Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Nhỏ Nhất Của Một Biểu Thức
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
- Giáo án - Bài giảng
- Thi Violympic
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi iOE
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Dành cho Giáo Viên
- Viết thư UPU
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- Đố vui
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
- Từ vựng tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
- Từ điển tiếng Anh
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức lớp 8
- A. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức
- B. Các bài tập tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức
- I. Dạng 1: Tam thức bậc hai
- II. Dạng 2: Đa thức có dấu giá trị tuyệt đối
- III. Dạng 3: Đa thức bậc cao
- C. Bài tập vận dụng
Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức là dạng bài tập thường xuất hiện trong các bài kiểm tra môn Toán lớp 8. Trong tài liệu dưới đây, VnDoc gửi tới các bạn lý thuyết và một số dạng toán giúp các em nắm được cách giải các dạng bài Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức. Mời các bạn tham khảo.
A. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức
1. Khái niệm
- Nếu với mọi giá trị của biến thuộc một khoảng xác định nào đó mà giá trị của biểu thức A luôn luôn lớn hơn hoặc bằng (nhỏ hơn hoặc bằng) một hằng số k và tồn tại một giá trị của biến để A có giá trị bằng k thì k gọi là giá trị nhỏ nhất (giá trị lớn nhất) của biểu thức A ứng với các giá trị của biến thuộc khoảng xác định nói trên.
2. Phương pháp
a) Để tìm giá trị nhỏ nhất của A, ta cần:
+ Chứng minh A ≥ k với k là hằng số
+ Chỉ ra dấu “=” có thể xảy ra với giá trị nào đó của biến
b) Để tìm giá trị lớn nhất của A, ta cần:
+ Chứng minh A ≤ k với k là hằng số
+ Chỉ ra dấu “=” có thể xảy ra với giá trị nào đó của biến
Kí hiệu: min A là giá trị nhỏ nhất của A; max A là giá trị lớn nhất của A
B. Các bài tập tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức
I. Dạng 1: Tam thức bậc hai
Phương pháp: Đối với dạng tam thức bậc hai ta đưa biểu thức đã cho về dạng bình phương một tổng (hoặc hiệu) cộng (hoặc trừ) đi một số tự do. Tổng quát:
|
Ví dụ 1: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức B = 6 - 8x - x2
Lời giải
Ta có: B = 6 - 8x - x2
B = - (x2 + 8x) + 6
B = - (x2 + 8x + 16) + 6 + 16
B = - (x + 4)2 + 22
Vì (x + 4)2 ≥ 0 với mọi x
⇒ - (x + 4)2 ≤ 0 với mọi x
⇒ - (x + 4)2 + 22 ≤ 22 với mọi x
⇒ B ≤ 22 với mọi x
Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức B là 22
Ví dụ 2. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức C = 4x2 + 8x + 10
Lời giải
C = 4x2 + 8x + 10
= (2x)2 + 2 . 2x . 2 + 4 + 6
= (2x + 2)2 + 6
Với mọi x ta có: (2x + 2)2 ≥ 0
⇒ (2x + 2)2 + 6 ≥ 6
⇒ C ≥ 6
Do đó, giá trị nhỏ nhất của biểu thức C là 6.
