Các Phương Pháp Kiểm Tra Chức Năng Phổi Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
- 1. Kiểm tra chức năng phổi tại nhà bằng một số thiết bị
- 2. Kiểm tra chức năng phổi tại nhà bằng các phương pháp đơn giản
Phổi là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng và dễ tổn thương nhất của con người. Chức năng phổi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi tác và bệnh lý, hoặc phổ biến nhất là do yếu tố ô nhiễm môi trường.
Ngoài phương pháp kết hợp kiểm tra định kỳ tại các cơ sở khám chuyên khoa, bạn có thể áp dụng một số cách kiểm tra chức năng phổi tại nhà để sớm
1. Kiểm tra chức năng phổi tại nhà bằng một số thiết bị
Máy đo lưu lượng đỉnh và máy đo phế dung là những thiết bị có thể kiểm tra chức năng phổi tại nhà. Các thiết bị này sẽ theo dõi và đánh giá các về hô hấp mà bạn gặp phải hàng ngày. Máy đo lưu lượng định có công dụng đo lưu lượng thở ra tối đa (PEF). Trong khi đó, máy đo phế dung sẽ đo thể tích thở ra bắt buộc trong 1 giây (FEV1).
So với máy đo phế dung, máy đo lưu lượng đỉnh là thiết bị có phần phổ biến hơn. Thiết bị này có giá thành tương đối thấp với cách sử dụng rất đơn giản. Để đo PEF, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đặt con trỏ trên thước đo của đồng hồ đo lưu lượng đỉnh về mức 0 hoặc mức thấp nhất trên đồng hồ.
Bước 2: Gắn ống ngậm vào đồng hồ đo lưu lượng đỉnh.
Bước 3: Đứng thẳng người và hít vào một hơi thật sâu.
Bước 4: Đặt ống ngậm của máy đo lưu lượng đỉnh và miệng và ngậm chặt. Khi ngậm, bạn cần đảm bảo cho phần môi được bao quanh ống ngậm và không đặt lưỡi vào ống ngậm.
Bước 5: Thở mạnh và nhanh hết mức có thể.
Bước 6: Ghi chú lại giá trị trên máy đo lưu lượng đỉnh.
Để tránh sai sót, việc đo PEF nên được tiến hành từ 2 đến 3 lần. Đặc biệt là khi kết quả đo giữa các lần đo có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, trước khi đo, bạn cần điều chỉnh con trỏ trên đồng hồ về mức 0 hoặc thấp nhất. Sau 3 lần đo, bạn hãy ghi chú lại giá trị cao nhất vào bảng theo dõi của mình.
Độ chính xác của kết quả đo lưu lượng đỉnh thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thao tác sai hoặc lực thở chưa đủ là những nguyên nhân phổ biến gây sai lệch kết quả. Ngoài những yếu tố này, kết quả đo lưu lượng đỉnh còn bị ảnh hưởng bởi:
- Sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi đo khoảng 4 giờ trước. Điều này có thể giúp kết quả đi lưu lượng đỉnh được cải thiện.
- Dùng thuốc an thần trước khi tiến hành đo. Khác với thuốc giãn phế quản, thuốc an thần sẽ khiến cho kết quả đo xấu đi.
- Sự bất thường trong nhịp thở do người đo có cảm giác đau sẽ khiến kết quả đo sai.
2. Kiểm tra chức năng phổi tại nhà bằng các phương pháp đơn giản
Nếu không có máy đo lưu lượng đỉnh, bạn vẫn có thể kiểm tra chức năng phổi tại nhà bằng các phương pháp rất đơn giản. Chẳng hạn như:
- Kiểm tra chức năng phổi tại nhà bằng cách thổi que diêm
Thổi que diêm là một trong những cách đơn giản nhất để thử chức năng của phổi. Bạn chỉ cần đặt que diêm đang sáng cách miệng khoảng 15 cm và thổi thật mạnh. Nếu que diêm có thể tắt ngay thì chứng tỏ chức năng phổi của bạn hoàn toàn bình thường. Ngược lại, que diêm không tắt thì rất có thể bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến phổi.
