Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Cực Hay, Có đáp án | Vật Lí Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Với Bài tập về hai loại điện tích có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về hai loại điện tích
- Cách giải bài tập về hai loại điện tích
- Ví dụ minh họa bài tập về hai loại điện tích
- Bài tập tự luyện về hai loại điện tích
Bài tập về hai loại điện tích cực hay (có lời giải)
A. Phương pháp giải
1. Xác định loại điện tích của vật bị nhiễm điện:
Tùy vào điều kiện bài toán, ta có thể lựa chọn một trong các cách sau:
- Cách 1: Ban đầu các vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát:
+ Nếu vật nhận thêm (thừa) electron thì mang điện âm.
+ Nếu vật cho bớt (thiếu) electron thì mâng điện dương.
Quảng cáo- Cách 2: Đưa vật bị nhiễm điện đến gần vật nhiễm điện đã biết loại
+ Nếu chúng đẩy nhau thì hai vật đó nhiễm điện cùng loại.
+ Nếu chúng hút nhau thì hai vật đó nhiễm điện khác loại.
2. Giải thích một số hiện tượng
- Dựa vào kết luận lực tương tác giữa các vật nhiễm điện:
+ Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
+ Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
- Khi hai vật trung hòa cọ xát vào nhau thì chúng cùng bị nhiễm điện, nhưng nhiễm điện khác loại.
- Dựa vào: khi thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì: Thanh thủy tinh mang điện dương (+) và mảnh lụa mang điện âm (-).
- Khi mảnh polietilen cọ xát vào len thì: Mảnh polietilen mang điện tích âm (-) và mảnh len mang điện tích (+).
Quảng cáo3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ, mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn.
- Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
- Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
- Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau.
1. Hai vật giống nhau, được cọ sát như nhau thì mang điện tích ………………. , nếu đặt gần nhau thì chúng …………………. Nhau.
2. Một vật ………………… nếu nhận thêm êlêctron, nhiễm ……………….. nếu mất bớt êlêctron.
3. Thanh nhựa và thanh thủy tinh khi được cọ xát và đặt gần nhau thì chúng ……………….. do chúng mang điện tích …………… loại.
4. Hai mảnh nilông sau khi được cọ xát bằng miếng len đặt gần nhau thì chúng ………………….
Quảng cáo1. Hai vật giống nhau, được cọ sát như nhau thì mang điện tích cùng dấu, nếu đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
2. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlêctron.
3. Thanh nhựa và thanh thủy tinh khi được cọ xát và đặt gần nhau thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
4. Hai mảnh nilông sau khi được cọ xát bằng miếng len đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
Ví dụ 2: Chọn câu đúng.
A. Một vật nhiễm điện dương, nếu nhận thêm electron sẽ trở thành vật nhiễm điện dương.
B. Một vật đang nhiễm điện âm, nếu nhận thêm electron thì sẽ trở thành vật nhiễm điện dương.
C. Một vật đang nhiễm điện dương, nếu nhường bớt electron thì sẽ trở thành vật nhiễm điện âm.
D. Một vật đang nhiễm điện âm, nếu nhận thêm electron thì sẽ trở thành vật nhiễm điện âm.
Quảng cáoBình thường các vật trung hòa về điện, nhưng khi vật nhận thêm electron thì nó mang điện âm, nếu vật mất bớt electron thì nó mang điện dương.
Một vật đang mang điện dương, nếu nhường bớt electron thì nó mang điện dương, nếu nhận thêm electron thì nó có thể vẫn mang điện dương, trở nên trung hòa về điện hoặc mang điện âm.
Một vật mang điện âm nếu nhận thêm electron thì nó mang điện âm.
Do đó đáp án đúng là D.
Chọn D
Ví dụ 3: Lấy thanh thủy tinh cọ sát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D.
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
Lấy thanh thủy tinh cọ sát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm, vì vậy thanh thủy tinh tích điện dương (+).
Thanh thủy tinh đẩy vật B, tức là B cùng dấu với thanh thủy tinh. B mang điện dương (+).