Ví dụ 3:
a, Tìm giá trị nhỏ nhất của A = 2x2 - 8x + 1
b, Tìm giá trị lớn nhất của B = -5x2 - 4x + 1
Lời giải:
a, A = 2(x2 - 4x + 4) - 7
= 2(x - 2)2 - 7 ≥ -7
Vậy min A = - 7 khi và chỉ khi x = 2
b, Ta có: \(B = - 5\left( {{x^2} + \frac{4}{5}x} \right) + 1\)
\(= - 5\left( {{x^2} - 2.x.\frac{2}{5} + \frac{4}{{25}}} \right) + \frac{9}{5}\)
\(= \frac{9}{5} - 5{\left( {x + \frac{2}{5}} \right)^2} \le \frac{9}{5}\)
Vậy max\(B = \frac{9}{5} \Leftrightarrow x = - \frac{2}{5}\)
Ví dụ 4: Cho tam thức bậc hai P(x) = ax2 + bx + c
a, Tìm min P nếu a > 0
b, Tìm max P nếu a < 0
Lời giải:
Ta có \(P = a\left( {{x^2} + \frac{b}{a}x} \right) + c\)
\(= a{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)^2} + \left( {c - \frac{{{b^2}}}{{4a}}} \right)\)
Đặt \(k = c - \frac{{{b^2}}}{{4a}}\). Do \({\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)^2} \ge 0\)nên:
a, Nếu a > 0 thì \(a{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)^2} \ge 0\)do đó P ≥ k ⇒ min P = k
b, Nếu a < 0 thì \(a{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)^2} \le 0\)do đó P ≤ k ⇒ max P = k ⇒ \(x = \frac{{ - b}}{{2a}}\)
II. Dạng 2: Đa thức có dấu giá trị tuyệt đối
Phương pháp: Có hai cách để giải bài toán này: Cách 1: Dựa vào tính chất |x| ≥ 0. Ta biến đổi biểu thức A đã cho về dạng A ≥ a (với a là số đã biết) để suy ra giá trị nhỏ nhất của A là a hoặc biến đổi về dạng A ≤ b (với b là số đã biết) từ đó suy ra giá trị lớn nhất của A là b. Cách 2: Dựa vào biểu thức chứa hai hạng tử là hai biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối. Ta sẽ sử dụng tính chất: ∀x, y ∈ \(\mathbb{Q}\) ta có:
|
Ví dụ 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:
a. A = (3x - 1)2 - 4|3x - 1| + 5
b. B = |x - 2| + |x - 3|
Lời giải:
a, A = (3x - 1)2 - 4|3x - 1| + 5
Đặt \(y = \left| {3x - 1} \right|\)
\(\Rightarrow A = {y^2} - 4y + 5 = {\left( {y - 2} \right)^2} + 1 \ge 1\)
Do đó, min A = 1⇔ y = 2.
\(\Leftrightarrow \left| {3x - 1} \right| = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x - 1 = 2\\3x - 1 = - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \dfrac{{ - 1}}{3}\end{array} \right.\)
b, \(B = \left| {x - 2} \right| + \left| {x - 3} \right|\)
\(B = \left| {x - 2} \right| + \left| {x + 3} \right| \ge \left| {x - 2 + 3 - x} \right| = 1\)
\(\Rightarrow \min B = 1 \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {3 - x} \right) \ge 0 \Leftrightarrow 2 \le x \le 3\)
Ví dụ 2: Tìm giá trị nhỏ nhất của C = |x2 - x + 1| + |x2 - x - 2|
Hướng dẫn giải
Ta có: C = |x2 - x + 1| + |x2 - x - 2|
≥ |x2 - x + 1 + 2 + x - x2| = 3
MinC = 3 ⇔ (x2 - x + 1)(2 + x - x2) ≥ 0
⇔ (x + 1)(x - 2) ≤ 0 ⇔ -1 ≤ x ≤ 2
Ví dụ 3: Tìm giá trị nhỏ nhất của T = |x - 1| + |x - 2| + |x - 3| + |x - 4|
Hướng dẫn giải
Ta có |x - 1| + |x - 4| ≥ |x - 1 + 4 - x| = 3 (1)
|x - 2| + |x - 3| ≥ |x - 2 +3 - x| = 1 (2)