- Kiểm tra bằng cách leo cầu thang bộ
Leo cầu thang bộ cũng là cách hiệu quả để kiểm tra chức năng phổi. Để kiểm tra, bạn chỉ cần đi bộ với tốc độ vừa phải từ tầng 1 lên tầng 3. Sau khi leo, người có vấn đề về phổi thường có các dấu hiệu thở gấp, thở hắt, tức ngực… Trong khi đó, người khỏe mạnh gần như hoàn toàn không có biểu hiện này.
- Phương pháp nín thở
Thời gian nín thở sau khi hít sâu có thể cho thấy tình trạng của chức năng phổi. 30 giây là thời gian cho thấy bạn có chức năng phổi và tim tốt. Nếu có thể nín thở trên 20 giây thì chứng tỏ bạn đang có chức năng phổi ổn định. Ngược lại, chức năng phổi của bạn sẽ càng yếu nếu thời gian nín thở càng ngắn.
- Kiểm tra chức năng phổi bằng cách chạy tại chỗ
Chạy bộ tại chỗ cũng là cách mà bạn nên thử nếu muốn kiểm tra chức năng phổi tại nhà. Tốc độ chạy được khuyến nghị là 100-120 nhịp tim/ phút trong một khoảng thời gian vừa đủ. Sau khi ngừng chạy, bạn có thể ngồi nghỉ và quan sát biểu hiện bản thân. Chức năng phổi sẽ có vấn đề nếu bạn có các dấu hiệu như thở hắt và tim đập nhanh. Bên cạnh đó, thời gian hồi phục cũng là yếu tố để đánh giá chức năng phổi. Người khỏe mạnh và có chức năng phổi tốt thường chỉ mất từ 5-6 phút để hồi phục.
Việc điều trị các căn bệnh về phổi sẽ trị hiệu quả hơn nếu được phát hiện sớm.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, việc người dân tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe là một việc làm rất cần thiết. Ngoài việc chú ý đến việc tiếp xúc gần với những người nhiễm, nghi nghiễm thì việc quan tâm đến các biện pháp tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cũng được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Nếu có nghi ngờ, cần chủ động khai báo y tế và liên hệ với cơ quan y tế địa phương.Ghi nhớ 8 phương pháp để bảo vệ đường hô hấp tốt hơn
Từ khóa » Cách Nín Thở Kiểm Tra Phổi
-
Cách Test Xem Phổi Khỏe Mạnh đến đâu | Vinmec
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Sức Khỏe Của Phổi Bằng Những Cách đơn Giản ...
-
Cách Tự Kiểm Tra Sức Khỏe Của Phổi
-
Kiểm Tra Phổi Bằng Cách Nín Thở - Cách Tự Kiểm Tra Sức Khỏe Của ...
-
Mẹo Tự Kiểm Tra Sức Khoẻ Phổi - YouTube
-
Bài Test đánh Giá Sức Khỏe Phổi Tại Nhà - AFamily
-
Nín Thở Bao Lâu Thì Phổi Tốt? Phương Pháp đánh Giá Khác? Lời ...
-
5 Cách đơn Giản Tự Kiểm Tra Chức Năng Tim, Phổi Ngay Tại Nhà
-
Chuyên Gia Nói Gì Về Mẹo Tự Kiểm Tra Nhiễm Covid-19 Bằng Cách Nín ...
-
Test Phổi Xem Bạn Có đủ Khoẻ Mạnh ?...
-
Thời Sự VTV - Trong Quá Trình điều Trị Cho Bệnh Nhân COVID-19, Oxy ...
-
Cách Tự Kiểm Tra Sức Khỏe Của Phổi - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Nín Thở được Lâu Không Có Nghĩa Là Phổi Tốt, Bác Sĩ Hướng Dẫn 6 ...
-
Thử Nín Thở Theo Cách Này Biết Ngay Phổi Khỏe Hay đã Suy Yếu