. Phương pháp giải
- Điều kiện để các ion có thể cùng tồn tại trong dung dịch: Các ion không phản ứng được với nhau.
- Định luật bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch chứa hoàn toàn các chất điện li, thì tổng số mol của điện tích âm luôn bằng tổng số mol của điện tích dương.
∑ndien tich(+)=∑ndien tich(−)
- Khối lượng chất tan trong dung dịch
mct=manion+mcation
- Cách tính số mol điện tích
nđiện tích = số chỉ điện tích. nion
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Một dung dịch có chứa các ion: Na+ (0,2 mol), Mg2+ (0,1 mol), Ca2+ (0,05 mol), NO3- (0,15 mol) và Cl- (x mol). Giá trị của x làA. 0,35.
B. 0,3.
C. 0.15.
D. 0,2.
Lời giải:
Áp dụng ĐLBTĐT: ∑ndien tich(+)=∑ndien tich(−)
→ 0,2 + 2. 0,1 + 2. 0,05 = 1.0,15 + 1.x
→x = 0,35
→Chọn A
Ví dụ 2: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch X là:
A. 33,8 gam.
B. 28,5 gam.
C. 29,5 gam.
D. 31,3 gam.
Lời giải
Áp dụng ĐLBTĐT: ∑ndien tich(+)=∑ndien tich(−)
→a + 0,15 = 0,1 + 0,15.2 + 0,05.2
→a = 0,35
mmuối = mNa++mK++mHCO3−+mCO32−+mSO42−
→ mmuối = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8 gam
Chọn AC. Bài tập tự luyện
1. Đề bài
Câu 1: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x làA. 0,05.
B. 0,075.
C. 0.1.
D. 0,15.
Câu 2: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và a là
A. OH- và 0,4.
B. NO3- và 0,4.
C. OH- và 0,2.
D. NO3- và 0,2.
Câu 3: Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3- thì thu được bao nhiêu gam muối khan là:
A. 55,3 gam
B. 59,5 gam
C. 50,9 gam
D. 0,59 gam
Câu 4: Trong dung dịch X gồm Na+: 0,2 mol; NH4+: 0,1 mol; HCO3-: 0,15 mol và SO42-: a mol. Cô cạn dung dịch X và nung nóng đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được là
A. 22,75 gam.
B. 13,3 gam.
C. 18,2 gam.
D. 16,2 gam.
Câu 5: Trong dung dịch X có chứa 0,1 mol H+; x mol Zn2+ và 0,15 mol SO42-. Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn thì giá trị của m là
A. 4,95.
B. 9,90.
C. 14,8.
D. 7,43.
Câu 6: Dung dịch A chứa hai cation là Fe2+: 0,1 mol và Al3+ : 0,2 mol và hai anion là Cl-: x mol và SO42- : y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,6 và 0,1
C. 0,5 và 0,15
B. 0,3 và 0,2
D. 0,2 và 0,3
Câu 7: Cho 200 ml dd X chứa các ion NH4+, K+, SO42-, Cl- với nồng độ tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,25M và a M. Biết rằng dd X được điều chế bằng cách hoà tan 2 muối vào nước. Khối lượng của 2 muối được lấy là
A. 6,6g (NH4)2SO4; 7,45g KCl
B. 6,6g (NH4)2SO4;1,49g KCl
C. 8,7g K2SO4;5,35g NH4Cl
D. 3,48g K2SO4;1,07g NH4Cl
Câu 8: Hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lit khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 300 ml NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 0,2 lít
B. 0,24 lít
C. 0,3 lít
D. 0,4 lít
Câu 9: Cho 2,24 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2.Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa.Lọc tách kết tủa,cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan?
A. 2,66 gam
B. 22,6 gam
C. 26,6 gam
D. 6,26 gam
Câu 10: Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị nhỏ nhất của V cần cho vào.
A. 0,1 lít.
B. 0,15 lít.
C. 0,2 lít.
D. 0,3 lít.
2. Đáp án tham khảo
1B | 2B | 3C | 4B | 5A | 6D | 7B | 8C | 9C | 10C |
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Cách xác định pH của dung dịch axit, bazơ mạnh
Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải
Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất
Các dạng toán viết phương trình ion thu gọn và các tính toán liên quan hay nhất
Công thức tính độ điện li
Từ khóa » Các Bài Tập Về định Luật Bảo Toàn điện Tích
-
Định Luật Bảo Toàn điện Tích - Dạng Bài Tập Thường Gặp Trong đề Thi
-
30 Bài Tập Về Bảo Toàn điện Tích Có Lời Giải (phần 1)
-
Áp Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích Giải Bài Tập Hóa Học Vô Cơ
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH - HÓA 11
-
Sử Dụng Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích để Giải Bài Tập Sự điện Li ...
-
Bài Tập Trắc Nghiệm: Sử Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích
-
Giải Bài Tập Hóa Bằng Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về định Luật Bảo Toàn điện Tích Môn Hóa ...
-
Bài Tập Thuyết Electron, Định Luật Bảo Toàn điện Tích: Giải Bài 1, 2, 3 ...
-
Dạng 2: Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích Và Cách Giải
-
Bài Tập Định Luật Bảo Toàn Điện Tích Vật Lý 11
-
Vận Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích Và Bảo Toàn Năng Lượng Trong ...
-
Bài Tập áp Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích - 123doc
-
Sử Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích - Hoá Học Lớp 11 - Haylamdo