Vậy T ≥ 1 + 3 = 4
Từ (1) suy ra dấu bằng xảy ra khi 1 ≤ x ≤ 4
Từ (2) suy ra dấu bằng xảy ra khi 2 ≤ x ≤ 3
Vậy T có giá trị nhỏ nhất bằng 4 khi 2 ≤ x ≤ 3
III. Dạng 3: Đa thức bậc cao
Phương pháp: Đưa đa thức về dạng tổng các bình phương. |
Ví dụ 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của các đa thức sau:
a. A = x(x - 3)(x - 4)(x - 7)
b. B = 2x2 + y2 - 2xy - 2x + 3
c. C = x2 + xy + y2 - 3x - 3
Lời giải:
a, A = x(x - 3)(x - 4)(x - 7)
= (x2 - 7x)(x2 - 7x + 12)
Đặt y = x2 - 7x + 6 thì A = (y - 6)(y + 6) = y2 - 36 ≥ - 36
\(\min A = - 36 \Leftrightarrow y = 0\)
\(\Leftrightarrow {x^2} + 7x + 6 = 0\)
\(\Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 6} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 6\end{array} \right.\)
b, B = 2x2 + y2 - 2xy - 2x + 3
= (x2 - 2xy + y2) + (x2 - 2x + 1) + 2
\(= {\left( {x - y} \right)^2} + {\left( {x - 1} \right)^2} + 2 \ge 2\)
Dấu "=" xảy ra \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - y = 0\\x - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = y = 1\)
c, C = x2 + xy + y2 - 3x - 3
= x2 - 2x + y2 - 2y + xy - x - y
Ta có \(C + 3 = \left( {{x^2} - 2x + 1} \right) + \left( {{y^2} - 2y + 1} \right) + \left( {xy - x - y + 1} \right)\)
\(= {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + \left( {x - 1} \right)\left( {y - 1} \right)\)
Đặt a = x - 1; b = y - 1 thì
\(C + 3 = {a^2} + {b^2} + ab\)
\(= \left( {{a^2} + 2.a.\frac{b}{2} + \frac{{{b^2}}}{4}} \right) + \frac{{3{b^2}}}{4}\)
\(= {\left( {a + \frac{b}{2}} \right)^2} + \frac{{3{b^2}}}{4} \ge 0\)
Vậy Min(C + 3) = 0 hay min C = - 3⇔ a = b = 0 ⇔ x = y = 1
C. Bài tập vận dụng
C.1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức B = 10 - x2
A. 0 | B. 10 | C. -10 | D. 9 |
Đáp án: B
Ta có: x2 ≥ 0 ⇒ 10 - x2 ≤ 10
Vậy min B = 10.
Câu 2. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức A = 4x - 2x2
A. 0 | B. 1 | C. 4 | D. 2 |
Đáp án: D
Ta có: A = 4x - 2x2 = - 2(x2 - 2x)
= - 2(x2 - 2x + 1) + 2
= - 2(x - 1)2 + 2
Vì (x - 1)2 ≥ 0 với mọi x
⇒ - 2(x - 1)2 + 2 ≤ 2
Do đó, giá trị lớn nhất của biểu thức A là 2.
Câu 3 . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức C = 4x + 3 - x2
A. 7 | B. 4 | C. 3 | D. -1 |
Đáp án: A
Ta có: C = 4x + 3 - x2
= - (x - 2)2 + 7 ≤ 7
Vì
Do đó, giá trị lớn nhất của C là 7.
Câu 4. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức D = - x2 + 6x - 11
A. - 11 | B. 6 | C. - 2 | D. 9 |
Đáp án: C
D = - x2 + 6x - 11 = - (x2 - 6x) - 11
= - (x2 - 6x + 9) + 9 - 11
= - (x - 3)2 - 2
Vì
Giá trị lớn nhất của biểu thức D là – 2
Câu 5. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức E = 4x - x2 + 1
A. 1 | B. 5 | C. 3 | D. 6 |
Đáp án: B
Ta có: E = 4x - x2 + 1
= - (x2 - 4x) + 1
= - (x2 - 4x + 4) + 4 + 1
= - (x - 2)2 + 5
Vì - (x - 2)2 ≤ 0 ⇒ - (x - 2)2 + 5 ≤ 5
Do đó, giá trị lớn nhất của biểu thức E là 5.
