Bài Tập Nâng Cao Toán Lớp 8: Tìm Giá Trị Lớn Nhất Và Giá ...
Có thể bạn quan tâm
Bài tập nâng cao: Tìm GTLN, GTNN của biểu thức
Chuyên đề tìm GTLN, GTNN của biểu thức Toán lớp 8 được VnDoc biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Đây là phần nội dung quan trọng trong chương trình Toán 8 và thường không thể thiếu trong bài kiểm tra môn Toán. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 8 hơn. Mời các bạn tham khảo.
- Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức
- Phương pháp tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
- 200 đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán
Đây là phần chuyên đề nâng cao về tìm GTLN và GTNN của biểu thức được chia làm hai mục: Lý thuyết và bài tập vận dụng. Phần lý thuyết có các bài tập ví dụ để các bạn học sinh tham khảo. Phần bài tập được sưu tầm và chọn lọc để các bạn học sinh có thể áp dụng lý thuyết phía trên vận dụng làm bài. Qua đó sẽ giúp cho các bạn học sinh luyện tập và củng cố thêm kiến thức về tìm GTLN, GTNN của biểu thức; đồng thời đây cũng là một tài liệu hay và đặc sắc để bồi dưỡng các bạn học sinh ôn thi học sinh giỏi lớp 8.
Bài tập nâng cao Toán lớp 8: Tìm GTLN, GTNN của biểu thức
A. Kiến thức cần nhớ khi tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức
I. Định nghĩa
+ Nếu với mọi \(x\) ta có \(A\left( x \right) \le A\left( {{x_0}} \right) = {\mathop{\rm a}\nolimits}\) (a là hằng số) thì ta nói a là giá trị lớn nhất của \(A\left( x \right)\) với \(x = {x_0}\). Kí hiệu: max \(A\left( x \right) = {\mathop{\rm a}\nolimits} \Leftrightarrow x = {x_0}\) hoặc GTLN \(A\left( x \right) = {\mathop{\rm a}\nolimits} \Leftrightarrow x = {x_0}\).
+ Nếu với mọi \(x\) ta có \(B\left( x \right) \ge B\left( {{x_0}} \right) = {\mathop{\rm b}\nolimits}\) (b là hằng số) thì ta nói b là giá trị nhỏ nhất của \(B\left( x \right)\) với \(x = {x_0}\). Kí hiệu: min \(B\left( x \right) = {\mathop{\rm b}\nolimits} \Leftrightarrow x = {x_0}\) hoặc GTNN \(B\left( x \right) = {\mathop{\rm b}\nolimits} \Leftrightarrow x = {x_0}\).
+ Nếu với mọi \(x,y,z...\)ta có \(A\left( {x,y,z,...} \right) \le A\left( {{x_0},{y_0},{z_0},...} \right) = {\mathop{\rm a}\nolimits}\)(a là hằng số) thì ta nói a là giá trị lớn nhất của \(A\left( {x,y,z,...} \right)\) với \(x = {x_0};y = {y_0};z = {z_0};...\)
Kí hiệu: max \(A\left( {x,y,z,...} \right) = {\mathop{\rm a}\nolimits} \Leftrightarrow x = {x_0};y = {y_0};z = {z_0}....\)
+ Nếu với mọi \(x,y,z...\)ta có \(B\left( {x,y,z,...} \right) \ge B\left( {{x_0},{y_0},{z_0},...} \right) = {\mathop{\rm b}\nolimits}\) (b là hằng số) thì ta nói b là giá trị lớn nhất của \(B\left( {x,y,z,...} \right)\) với \(x = {x_0};y = {y_0};z = {z_0};...\)
Kí hiệu: max\(B\left( {x,y,z,...} \right) = {\mathop{\rm b}\nolimits} \Leftrightarrow x = {x_0};y = {y_0};z = {z_0}....\)
II. Một số bất đẳng tức hay dùng
1. Bất đẳng thức Cauchy (Cô-si)
+ Với hai số không âm a, b ta có: \({\mathop{\rm a}\nolimits} + b \ge 2\sqrt {ab}\)
Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow {\mathop{\rm a}\nolimits} = b\)
+ Với n số không âm \({{\mathop{\rm a}\nolimits} _1},{a_2},...,{a_n}\left( {{\mathop{\rm n}\nolimits} \in N*} \right)\), ta có: \({\left( {\frac{{{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}}}{n}} \right)^n} \ge {{\mathop{\rm a}\nolimits} _1}{a_2}...{a_n}\)
Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow {{\mathop{\rm a}\nolimits} _1} = {a_2} = ... = {a_n}\)
+ Vài dạng cụ thể hay gặp:
\({{\mathop{\rm a}\nolimits} ^2} + {b^2} \ge 2ab;\,\,\,\,{\left( {a + b} \right)^2} \ge 4ab;\,\,\,\,ab \le {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^2} \le \frac{{{a^2} + {b^2}}}{2}\)
2. Bất đẳng thức Bunyakovski (Bu-nhi-a-cốp-xki)
Với hai bộ n số \(\left( {{a_1},{a_2},...,{a_n}} \right); \left( {{b_1},{b_2},...,b{ _n}} \right)\)ta có:
