Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tíchBài tập trắc nghiệm Vật lý 7Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Trắc nghiệm Vật lý lớp 7 có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy, đồng thời giúp học sinh có thể tự ôn luyện kiến thức đã học tại nhà và làm quen nhiều dạng bài tập trắc nghiệm Lý 7 khác nhau trong chương trình lớp 7.

Mời bạn làm online: Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 19: Dòng điện - Nguồn điện

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18

1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm……… thì hút nhau

A. Cùng điện tích dương

B. Cùng điện ích âm

C. Điện tích cùng loại

D. Điện tích khác loại

2. Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình 7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng?

Vật lý 7 bài 18

A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại

B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện

C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện

D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại

3. Chọn phát biểu đúng. Một nguyên tử trung hòa về điện khi:

A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân

B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân

C. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân

D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân

4. Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích:

A. Cùng loại

B. Như nhau

C. Khác loại

D. Bằng nhau

5. Chọn câu phát biểu sai

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi bạt nhân và các electron

B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác

C. Hạt nhân mang điện tích dương

D. Các electron mang điện tích âm và có thể dịch chuyển ừ nguyên tử này sang nguyên tử khác

6. Chọn câu phát biểu sai

A. Các vật bị nhiễm điện là các vật có mang điện tích

B. Các vật trung hòa điện là các vậ không có điện tích

C. Nguyên tử nào cũng có điện tích

D. Các vật tích điện là các vật có điện tích

7. Chọn câu giải thích đúng. Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?

A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện

B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện

C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện

D. Cả ba câu đều đúng

8. Chọn câu trả lời đúng. Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô

A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải

B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa

C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải

D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa

9. Chọn câu trả lời đúng. Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì

A. Thanh thủy tinh mất bớt electron

B. Thanh thủy tinh nhận thêm electron

C. Thanh thủy tinh nhiễm điện âm

D. Lụa nhiễm điện dương

10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt electron

A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm

B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương

C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện

D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm

11. Chọn câu trả lời đúng. Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì

A. Chúng đẩy nhau

B. Chúng hút nhau

C. Không hút cũng không đẩy nhau

D. Vừa hút vừa đẩy nhau

12. Chọn câu trả lời đúng. Khi nối một quả cầu A có điện tích dương với một quả cầu B rung hòa điện thì

A. Electron dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A

B. Electron dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B

C. Electron không dịch chuyển

D. Cả ba câu đều sai

13. Chọn câu giải thích đúng. Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy?

A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền

B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn

C. Cả hai lí do trên

D. Một lí do khác

14. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Điện tích dương được kí hiệu bằng……………., điện tích âm kí hiệu bằng…………………

A. Dấu cộng, dấu trừ

B. Dấu trừ, dấu cộng

C. Dấu gạch chéo, dấu trừ

D. Dấu cộng, dấu chấm

15. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một nguyên tử khi nhận thêm electron thì gọi là………………….

A. Nguyên tử trung hòa

B. Ion dương

C. Ion âm

D. Cả ba câu đều sai

16. Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử:

A. Các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân

B. Các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân

C. Các electron mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân

D. Các electron mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân

17. Chọn câu sai

A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện

B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau

C. Khi cọ xát hai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia

D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia

18. Chọn câu sai

A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác

B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron

C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện

D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện

19. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.

B. Hạt nhân không mang điện tích.

C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.

D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.

20. Chọn phát biểu sai?

A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.

B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.

D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

21. Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:

A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.

B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.

C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.

D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.

22. Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:

A. 26

B. 52

C. 13

D. không có electron nào

23. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

A. Nhận thêm electron

B. Mất bớt electron

C. Mất bớt điện tích dương

D. Nhận thêm điện tích dương

24. Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. Vật b và c có điện tích cùng dấu

B. Vật b và d có điện tích cùng dấu

C. Vật a và c có điện tích cùng dấu

D. Vật a và d có điện tích trái dấu

25. Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là

A. Bằng nhau

B. Lớn hơn

C. Nhỏ hơn

D. Có lúc lớn, lúc nhỏ

26. Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?

A. Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.

B. Vật nhận thêm một số electron.

C. Vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.

D. Vật nhận thêm một số điện tích dương.

27. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:

A. Không hút, không đẩy nhau

B. Hút lẫn nhau

C. Vừa hút vừa đẩy nhau

D. Đẩy nhau

28.Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai?

A. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy.

B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ.

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác.

D. Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ.

Đáp án Trắc nghiệm Vật lý lớp 7

1. D2. D3. A4. C5. C6. B7. D8. B9. A10. B
11. B12. A13. C14. A15. C16. A17. D18. D19. C20. B
21.22. A23. B24. C25. A26. A27. B28.

----------------------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Từ khóa » Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Vật Lý 7