Bài Tập Dòng điện Một Chiều (lớp 9) Có Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Bài tập dòng điện một chiều (lớp 9) có lời giải
Bài 1 :
Mắc song song hai điện trở R1= 60Ω và R2= 40Ω vào 2 điểm A,B có hiệu điện thế không đổi 12V.
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính ?
b) Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở ?
c) Mắc thêm điện trở R3 nối tiếp với đoạn mạch song song trên thì thấy cường độ dòng điện trong mạch chính giảm đi 2 lần. Tính điện trở của R3 ?
Tóm tắt
R1= 60Ω ; R2= 40Ω; U = 12V
Giải.
Điện trở tương đương mạch AB :
Do R1 // R2 Ta có :
U = U1 = U2 = 12V
Theo định luật ohm :
I1 = U1 / R1 = 12 / 60 = 0,2A
I2 = U2 / R2 = 12 / 40 = 0,3A
a) cường độ dòng điện trong mạch chính :
b) công suất tiêu thụ của điện trở R1:
P1 = U1I1 = 12 . 0,2 = 0,24 W
công suất tiêu thụ của điện trở R2:
P2 = U2I2 = 12 . 0,3 = 0,36 W
c) (R1 // R2) nt R3 :
theo đề bài : I’ = I/2 = 0,5/2 = 0,25A
=> I’3 = I’ = 0,25A
hiệu điện thế của R1 và R2
U’12 = I’.R12 = 0,25.24 = 6V
hiệu điện thế của R3
U = U’12 + U’3 => U’3 = U – U’12 = 12 – 6 = 6V
điện trở của :
R3 = U’3 / I’3 = 6/0,25 = 24 Ω
—————————————————————————————————-
Bài 2 :
====================================
Văn ôn – Võ luyện :
1/ Mắc hai điện trở R1 và R2=30Ω mắc nối tiếp vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế U luôn không đổi thì cường độ dòng điện qua mạch là 0,5A.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu R2 và nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong thời gian 2 phút?
b) Mắc thêm R3=20W song song với R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,75A.
+ Tính điện trở tương đương của R2 và R3?
+ Tính điện trở R1 và hiệu điện thế không đổi U?
2/ Giữa hai điểm A, B có hiệu địên thế không đổi U, người ta mắc song song hai điện trở R1=30Ω và R2=60Ω. Cường độ dòng điện trong mạch chính là 6A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua các mạch rẽ?
b) Tính công suất điện của đoạn mạch AB và nhiệt lượng tỏa ra của điện rở R1 trong 40 phút?
c) Muốn công suất điện của toàn mạch AB bằng 960W thì phải cắt bớt điện trở R1 một đoạn có điện trở bằng bao nhiêu?
3/ Cho R1, R2 mắc song song với nhau vào hai điểm A,B có hiệu điện thế 12V không đổi, thì cường độ dòng điện qua R1, R2 lần lượt là 0,6A và 0,4A.
a/ Tính điện trở R1, R2?
b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra của mạch trong 10 phút?
c/ Mắc thêm bóng đèn (6V-3,6W) nối tiếp với đoạn mạch song song trên vào hai điểm A,B thì đèn có sáng bình thường không? Giải thích tại sao?
4/ Giữa hai điểm M và N của mạch điện,hiệu điện thế luôn không đổi,có mắc nối tiếp 2 điện trở
R1=30Ω và R2=20Ω.Cường độ dòng điện qua mạch là 0,72A.
a/ Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch?
b/ Tính công suất và nhiệt lượng tỏa ra của đoạn mạch trong thời gian 10 phút?
c/ Mắc thêm điện trở R3 song song với R1. Tính điện trở R3 sao cho công suất của dòng điện qua điện trở R2 bằng 2 lần công suất của dòng điện qua hai điện trở R1và R3?
5/ Giữa hai điểm A và B của mạch điện có hai điện trở R1=30Ω, R2=15Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A,B luôn không đổi và bằng 9V.
a) Tìm cường độ dòng điện qua qua R1 và R2?
b) Tính công suất tiêu thụ của mạch điện AB?
c) Nếu thay R1 bằng đèn loại 6V–2,4W thì đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
6/ Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn có điện trở R1=40Ω, R2=20Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn luôn không đổi bằng 12V.
a) Tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch và qua mỗi điện trở?
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dây dẫn và công suất của dòng điện trong mạch?
c) Nếu mắc thêm vào đoạn mạch trên một bóng đèn (12V–2,4W) song song với R2, thì đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
7/ Giữa A và B có hiệu điện thế không đổi 12V, người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1=10 và R2=15.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở?
b) Thay điện trở R1 bằng một đèn(6V-3W), thì đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
8/ Một bếp điện loại (220 V-880W) được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 280C.
a) Tính điện trở của bếp điện?
b) Tính thời gian đun sôi nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K) và bỏ qua hao phí.
9/ Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế 12V không đổi, có mắc hai điện trở R1=24Ω và R2=6Ω nối tiếp nhau. Điện trở của các dây nối không đáng kể.
a/ Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
c/ Điện trở R1 thực ra gồm hai dây dẫn mắc song song nhau. Khi có dòng điện chạy qua thì công suất tiêu thụ của dây thứ nhất lớn gấp 3 lần công suất tiêu thụ của dây thứ hai. Tìm điện trở của mỗi dây?
Chia sẻ:
- X
Liên quan
Từ khóa » Bài Tập Mạch điện 1 Chiều Có Lời Giải
-
Các Dạng Bài Tập Dòng điện 1 Chiều
-
Phương Pháp Giải Bài Tập điện 1 Chiều
-
Bài Tập Máy điện Một Chiều Có Lời Giải - 123doc
-
Các Phương Pháp Giải Mạch điện Một Chiều - 123doc
-
Bài Tập Tự Luận Có đáp án Chi Tiết Về Dòng điện Một Chiều Môn Vật Lý ...
-
Các Dạng Bài Tập Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có 1 Phần Tử Có Lời Giải
-
Các Dạng Bài Tập Mạch điện Xoay Chiều Có R, L, C, F Thay đổi Có Lời Giải
-
Mạch điện Và 3000 Bài Toán Tuyển Chọn (Có Lời Giải - Quyển 1): Phần 1
-
Chuyên đề: Bài Tập Về Mạch điện Có Nhiều Nguồn - Lecttr
-
Bài Toán Về Mạch điện Một Chiều - Vật Lý 11 - Thầy Phạm Quốc Toản
-
[PDF] Phương Pháp Phân Tích Và Giải Mạch điện
-
Bài Tập Tự Luận điện Xoay Chiều Có Lời Giải
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Công Suất Của Mạch điện ...
-
Đại Cương Về Dòng điện Xoay Chiều Và Bài Tập Vận Dụng | Vật Lý 9