Thanh thủy tinh hút vật C và hút vật D, tức là C và D trái dấu với thanh thủy tinh. C và D mang điện âm (-).
Vậy:
Thanh thủy tinh mang điện dương (+)
Miếng lụa mang điện âm (-)
B mang điện dương (+).
C và D mang điện âm (-).
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nếu vật A hút vật B, B hút vật C, C đẩy vật D thì:
A. A và C có điện tích trái dấu.
B. B và D có điện tích cùng dấu
C. A và D có điện tích cùng dấu.
D. A và D có điện tích trái dấu.
Lời giải:
Vật A hút vật B nên A và B trái dấu.
B hút vật C nên B và C trái dấu, tức là A và C cùng dấu.
C đẩy vật D tức là C và D cùng dấu, tức là A, C, D cùng dấu.
Chọn C
Câu 2: Một vật nhiễm điện âm khi:
A. Vật đó nhận thêm êlectrôn.
B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
C. Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
D. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Lời giải:
Một vật mang điện âm khi nó nhận thêm electron
Chọn A
Câu 3: Một vật nhiễm điện dương khi:
A. Vật đó nhận thêm êlectrôn.
B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
C. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn.
D. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Lời giải:
Một vật mang điện dương khi nó mất bớt electron.
Chọn B
Câu 4: Trong mỗi hình a, b, c, d, các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích (+ hay -) vào vật chưa ghi dấu?
Lời giải:
Câu 5: Cọ xát đầu của hai thước nhựa cùng loại vào mảnh vai khô, sau đó treo một thước thăng bằng bằng một sợi dây mềm. Đưa hai đầu thước đã bị cọ xát lại gần nhau thì chúng sẽ:
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Không hút, không đẩy nhau
D. Hút nhau sao đó lại đẩy nhau
Lời giải:
Vì hai thước nhựa cùng loại, nên sau khi bị cọ xát, nó sẽ nhiễm điện như nhau nên nó đẩy nhau.
Chọn B
Câu 6: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e. Hỏi:
a. Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân? Vì sao em biết điều đó?
b. Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlêctrôn nữa hoặc mất đi 2 êlêctrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Tại sao?
Lời giải:
a. Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm. Hạt nhân mang điện tích dương bao nhiêu thì lớp vỏ mang điện tích âm bấy nhiêu. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e thì có 79 electron bay xung quanh hạt nhân này, tức là lớp vỏ electron có điện tích – 79e.
b. Điện tích của hạt nhân nguyên tử do các proton tạo nên. Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlêctrôn nữa hoặc mất đi 2 êlêctrôn thì điện tích của hạt nhân không thay đổi, vì chỉ có sự thêm, bớt electron ở lớp vỏ, còn hạt nhân vẫn giữ nguyên, không thay đổi.
Câu 7: Dùng một thanh thủy tinh đã nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích điều đó.
Lời giải:
Ban đầu hai vật hút nhau nên có hai khả năng xảy ra:
+ TH1: Chúng nhiễm điện trái dấu nhau.
+ TH2: Thanh thủy tinh nhiễm điện, còn quả cầu không nhiễm điện.
TH1: Sau khi chạm vào nhau, các electron từ vật nhiễm điện âm sẽ di chuyển sang vật nhiễm điện dương, làm cho hai vật mang điện như nhau (cùng dấu và cùng lượng điện tích), do đó hai vật sẽ đẩy nhau.
TH2: Sau khi va chạm nhau, electron từ vật sẽ di chuyển sang thanh thủy tinh, làm hai vật mang điện như nhau, do đó chúng đẩy nhau.
Câu 8: Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
Lời giải:
Khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn để khi phun sơn lên bề mặt vật thì các hạt sơn mang điện trái dấu với vật sẽ bị hút và dính chặt vào vật. Phương pháp này gọi là sơn tĩnh điện.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tiết kiệm sơn vì các hạt sơn nếu không được tích điện có thể bay ra ngoài không khí mà không bị hút dính vào vật. Khi sơn và vật được tích điện trái dấu thì các hạt sơn đều bị vật hút dính vào nhau.
