Bài Tập Rèn Luyện Vô Cùng Lớn Và Vô Cùng Bé - Vted
Có thể bạn quan tâm
Trích đoạn: Bài giảng Vô cùng lớn và Vô cùng bé
VÔ CÙNG BÉ VÀ VÔ CÙNG LỚNVô cùng bé
Hàm số $f\left( x \right)$ được gọi là một vô cùng bé khi \[x\to a\] nếu $\underset{x\to a}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0.$
Ví dụ: Các hàm số $\sin x,\tan x,{{x}^{\alpha }},\left( \alpha >0 \right)$ là các vô cùng bé khi $x\to 0.$
So sánh các vô cùng bé
Giả sử $f\left( x \right),g\left( x \right)$ là các vô cùng bé khi $x\to a$ và tồn tại giới hạn $\underset{x\to a}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{f\left( x \right)}{g\left( x \right)}=k.$ Khi đó:
+ Nếu $k=\infty $ thì $f\left( x \right)$ được gọi là vô cùng bé bậc thấp hơn (nhỏ hơn) vô cùng bé $g\left( x \right).$
+ Nếu $k=0$ thì $f\left( x \right)$ được gọi là vô cùng bé bậc cao hơn (lớn hơn) vô cùng bé $g\left( x \right)$ và viết $f\left( x \right)=o\left[ g\left( x \right) \right].$
+ Nếu $k\notin \left\{ 0,\infty \right\}$ thì $f\left( x \right),g\left( x \right)$ được gọi là các vô cùng bé cùng bậc.
Đặc biệt, nếu $k=1$ thì $f\left( x \right),g\left( x \right)$ được gọi là các vô cùng bé tương đương và viết $f\left( x \right)\sim g\left( x \right)$ khi $x\to a.$
Các cặp vô cùng bé tương đương hay sử dụng
(1) $\sin u\sim u$ khi $u\to 0$
(2) ${{\sin }^{m}}u\sim {{u}^{m}}$ khi $u\to 0$
(3) $\tan u\sim u$ khi $u\to 0$
(4) $1-\cos u\sim \dfrac{1}{2}{{u}^{2}}$ khi $u\to 0$
(5) $\ln \left( 1+u \right)\sim u$ khi $u\to 0$
(6) ${{e}^{u}}-1\sim u$ khi $u\to 0$
(7) ${{a}^{u}}-1\sim u\ln a$ khi $u\to 0$
(8) ${{\left( 1+u \right)}^{\alpha }}-1\sim \alpha u,\forall \alpha \ne 0$ khi $u\to 0$
(9) $\arcsin u\sim u$ khi $u\to 0$
(10) $\arctan u\sim u$ khi $u\to 0$
Quy tắc ngắt thay thế vô cùng bé tương đương và ngắt bỏ vô cùng bé bậc cao
Định lý: $\underset{x\to a}{\mathop{\lim }}\,f(x)=L\Leftrightarrow f(x)=L+\alpha (x)$ trong đó $\alpha (x)$ là một VCB khi $x\to a.$
Định lý: Ta có $f(x)\sim g(x)\Leftrightarrow f(x)=g(x)+o\left( g(x) \right).$
Chứng minh. Ta có $f(x)\sim g(x)\Leftrightarrow \underset{x\to a}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{f(x)}{g(x)}=1\Leftrightarrow \dfrac{f(x)}{g(x)}=1+\alpha (x)$ trong đó $\alpha (x)$ là một VCB khi $x\to a.$
Do đó \[f(x)=g(x)+g(x).\alpha (x)=g(x)+o\left( g(x) \right)\] vì \[\underset{x\to a}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{g(x).\alpha (x)}{g(x)}=\underset{x\to a}{\mathop{\lim }}\,\alpha (x)=0\Rightarrow g(x).\alpha (x)=o\left( g(x) \right).\]