\({\left( {{a_1}{b_1} + {a_2}{b_2} + ... + {a_n}{b_n}} \right)^2} \le \left( {a_1^2 + a_2^2 + ... + a_n^2} \right)\left( {b_1^2 + b_2^2 + ... + b_n^2} \right)\)
Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow \exists {\mathop{\rm t}\nolimits} :{a_i} = t{b_i}\,\,\left( {i = \overline {1,n} } \right)\)
Nếu \({{\mathop{\rm b}\nolimits} _i} \ne 0\,\,\left( {i = \overline {1,n} } \right)\) thì dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow \frac{{{a_1}}}{{{b_1}}} = \frac{{{a_2}}}{{{b_2}}} = ... = \frac{{{a_n}}}{{{b_n}}}\)
3. Bất đẳng thức GTTĐ (giá trị tuyệt đối)
+ \(\left| {a + b} \right| \le \left| a \right| + \left| b \right|\). Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow {\mathop{\rm ab}\nolimits} \ge 0\)
+ \(\left| {a - b} \right| \ge \left| a \right| - \left| b \right|\). Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow b\left( {a - b} \right) \ge 0\)
4. Bất đẳng thức tam giác
+ Với a, b, c là ba cạnh của một tam giác thì a + b > c; a - b < c
B. Bài tập vận dụng tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức
1. Dạng 1: dạng phân tích thành bình phương của tổng hiệu, đặt biến phụ
Bài 1:
a, Tìm giá trị nhỏ nhất của \(A = {x^2} - 4x + 24\)
b, Tìm giá trị lớn nhất của \(B = - 3{x^2} - 2x + 1\)
c, Tìm giá trị nhỏ nhất của C = x² - 6x + 11
2. Dạng 2: dạng toán về phân thức
Bài 2:
a, Tìm giá trị lớn nhất của \(C = \frac{{4 - {x^2}}}{{{x^2} + 1}}\)
b, Tìm giá trị nhỏ nhất của \(D = \frac{{{x^2} - 4x - 4}}{{{x^2} - 4x + 5}}\)
Bài 3: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức \(T = \frac{{8x + 12}}{{{x^2} + 4}}\)
Bài 4: Với \(x,y,z > 0\), tìm giá trị nhỏ nhất của \(A = \left( {x + y} \right)\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y}} \right)\)
3. Dạng 3: dạng các biến bị ràng buộc bởi các hệ thức
Bài 5: Cho \(a + b + c = 5\)
a, Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = {a^2} + {b^2} + {c^2}\)
b, Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(B = ab + bc + ca\)
c, Tìm giá trị nhỏ nhất của A + B
4. Dạng 4: dạng chứa dấu giá trị tuyệt đối
Bài 6:
a, Tìm giá trị nhỏ nhất của \(A = \left| {5x + 2} \right|\)
b, Tìm giá trị lớn nhất của \(B = 2 - \left| {4 - 3x} \right|\)
c, Tìm giá trị nhỏ nhất của \(C = \left| {x - 4} \right| + \left| {x - 3} \right|\)
d, Tìm giá trị nhỏ nhất của \(D = {\left( {5x - 3} \right)^2} - 4\left| {5x - 3} \right| + 14\)
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem toàn bộ
---------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết và Bài tập nâng cao Toán lớp 8: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ làm tốt các dạng toán về tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức, từ đó đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra Toán sắp tới.
Ngoài Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với chuyên đề nâng cao lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Từ khóa » Các Bài Tập Về Gtnn Gtln Lớp 8
-
Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Nhỏ Nhất Của Một Biểu Thức
-
Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Biểu Thức Lớp 8
-
Chuyên Đề Tìm GTLN Và GTNN Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán Lớp 8
-
Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Biểu Thức đại Số
-
Cách Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Nhỏ Nhất Của Biểu Thức Lớp 8
-
Cách Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Phân Thức Cực Hay, Có ...
-
Tìm Gtln Gtnn Lớp 8
-
CÁC DẠNG TOÁN Tìm GTLN, GTNN Của Một BIỂU THỨC Lớp 8
-
Chuyên đề Tìm GTLN - GTNN Của Biểu Thức Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi ...
-
Các Dạng Bài Tập Tìm GTLN, GTNN Lớp 8
-
Chuyên đề: Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Nhỏ Nhất Của Một Biểu Thức – Toán 8
-
Bài 30: Bài Tập Về Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Phân Thức đại Số
-
Chuyên đề Tìm GTLN, GTNN Của Biểu Thức Toán Lớp 8 - Tài Liệu Vui
-
Bài Tập Tìm Giá Trị Lớn Nhất Nhỏ Nhất Lớp 8