Câu 9:
Ba quả cầu nhỏ A, B, C dược treo vào ba sợi dây tơ (bố trí như hình vẽ)
a. Cho quả cầu C tích điện dương. Hỏi quả cầu A và B tích điện gì?
b. Hãy so sánh điện tích của quả cầu A và C.
Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy quả cầu C hút quả B, nên B và C trái dấu, do đó B mang điện âm (-).
Ta thấy A cũng bị hút về phía B và C. Nếu A và B cùng dấu thì A và B đẩy nhau, không thể xảy ra trường hợp A và B cùng hướng về phía C được. Vì vậy A phải trái dấu với B và bị B hút.
(Chú ý: A bị C đẩy, nhưng vì C và A ở xa nhau hơn so với A và B nên lực đẩy do C tác dụng lên A nhỏ hơn lực hút B tác dụng lên A). Vì vậy A mang điện dương (+).
Từ hình ta thấy vị trí ba quả cầu được treo cách đều nhau, nhưng dưới tác dụng của các lực hút, khoảng cách B và C gần nhau hơn khoảng cách B và A, tức là giữa B và C có lực hút mạnh hơn lực hút giữa B và A.
Ta có thể kết luận điện tích của C lớn hơn điện tích của A.
Câu 10: Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?
Lời giải:
Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E.
Biết E mang điện tích âm.
D đẩy E nên D và E cùng dấu, nên D mang điện âm ( -);
C hút D nên C trái dấu với D, nên C mang điện dương (+);
B đẩy C nên B cùng dấu với C, nên B mang điện dương (+);
A hút B nên A trái dấu với B, nên A mang điện âm (-).
Vậy:
A nhiễm điện (-)
B nhiễm điện (+)
C nhiễm điện (+)
D nhiễm điện (–)
E nhiễm điện (–)
Câu 11:
Điện nghiệm là dụng cụ dùng để phát hiện sự nhiễm điện và đo mức độ nhiễm điện của các vật. Dựa vào hình vẽ bên, hãy giải thích cơ chế hoạt động của điện nghiệm.
Lời giải:
Bình thường, hai lá kim loại của điện nghiệm cụp lại. Khi vật nhiễm điện mà chạm vào núm của điện nghiệm thì hai lá điện nghiệm sẽ bị nhiễm điện cùng dấu nhau và cùng dấu với vật. Chúng đẩy nhau và sẽ bị xòe ra. Khi điện tích của vật lớn thì hai lá điện nghiệm xòe càng rộng.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 1: Giải thích hiện tượng nhiễm điện của các vật hay, chi tiết
- Dạng 3: Bài tập về Dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 4: Bài tập về Nguồn điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 5: Chất cách điện là gì, bài tập chất cách điện có đáp án
- Dạng 6: Chất dẫn điện là gì, bài tập chất dẫn điện có đáp án
- Dạng 7: Bài tập về dòng điện trong kim loại cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Vật Lý 7
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích
-
Bài Tập Cơ Bản Và Nâng Cao Vật Lý 7 - 18: Hai Loại điện Tích
-
Giải Bài Tập Vật Lí 7 - Bài 18: Hai Loại điện Tích
-
BÀI 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
-
Đề ôn Tập Môn Vật Lý 7 – Bài 18 - Mã đề 02 - Thư Viện Đề Thi
-
[VẬT LÝ 7] Bài Tập Về Hai Loại điện Tích | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
-
Giải Bài Tập Vật Lý 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích
-
Trắc Nghiệm Vật Lí 7 Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Cực Hay, Có đáp án
-
Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Vật Lý 7 | Bản-đồ.vn
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích - Haylamdo
-
Soạn Vật Lí 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích SGK
-
Vật Lí 7 Bài 18 : Hai Loại điện Tích
-
Lý Thuyết Hai Loại điện Tích - Vật Lý - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Bài Tập Vật Lý 7 Hai Loại điện Tích - 123doc