Định lý: Nếu ${{f}_{k}}(x),k=1,2,...,n$ là các VCB khi $x\to a;$ trong đó ${{f}_{1}}(x)$ là VCB bậc thấp nhất thì $\sum\limits_{k=1}^{n}{{{f}_{k}}(x)}\sim {{f}_{1}}(x)$ khi $x\to a.$
Áp dụng cho trường hợp hay gặp: $a{{x}^{k}}+{{a}_{1}}{{x}^{k+1}}+...+{{a}_{n}}{{x}^{k+n}}\sim a{{x}^{k}}\left( \forall k>0,a\ne 0 \right).$
Định lý: Nếu ${{f}_{k}}(x),k=1,2,...,n$ là các VCB khi $x\to a;$ trong đó ${{f}_{k}}(x)\sim {{g}_{k}}(x),k=1,2,...,n$ và $\sum\limits_{k=1}^{n}{{{g}_{k}}(x)}\ne 0$ khi đó \[\sum\limits_{k = 1}^n {{f_k}(x)} \sim \sum\limits_{k = 1}^n {{g_k}(x)} ;\prod\limits_{k = 1}^n {{f_k}(x)} \sim \prod\limits_{k = 1}^n {{g_k}(x)} .\]
Chứng minh rằng $\int\limits_{0}^{{{x}^{2}}}{{{\left( 1+7{{\sin }^{2}}t \right)}^{\frac{1}{t}}}dt}$ và ${{\sin }^{2}}x$ là hai vô cùng bé tương đương khi $x\to 0.$
Xét giới hạn:
\[\begin{gathered} \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\int\limits_0^{{x^2}} {{{\left( {1 + 7{{\sin }^2}t} \right)}^{\frac{1}{t}}}dt} }}{{{{\sin }^2}x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{2x{{\left( {1 + 7{{\sin }^2}{x^2}} \right)}^{\frac{1}{{{x^2}}}}}}}{{2\sin x\cos x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{2x}}{{\sin 2x}}.{\left( {1 + 7{{\sin }^2}{x^2}} \right)^{\frac{1}{{{x^2}}}}} \\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + 7{{\sin }^2}{x^2}} \right)^{\frac{1}{{{x^2}}}}} = {e^{\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + 7{{\sin }^2}{x^2}} \right)}}{{{x^2}}}}} = {e^{7\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {x^2}.\frac{{\ln \left( {1 + 7{{\sin }^2}{x^2}} \right)}}{{7{{\sin }^2}{x^2}}}.{{\left( {\frac{{\sin {x^2}}}{{{x^2}}}} \right)}^2}}} = {e^0} = 1. \\ \end{gathered} \]
Vậy $\int\limits_{0}^{{{x}^{2}}}{{{\left( 1+7{{\sin }^{2}}t \right)}^{\frac{1}{t}}}dt}$ và ${{\sin }^{2}}x$ là hai vô cùng bé tương đương khi $x\to 0.$
Tính giới hạn $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{\ln \left( 1+4\sin x \right)}{{{3}^{x}}-1}$ bằng cách thay vô cùng bé tương đương.
Có $x \to 0 \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} \ln \left( {1 + 4\sin x} \right) \sim 4\sin x \sim 4x \hfill \\ {3^x} - 1 \sim x\ln 3 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + 4\sin x} \right)}}{{{3^x} - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{4x}}{{x\ln 3}} = \frac{4}{{\ln 3}}.$
Tính giới hạn $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{\sin 5x+2\arctan 2x+3{{x}^{2}}}{\ln \left( 1+5x+{{\sin }^{2}}3x \right)+2x{{e}^{x}}}$ bằng cách thay vô cùng bé tương đương.
