Vật Lí 7 Bài 18 : Hai Loại điện Tích
Có thể bạn quan tâm
Bài 18 : Hai loại điện tích
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích đó là điện tích âm và điện tích dương. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
+ Vật nhiễm điện dương được gọi là vật mang điện tích dương (+).
+ Vật nhiễm điện âm được gọi là vật mang điện tích âm (-)
Chú ý: Quy ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
- Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
- Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
2. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ, mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn.
- Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương (+).
- Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm (-) tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
- Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Xác định loại điện tích của vật bị nhiễm điện
Tùy thuộc vào bài toán mà ta sử dụng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Ban đầu các vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát:
+ Nếu vật nhận thêm (thừa) electron thì vật mang điện tích âm.
+ Nếu vật mất bớt (thiếu) electron thì vật mang điện tích dương.
Ví dụ 1: Trước khi cọ xát thì thước nhựa và mảnh vải đều trung hòa về điện (hình 18.5a).
Sau khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải thấy:
+ Thước nhựa nhận thêm electron nên thanh nhựa mang điện tích âm (hình 18.5b)
+ Mảnh vải mất bớt electron nên mảnh vải mang điện tích dương (hình 18.5b)
- Cách 2: Đưa vật bị nhiễm điện đến gần vật nhiễm điện đã biết loại:
+ Nếu hai vật đẩy nhau thì hai vật đó nhiễm điện cùng loại.
+ Nếu hai vật hút nhau thì hai vật đó nhiễm điện khác loại
Ví dụ 2: Vật A bị nhiễm điện nhưng chưa biết là nhiễm điện gì, vật B nhiễm điện dương. Khi đặt vật A lại gần vật B thì thấy chúng hút nhau ⇒ Vật A và B nhiễm điện khác loại ⇒ Vật A nhiễm điện âm.
2. Giải thích một số hiện tượng
- Dựa vào kết luận lực tương tác giữa các vật nhiễm điện:
+ Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
+ Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
- Khi hai vật trung hòa về điện cọ xát vào nhau thì chúng cùng bị nhiễm điện nhưng nhiễm điện khác loại (Ví dụ 1)
III. BÀI TẬP
Câu 1: Có mấy loại điện tích:
- 1
- 2
- 3
- 4
Lời giải:
Có hai loại điện tích:
- Điện tích dương
- Điện tích âm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Các loại điện tích là:
- Điện tích âm
- Điện tích dương
- Điện tích trung hòa
- A và B đúng
Lời giải:
Có hai loại điện tích:
- Điện tích dương
- Điện tích âm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Một vật nhiễm điện âm nếu:
- Nhận thêm electron
- Mất bớt electron
- Nhận thêm hoặc mất bớt electron
- Cả A, B, C đều sai
Lời giải:
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Một vật nhiễm điện dương nếu:
- Nhận thêm electron
- Mất bớt electron
- Nhận thêm hoặc mất bớt electron
- Cả A, B, C đều sai
Lời giải:
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Vật nhiễm điện là vật:
- Thừa êlectrôn.
- Thiếu êlectrôn.
- Bình thường về êlectrôn.
- Có thể thiếu hoặc thừa êlectrôn.
Lời giải:
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Chọn phương án đúng trong các phương án sau?
- Có 3 loại điện tích: điện tích âm, điện tích dương và điện tích trung hòa
- Hai vật nhiễm điện cùng loại thì hút nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại thì đẩy nhau
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Lời giải:
A – sai vì: Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương
B – sai vì: Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau
C – sai vì: Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau
D – đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Chọn phương án sai trong các phương án sau?
- Có 2 loại điện tích: điện tích âm, điện tích dương
- Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau
- Một vật nhiễm điện âm nếu mất bớt electron, nhiễm điện dương nếu nhận thêm electron
Lời giải:
A, B, C - đúng
D – sai vì: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau:
- Chúng luôn hút nhau.
- Chúng luôn đẩy nhau.
- Chúng không hút và không đẩy nhau.
- Có thể hút hoặc đẩy nhau tuỳ theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu.
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
⇒ Khi đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau thì chúng có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Chọn đáp án đúng:
- Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau luôn hút nhau.
- Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau luôn đẩy nhau.
- Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau không hút và không đẩy nhau.
- Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau có thể hút hoặc đẩy nhau tuỳ theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu.
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
⇒ Khi đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau thì chúng có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Các vật nhiễm điện ….. thì đẩy nhau …….. thì hút nhau.
- Khác loại, cùng loại
- Cùng loại, khác loại
- Âm, dương
- Dương , âm
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Các vật nhiễm điện khác loại thì …….., cùng loại thì ……………
- Đẩy nhau, hút nhau
- Hút nhau, đẩy nhau
- Âm, dương
- Dương , âm
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Các vật nhiễm………….thì đẩy nhau.
- Cùng điện tích dương
- Cùng điện tích âm
- Điện tích cùng loại
- Điện tích khác loại
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Các vật nhiễm………….thì hút nhau.