Câu 6. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = 2x2 + 8x + 11
A. 3 | B. 8 | C. 11 | D. 9 |
Câu 7. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức E = x2 - 2x + y2 + 4y + 10
A. 1 | B. 10 | C. 5 | D.8 |
Câu 8. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức D = 4x2 + y2 + 6y + 20
A. 20 | B. 11 | C. 10 | D.16 |
Câu 9. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức G = x2 + 5y2 - 4xy - 8y + 28
A. 10 | B. 8 | C. 20 | D.15 |
C.2. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
a, \(A = 2{x^2} + 2xy + {y^2} - 2x + 2y + 2\)
b, \(B = {x^4} - 8xy + {x^3}y + {x^2}{y^2} - x{y^3} + {y^4} + 200\)
c, \(C = {x^2} + xy + {y^2} - 3x - 3y\)
d, \(D = x\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x - 4} \right)\)
Bài tập 2: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
A = - x2 - y2 + xy + 2x + 2y
Bài tập 3: Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của các biểu thức dưới đây:
a, A = -x2 + x + 1 | b, B = x2 + 3x + 4 |
c, C = x2 - 11x + 30 | d, D = x2 - 2x + 5 |
e, E = 3x2 - 6x + 4 | f, F = -3x2 - 12x - 25 |
Bài tập 4: Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của các biểu thức dưới đây:
A = |x - 2004| + |x - 2005|
B = |x - 2| + |x - 9| + 1945
C = -|x - 7| - |y + 13| + 1945
Bài 5: Chứng minh rằng không có giá trị x, y, z thoả mãn:
x2 + 4y2 + z2 - 2x + 8y - 6z + 15 = 0
-----------------------------------------
Tham khảo thêm
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 năm 2024
Bộ 27 đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán năm 2024
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài tập Những hằng đẳng thức đáng nhớ nâng cao
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều năm 2024
Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức
Sử dụng sơ đồ Hoocne (Horner) để chia đa thức
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - Đầy đủ các môn
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Chia sẻ bởi: Công chúa Tuyết
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 12/12/2024
Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức
300,4 KB 31/07/2019 1:55:00 CHTải tài liệu định dạng .doc
186,5 KB 29/06/2020 4:24:47 CH
- Đoàn Việt Hưng giải chi tiết xem nào Thích Phản hồi 9 13/10/20
- Bé Heo
khá hữu ích
Thích Phản hồi 2 04/11/22 - Loi Doan
có 1 chỗ bị sai
Thích Phản hồi 8 10/08/21- Quỳnhh Zyy
vd3 câu b đk? 9/5 ko hiểu nó ra từ đâu
Thích Phản hồi 3 09:21 21/03
- Quỳnhh Zyy
Gợi ý cho bạn
Bài tập ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác
Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?
Bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử nâng cao
Tổng hợp 180 bài tập viết lại câu có đáp án
Bài tập Động từ khuyết thiếu có đáp án
Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1
Lớp 8
Toán 8
Lý thuyết Toán 8
Lý thuyết Toán 8
Bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử nâng cao
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Sử dụng sơ đồ Hoocne (Horner) để chia đa thức
Bài tập Những hằng đẳng thức đáng nhớ nâng cao
Bài tập ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác
Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức
Từ khóa » Các Bài Tập Về Gtnn Gtln Lớp 8
-
Bài Tập Nâng Cao Toán Lớp 8: Tìm Giá Trị Lớn Nhất Và Giá ...
-
Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Biểu Thức Lớp 8
-
Chuyên Đề Tìm GTLN Và GTNN Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán Lớp 8
-
Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Biểu Thức đại Số
-
Cách Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Nhỏ Nhất Của Biểu Thức Lớp 8
-
Cách Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Phân Thức Cực Hay, Có ...
-
Tìm Gtln Gtnn Lớp 8
-
CÁC DẠNG TOÁN Tìm GTLN, GTNN Của Một BIỂU THỨC Lớp 8
-
Chuyên đề Tìm GTLN - GTNN Của Biểu Thức Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi ...
-
Các Dạng Bài Tập Tìm GTLN, GTNN Lớp 8
-
Chuyên đề: Tìm Giá Trị Lớn Nhất, Nhỏ Nhất Của Một Biểu Thức – Toán 8
-
Bài 30: Bài Tập Về Giá Trị Lớn Nhất, Giá Trị Nhỏ Nhất Của Phân Thức đại Số
-
Chuyên đề Tìm GTLN, GTNN Của Biểu Thức Toán Lớp 8 - Tài Liệu Vui
-
Bài Tập Tìm Giá Trị Lớn Nhất Nhỏ Nhất Lớp 8