Có \[x \to 0 \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} \sin 5x + 2\arctan 2x + 3{x^2} \sim 5x + 2.2x = 9x \hfill \\ \ln \left( {1 + 5x + {{\sin }^2}3x} \right) + 2x{e^x} = \ln \left( {1 + 5x + {{\sin }^2}3x} \right) + 2x({e^x} - 1) + 2x \sim 5x + 2x = 7x \hfill \\ \end{gathered} \right..\]
Do đó \[\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin 5x+2\arctan 2x+3{{x}^{2}}}{\ln \left( 1+5x+{{\sin }^{2}}3x \right)+2x{{e}^{x}}}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{9x}{7x}=\frac{9}{7}.\]
Tính giới hạn $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{x\ln \left( 1+2x \right)}{3{{x}^{2}}-4{{\sin }^{3}}x}$ bằng cách thay vô cùng bé tương đương.
Có $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{x\ln \left( 1+2x \right)}{3{{x}^{2}}-4{{\sin }^{3}}x}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{x.2x}{3{{x}^{2}}}=\frac{2}{3}.$
Tính giới hạn $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,{{\left( 1+2x \right)}^{\dfrac{1}{\sqrt{1+4x}-1}}}$ bằng cách thay vô cùng bé tương đương.
Có $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,{{\left( 1+2x \right)}^{\frac{1}{\sqrt{1+4x}-1}}}={{e}^{\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\ln (1+2x)}{\sqrt{1+4x}-1}}}={{e}^{\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x}{\frac{1}{2}.4x}}}=e.$
Hiện tại Vted.vn xây dựng 2 khoá học Toán cao cấp 1 và Toán cao cấp 2 dành cho sinh viên năm nhất hệ Cao đẳng, đại học khối ngành Kinh tế của tất cả các trường:
- Khoá: PRO S1 - MÔN TOÁN CAO CẤP 1 - ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
- Khoá: PRO S2 - MÔN TOÁN CAO CẤP 2 - GIẢI TÍCH
Khoá học cung cấp đầy đủ kiến thức và phương pháp giải bài tập các dạng toán đi kèm mỗi bài học. Hệ thống bài tập rèn luyện dạng Tự luận có lời giải chi tiết tại website sẽ giúp học viên học nhanh và vận dụng chắc chắn kiến thức. Mục tiêu của khoá học giúp học viên đạt điểm A thi cuối kì các học phần Toán cao cấp 1 và Toán cao cấp 2 trong các trường kinh tế.
Sinh viên các trường ĐH sau đây có thể học được combo này:
- ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- ĐH Ngoại Thương
- ĐH Thương Mại
- Học viện Tài Chính
- Học viện ngân hàng
- ĐH Kinh tế ĐH Quốc Gia Hà Nội
và các trường đại học, ngành kinh tế của các trường ĐH khác trên khắp cả nước...
KHOÁ PRO S1 ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH KHOÁ PRO S1 GIẢI TÍCHtương đương chương trình Giải tích 1 và Giải tích 2 khối ngành kỹ thuật.
Từ khóa » Hai Vô Cùng Lớn Tương đương
-
GiỚI HẠN HÀM SỐ(phần 2)Vô Cùng Bé – Vô Cùng Lớn | Xemtailieu
-
Vô Cùng Bé ,vô Cùng Lớn - Bài Giảng Khác - Trần Văn Phong
-
- Lý Thuyết: Vô Cùng Bé, Vô Cùng Lớn. Quy Tắc Ngắt Bỏ ...
-
Công Thức Vô Cùng Bé Tương đương
-
Giải Tích 1 Hoàng Hải Hà
-
Vô Cùng Bé (infinitesimal) | Maths 4 Physics & More...
-
- Vô Cùng Bé Và Vô Cùng Lớn - Thầy: Đặng Thành Nam
-
[PDF] Vô Cùng Lớn
-
Vô Cùng Lớn So Sánh Vcl Ngắt Bỏ Vcl - 123doc
-
[Top Bình Chọn] - Vô Cùng Bé Vô Cùng Lớn Tương đương
-
Một Số Phương Pháp Tính Giới Hạn (lim) - Theza2
-
Vô Cùng Lớn Tương đương | Cá-mậ
-
Đại Lượng Vô Cùng Lớn, Vô Cùng Bé Và áp Dụng - Tài Liệu Text - 123doc