- Cùng điện tích dương
- Cùng điện tích âm
- Điện tích cùng loại
- Điện tích khác loại
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b ; b hút c ; c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
- Vật a và c có điện tích trái dấu.
- Vật b và d có điện tích cùng dấu.
- Vật a và c có điện tích cùng dấu.
- Vật a và d có điện tích trái dấu.
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Theo đề bài ta có:
- a hút b => a và b khác dấu
- b hút c => b và c khác dấu
⇒ a và c cùng dấu
- c đẩy d => c và d cùng dấu
⇒ a, c, d cùng dấu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b; b hút c; c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là sai?
- Vật a và c có điện tích cùng dấu.
- Vật b và d có điện tích trái dấu.
- Vật a và b có điện tích trái dấu.
- Vật a và d có điện tích trái dấu.
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Theo đề bài ta có:
- a hút b ⇒ a và b khác dấu
- b hút c ⇒ b và c khác dấu
⇒ a và c cùng dấu
- c đẩy d ⇒ c và d cùng dấu
⇒ a, c, d cùng dấu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Các vật A, B đều nhiễm điện. Đưa vật A nhiễm điện dương gần vật B thì thấy hút nhau, đưa vật B gần vật C thì thấy hiện tượng đẩy nhau. Vậy vật C sẽ:
- Không nhiễm điện
- Nhiễm điện dương
- Nhiễm điện âm
- Vừa nhiễm dương ,vừa nhiễm điện âm
Lời giải:
Ta có:
- Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
- Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Theo đề bài ta có:
- A hút B ⇒ A và B trái dấu ⇒ A nhiễm điện dương nên B nhiễm điện âm
- B đẩy C ⇒ B và C cùng dấu ⇒ C nhiễm điện âm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
- Vật đó mất bớt điện tích dương
- Vật đó nhận thêm electron
- Vật đó mất bớt electron
- Vật đó nhận thêm điện tích dương
Lời giải:
Ta có: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
⇒ Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do vật đó nhận thêm electron
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
- Vật đó mất bớt điện tích dương
- Vật đó nhận thêm electron
- Vật đó mất bớt electron
- Vật đó nhận thêm điện tích dương
Lời giải:
Ta có: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
⇒ Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do vật đó nhận thêm electron
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Hai vật tích điện được treo trên hai sợi dây mảnh, cả hai bị lệch khỏi vị trí cân bằng như hình vẽ:
Điện tích mà vật 1 và 2 có thể bị nhiễm là:
- Âm, âm
- Âm, dương
- Dương, dương
- Dương, trung hòa
Lời giải:
Từ hình vẽ, ta thấy hai vật 1 và 2 hút nhau
⇒ 2 vật này nhiễm điện khác loại nhau
A, C – cùng loại ⇒ loại
B – thỏa mãn
D – Nếu một vật tích điện đặt gần một vật trung hòa thì không xảy ra tương tác như hình
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Hai vật tích điện được treo trên hai sợi dây mảnh, cả hai bị lệch khỏi vị trí cân bằng như hình vẽ:
Điện tích mà vật 1 và 2 có thể bị nhiễm là:
- Âm, trung hòa
- Âm, dương
- Dương, dương
- Dương, trung hòa
Lời giải:
Từ hình vẽ, ta thấy hai vật 1 và 2 đẩy nhau
⇒ 2 vật này nhiễm điện cùng loại nhau
A, D – Nếu một vật tích điện đặt gần một vật trung hòa thì không xảy ra tương tác như hình
B – trái dấu ⇒ loại
C – đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Ba quả cầu nhỏ A, B, C được treo vào ba sợi dây mảnh. Cho quả cầu C tích điện dương ta thấy hiện tượng như hình. Hỏi quả cầu A và B tích điện gì?
- Âm
- Dương
- Âm và dương
- Dương và âm
Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy:
- B hút C ⇒ B, C trái dấu
- A hút B ⇒ B, A trái dấu
Theo đề bài, ta có C – nhiễm điện dương
⇒ B nhiễm điện âm, A nhiễm điện dương
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Ba quả cầu nhỏ A, B, C được treo vào ba sợi dây mảnh. Cho quả cầu B tích điện dương ta thấy hiện tượng như hình. Hỏi quả cầu A và C tích điện gì?
- Âm
- Dương
- Âm và dương
- Dương và âm
Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy:
- A hút B ⇒ A, B trái dấu
- B đẩy C ⇒ B, C cùng dấu
Theo đề bài, ta có B – nhiễm điện dương
⇒ A nhiễm điện âm, C nhiễm điện dương
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:
- Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.
- Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
- Làm cho phòng sáng hơn.
- Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.
Lời giải:
Các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao có tác dụng: hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
- Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
- Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện
- Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
- Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
Lời giải:
Ta thấy khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp vị đẩy ra xa ⇒ quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Nguyên tử gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dương và các notron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân
- Hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân
- Hạt nhân mang điện tích âm và các electron mang điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
- Hạt nhân mang điện tích âm và các notron mang điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
Lời giải:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
- Cùng loại
- Như nhau
- Khác loại
- Bằng nhau
Lời giải:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có:
- Tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân
- Tổng điện tích của notron bằng tổng điện tích âm của các electron
- Tổng điện tích của notron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân
- Tổng điện tích của notron bằng tổng điện tích âm của các electron và tổng điện tích dương của hạt nhân
Lời giải:
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
⇒ Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
- Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân.
