BÀI TẬP HÌNH HỌC NÂNG CAO DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Có thể bạn quan tâm
BÀI TẬP HÌNH HỌC NÂNG CAO DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Bài 1:
Cho đường tròn (O) có tâm o, đường kính BC. Lấy một điểm A trên đường tròn (O) sao cho AB > AC. Từ A vẽ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC). Từ H, vẽ HE vuông góc với AB và HF vuông góc với AC ( E thuộc AB, F thuộc AC).
a) Chứng minh rằng AEHF là hình chữ nhật và OA vuông góc với È.
b) Đường thẳng EF cắt đường tròn (O) tại P và Q ( E nằm giữa P và F).
Chứng minh \[A{{P}^{2}}=AE.AB\]. Suy ra APH là tam giác cân.
c) Gọi D là giao điểm của PQ và BC; K là giao điểm của AD và đường tròn (O) ( K khác A). Chứng minh AEFK là một tứ giác nội tiếp.
d) Gọi I là giao điểm của KF và BC. Chứng minh \[I{{H}^{2}}=IC.ID\].
Bài 2:
Cho góc nhọn xOy, trên Ox lấy điểm A cố định, trên Oy lấy điểm B lưu động sao cho hình chiếu H của B trên Ox nằm trong đoạn OA ( H khác O và A). Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OAB. Đường thẳng qua H và vuông góc AI cắt AB tại K.
1. Chứng minh rằng O, K, H, B nằm trên đường tròn.
2. Chứng mình rằng đường thẳng HK luôn qua điểm cố định.
Bài 3:
Cho đường tròn tâm (O) đường kính AB = 2R. Gọi M là một điểm bất kỳ thuộc đường tròn (O) khác A và B. Các tiếp tuyến của (O) tại A và M cắt nhau tại E. Vẽ MP vuông góc với AB (P thuọc AB), vẽ MQ vuông góc với AE ( Q thuộc AE).
a) Chứng minh AEMO là tứ giác nội tiếp đươngnf tròn và APMQ là hình chữn nhật.
b) Gọi I là trung điểm của PQ. Chứng minh O, I, E thẳng hàng.
c) Gọi K là giao điểm của EB và MP. Chứng minh hai tam giác EAO và MPB đồng dạng.
d) Đặt AP = x. Tính MP theo R và x. Tìm vị trí của M trên (O) để hình chữ nhật APMQ có diện tích lớn nhất.
Bài 4
Cho tam giác nhọn ABC có AB < AC và đường cao AH. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của AB và AC.
a) Chứng minh rằn DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn ngoại tiếp hai tam giác DHB và ECH.
b) Gọi F là giao điểm thứ hai của hai đường tròn ngoại tiếp hai tam giác DHB và ECH. Chứng minh rằng HF đi qua trung điểm của DE.
c) Đường tròn ngoại tiếp hai tam giác ADE đi qua F.
Bài 5:
Cho tam giác ABC vuông tại A và đường cao AH. Gọi I, J, K lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp của tam giácABC, AHB, AHC. Chứng minh rằng:
a) AI vuông góc với JK
b) Tứ giác BJKC nội tiếp đường tròn.
Bài viết gợi ý:
1. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI
2. Ôn tập về hệ thức lượng trong tam giác vuông – Hình học 9
3. HỆ PHƯƠNG THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
4. DẠNG TOÁN CĂN BẬC 2
5. Hướng dẫn giải một số bài toán quỹ tích-Toán lớp 9
6. Chuyên đề về phương trình bậc hai một ẩn
7. Phương pháp xác định tâm đường tròn nội tiếp, ngọai tiếp tam giác
Từ khóa » Bài Tập Về đường Tròn Lớp 9 Nâng Cao
-
15 Bài Tập Về Đường Tròn Lớp 9 Nâng Cao Có Lời Giải
-
Bài Tập Nâng Cao Chương 2 - Hình Học 9 - Đường Tròn
-
Bài Tập Nâng Cao: Sự Xác định đường Tròn, Quan Hệ Hai ... - Abcdonline
-
Bài Tập Nâng Cao Chương II Hình Học 9 - LỚP 9
-
Các Dạng Bài Tập Nâng Cao Về Đường Tròn | Chuyên đề Hình Học 10
-
Các Dạng Bài Tập Về đường Tròn - Toán Lớp 9 - Trường Quốc Học
-
Bài Tập Tiếp Tuyến đường Tròn Nâng Cao - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Tập Về Tiếp Tuyến Của đường Tròn Lớp 9 Nâng Cao
-
Bài Tập Về Tiếp Tuyến Của đường Tròn Lớp 9 - Học Toán 123
-
2 Dạng Bài Tập Về đường Tròn Lớp 9 - Học Toán 123
-
Phiếu Bài Tập Tiếp Tuyến Của đường Tròn Cơ Bản Và Nâng Cao
-
Bài Tập Tiếp Tuyến Của đường Tròn Cơ Bản Và Nâng Cao - Hình Học 9
-
Bồi Dưỡng HSG Toán 9 Chuyên đề 2: Đường Tròn
-
80 Bài Tập Hình Học Lớp 9 (Có đáp án)