Bài Test đánh Giá Sức Khỏe Phổi Tại Nhà - AFamily

Bài test đánh giá sức khỏe phổi chính xác ngay tại nhà

Theo Bệnh viện Zydus (Ấn Độ), có một bài test duy nhất đánh giá sức khỏe phổi chính xác ngay tại nhà. Đó chính là nín thở xem được bao lâu. Cụ thể, Bệnh viện Zydus đã chia sẻ cách thực hiện bài tập siêu đơn giản qua video dưới đây:

Bài tập kiểm tra sức khỏe phổi, bạn làm được bao nhiêu vòng?

Bạn sẽ giữ hơi thở của mình và xem quả bóng màu đỏ di chuyển và đếm số lần quay của nó. Nếu bạn dừng lại ở vị trí số 2 thì phổi bạn bình thường, ở vị trí số 5 thì phổi khỏe. Còn nếu ở vị trí số 10, phổi của bạn thực sự rất khỏe, bạn có thể yên tâm hơn trong mùa dịch bệnh Covid-19. Nói chung, bạn có thể nín thở càng nhiều vòng quay thì càng chứng tỏ có lá phổi khỏe mạnh.

  • Khi bệnh phổi tìm đến bạn, sắc da sẽ chuyển sang một màu lạ, Bộ Y tế khuyến cáo làm 7 điều để phổi luôn sạch khỏe

Nếu bạn nín thở đến vị trí số 5 trở đi, chắc hẳn sẽ yên tâm hơn hẳn. Thế nhưng, không thiếu người chỉ thực hiện đến trước vị trí số 5. Thậm chí có những người không thể nín thở đến vị trí số 2. Tất cả đều phản ánh sức khỏe phổi của bạn đang có vấn đề.

Nín thở là một thước đo phổi có thực sự khỏe không, nếu chưa đáp ứng bài test này, hãy "cấp cứu" phổi gấp - Ảnh 3.

Trong mùa dịch bệnh Covid-19, lại thêm tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng vào mùa đông, phổi càng cần được lưu tâm đầu tiên.

Trong mùa dịch bệnh Covid-19, lại thêm tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng vào mùa đông, phổi càng cần được lưu tâm đầu tiên. Bởi chúng ta đều biết, một khi dịch bệnh Covid-19 tấn công, lá phổi sẽ bị suy yếu. Tình hình ô nhiễm không khí tác động trực tiếp đến phổi qua hít thở. Việc kiểm tra xem phổi có thực sự khỏe mạnh hay không rõ ràng là điều nên làm lúc này.

Khi phổi yếu, nín thở được số vòng quá ít, hãy "cấp cứu" phổi gấp theo những cách sau để tăng cường sức khỏe phổi

1. Hít thở sâu

Đây là một bài tập được yoga cổ điển vô cùng coi trọng. Để thực hiện hít thở sâu đúng cách, luyện cho phổi khỏe lên từng ngày, bạn thực hiện như sau: Thở hết khí trong bụng, hít một hơi đếm từ theo số giây đồng hồ từ 1-4 (cho người mới bắt đầu) hoặc từ 1-5 (cho người đã từng tập luyện). Sau đó, bạn nín thở trong 40-50 giây rồi thở ra từ 1-8 hoặc từ 1-10. Thực hiện bài tập ít nhất 5 vòng mỗi lần.

Nín thở là một thước đo phổi có thực sự khỏe không, nếu chưa đáp ứng bài test này, hãy "cấp cứu" phổi gấp - Ảnh 4.

Hít thở sâu là một bài tập được yoga cổ điển vô cùng coi trọng.

2. Thở tống Kapalbhati

Đây cũng là một bài tập giúp phổi khỏe được yoga cổ điển vô cùng coi trọng. Bạn thực hiện như sau:

- Ngồi thẳng với cột sống của bạn dựng lên và bắt chéo chân trước mặt bạn.

- Hít sâu rồi thở ra nhanh và đột ngột, tạo ra âm thanh rít trong khi thực hiện.

Để thở ra, bụng nhanh chóng hóp vào cột sống buộc không khí ra khỏi mũi (giống như cố gắng thổi một ngọn nến qua mũi).

- Thực hiện liên tục trong khoảng 40 lần đếm.

Nín thở là một thước đo phổi có thực sự khỏe không, nếu chưa đáp ứng bài test này, hãy "cấp cứu" phổi gấp - Ảnh 5.

Đây cũng là một bài tập giúp phổi khỏe được yoga cổ điển vô cùng coi trọng.

3. Luôn ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi méo mó, ưỡn ẹo lưng sẽ khiến buồng phổi không mở rộng đúng mức khi thở, dẫn đến hơi thở nông và làm giảm lượng ô xy trong máu. Do đó cần phải điều chỉnh lại tư thế cho đúng. Lưng phải thẳng, 2 bàn chân đặt lên nền nhà, chân hơi duỗi ra, đầu gối phải thấp hơn hông.

4. Bơi lội

Bơi là hình thức tập luyện rất tốt cho phổi. Khi bơi, việc hít thở không khí qua cả mũi và miệng giúp cơ thể đào thải tốt carbon dioxide, từ đó giúp giảm tình trạng mệt mỏi qua vận động.

Nín thở là một thước đo phổi có thực sự khỏe không, nếu chưa đáp ứng bài test này, hãy "cấp cứu" phổi gấp - Ảnh 6.

Bơi là hình thức tập luyện rất tốt cho phổi.

5. Chạy bộ

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện thể dục tốt nhất cho cơ thể. Chạy bộ đều đặn giúp giảm cân, cải thiện chức năng phổi và giúp bạn có được một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Nín thở là một thước đo phổi có thực sự khỏe không, nếu chưa đáp ứng bài test dưới đây, hãy "cấp cứu" phổi gấp - Ảnh 7.

Từ khóa » Cách Nín Thở Kiểm Tra Phổi