- Tổng điện tích dương của các electron có trị truyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân.
- Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân.
Lời giải:
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
⇒ Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Chọn phương án sai?
- Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
- Nguyên tử gồm các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân và hạt nhân mang điện tích dương
- Electron không thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hay từ vật này sang vật khác
- Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân.
Lời giải:
A, B, D – đúng
C – sai vì: Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Chọn phương án đúng?
- Hầu hết các vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
- Nguyên tử gồm các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân và hạt nhân mang điện tích âm
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hay từ vật này sang vật khác
- Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích dương của các electron bằng tổng điện tích âm của hạt nhân.
Lời giải:
A – sai vì: Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
B – sai vì: Nguyên tử gồm các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân và hạt nhân mang điện tích dương
C – đúng
D– sai vì: Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Chọn phát biểu sai:
- Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và các electron.
- Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
- Hạt nhân mang điện tích dương.
- Các electron mang điện âm và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Lời giải:
B – sai vì: Hạt nhân không thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32: Chọn câu phát biểu sai:
- Các vật bị nhiễm điện là các vật mang điện tích
- Các vật trung hòa điện là các vật không có điện tích
- Nguyên tử nào cũng có điện tích.
- Các vật tích điện là các vật có điện tích
Lời giải:
B – sai vì: Các vật trung hòa về điện là các vật có điện tích nhưng có tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của các hạt nhân cấu tạo nên vật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33: Chọn câu giải thích đúng:
Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
- Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
- Vì thanh nhựa trung hòa về điện
- Vì mẩu giấy trung hòa về điện
- Tất cả đều đúng
Lời giải:
Trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ vì:
- Thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
- Thanh nhựa trung hòa về điện
- Mẩu giấy trung hòa về điện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, thước nhựa mang điện âm:
- Điện tích âm đi chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải.
- Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa.
- Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải.
- Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa.
Lời giải:
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35: Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, thanh thủy tinh mang điện dương, thì:
- Thanh thủy tinh mất bớt electron
- Thanh thủy tinh nhận thêm electron
- Lụa nhiễm điện dương
- Thanh thủy tinh nhiễm điện âm.
Lời giải:
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh mất bớt electron.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36: Chọn câu trả lời đúng
Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì:
- Chúng đẩy nhau
- Chúng hút nhau
- Không hút cũng không đẩy
- Vừa hút vừa đẩy nhau
Lời giải:
Vì quả cầu B trung hòa về điện nên khi đưa hai quả cầu lại gần sẽ không xảy ra tương tác điện, chúng không đẩy cũng không hút nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37: Chọn câu đúng:
- Nếu vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm thì A và B đẩy nhau.
- Nếu vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương thì chúng đẩy nhau.
- Nếu vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm, thì A và B hút nhau.
- Nếu vật A mang điện tích dương và vật B mang điện tích dương thì A và B hút nhau.
Lời giải:
A – sai vì: Nếu vật A mang điện tích dương , vật B mang điện tích âm thì A và B hút nhau.
B – sai vì: Nếu vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương thì chúng hút nhau.
C – đúng
D – sai vì: Nếu vật A mang điện tích dương và vật B mang điện tích dương thì A và B đẩy nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:
- Electron dương và electron âm
- Hạt nhân âm và hạt nhân dương
- Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.
- Hạt nhân mang điện tích âm và electron mang điện tích dương.
Lời giải:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là :
- Hạt nhân
- Êlectrôn
- Hạt nhân và êlectrôn
- Không có loại hạt nào
Lời giải:
Trong nguyên tử, êlectrôn có thể dich chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
Đáp án cần chọn là: B
Từ khóa » Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Vật Lý 7
-
Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Cực Hay, Có đáp án | Vật Lí Lớp 7
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích
-
Bài Tập Cơ Bản Và Nâng Cao Vật Lý 7 - 18: Hai Loại điện Tích
-
Giải Bài Tập Vật Lí 7 - Bài 18: Hai Loại điện Tích
-
BÀI 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
-
Đề ôn Tập Môn Vật Lý 7 – Bài 18 - Mã đề 02 - Thư Viện Đề Thi
-
[VẬT LÝ 7] Bài Tập Về Hai Loại điện Tích | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
-
Giải Bài Tập Vật Lý 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích
-
Trắc Nghiệm Vật Lí 7 Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Cực Hay, Có đáp án
-
Bài Tập Về Hai Loại điện Tích Vật Lý 7 | Bản-đồ.vn
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích - Haylamdo
-
Soạn Vật Lí 7 Bài 18: Hai Loại điện Tích SGK
-
Lý Thuyết Hai Loại điện Tích - Vật Lý - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Bài Tập Vật Lý 7 Hai Loại điện Tích - 123doc