Bài Thơ: Dục Thuý Sơn - 浴翠山 (Nguyễn Trãi - 阮廌) - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 123.83Ngôn ngữ: Chữ HánThể thơ: Ngũ ngôn bát cúThời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn13 bài trả lời: 9 bản dịch, 2 thảo luận, 2 bình luận5 người thíchTừ khoá: núi Dục Thuý (30) núi (61) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 10 [1990-2006] (49)
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ

Một số bài cùng từ khoá

- Khâm mạng kinh lược Bắc Kỳ hà đê ư Ninh Bình đăng Dục Thuý sơn ngẫu đề (Trương Đăng Quế)- Quê mẹ (Tố Hữu)- Đôi thỏ (Khuyết danh Việt Nam)- Khi trang sách mở ra (Nguyễn Nhật Ánh)- Cây dừa (Trần Đăng Khoa)

Một số bài cùng tác giả

- Bảo kính cảnh giới bài 33- Bảo kính cảnh giới bài 21- Với bạn hữu của chồng- Tự thán bài 41- Khất nhân hoạ Côn Sơn đồ

Một số bài cùng nguồn tham khảo

- Thơ tiếc cảnh bài 13 (Nguyễn Trãi)- Tự thán bài 40 (Nguyễn Trãi)- Tự thán bài 4 (Nguyễn Trãi)- Thơ tiếc cảnh bài 11 (Nguyễn Trãi)- Hoa mẫu đơn (Nguyễn Trãi)

Đăng bởi Vanachi vào 05/05/2006 05:53, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 12/04/2024 01:22

浴翠山

海口有仙山,前年屢往還。蓮花浮水上,仙境墜人間。塔影簪青玉,波光鏡翠鬟。有懷張少保,碑刻蘚花斑。

Dục Thuý sơn

Hải khẩu hữu tiên san,Tiền niên lũ vãng hoàn.Liên hoa phù thuỷ thượng,Tiên cảnh truỵ nhân gian.Tháp ảnh trâm thanh ngọc,Ba quang kính thuý hoàn.Hữu hoài Trương Thiếu Bảo,Bi khắc tiển hoa ban.

Dịch nghĩa

Gần cửa biển có núi tiên,Năm trước đã nhiều lần đi về.Như bông hoa sen nổi trên mặt nước,Đúng là cảnh tiên rớt xuống cõi trần.Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh,Ánh sáng trên sóng như gương soi búi tóc biếc.Chạnh nhớ tới ông Trương Thiếu Bảo,Tấm bia đá nói về ông đã lốm đốm rêu phong.

浴翠山 Dục Thuý sơn Núi Dục Thuý

海口有仙山,Hải khẩu hữu tiên san,Gần cửa biển có núi tiên,

前年屢往還。Tiền niên lũ vãng hoàn.Năm trước đã nhiều lần đi về.

蓮花浮水上,Liên hoa phù thuỷ thượng,Như bông hoa sen nổi trên mặt nước,

仙境墜人間。Tiên cảnh truỵ nhân gian.Đúng là cảnh tiên rớt xuống cõi trần.

塔影簪青玉,Tháp ảnh trâm thanh ngọc,Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh,

波光鏡翠鬟。Ba quang kính thuý hoàn.Ánh sáng trên sóng như gương soi búi tóc biếc.

有懷張少保,Hữu hoài Trương Thiếu Bảo,Chạnh nhớ tới ông Trương Thiếu Bảo,

碑刻蘚花斑。Bi khắc tiển hoa ban.Tấm bia đá nói về ông đã lốm đốm rêu phong.

Nguyên chú: Núi tại xã Chính Đại, An Khánh, lại có tên là Thuỷ sơn (núi Nước). Trương Hán Siêu đổi gọi là núi Dục Thuý, cuối đời ông đến ở tại đây, từng có thơ khắc vào vách đá.Núi Dục Thuý tức núi Non Nước ở Ninh Bình, tên Dục Thuý là do Trương Hán Siêu đặt.[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 12 trong tổng số 2 trang (13 bài trả lời)[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Huy Cận

Gửi bởi Vanachi ngày 05/05/2006 05:53Có 1 người thích

Cửa biển có núi tiên,Năm xưa lối về quen.Non bồng nơi cõi tục,Mặt nước nổi đài sen.Bóng tháp ngời trâm ngọc,Tóc mây gợn ánh huyền.Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo,Bia rêu lốm đốm nền.

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 183.61Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Cao Phan

Gửi bởi Vanachi ngày 13/04/2007 18:38

Có ngọn núi tiên đầu cửa biểnMấy lần năm trước đã qua đâyLênh đênh nước tựa đài sen nởTiên cảnh đâu như lạc chốn nàyBút tháp tựa trâm cài ngọc biếcTưởng chừng nước rọi làn tóc mâyCảnh xui hồi tưởng ngài Thăng PhủBia cổ rêu phong một lớp dày.

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 83.62Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh

Gửi bởi Vanachi ngày 03/09/2008 23:23

Cảnh động ngay cửa biển,Năm nào vẫn dạo rong.Hoa sen trôi mặt nước,Cõi tục nổi non bồng.Bóng tháp cài trâm ngọc,Tóc mây chiếu kính sông.Nhớ xưa Trương thiếu bảo,Bia khắc đốm rêu phong.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 82.38Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Khương Hữu Dụng

Gửi bởi bangpro ngày 23/03/2010 08:14

Cửa biển có non tiên Từng qua lại mấy phen Cảnh tiên rơi cõi tụcMặt nước nổi hoa senBóng tháp hình trâm ngọcGương sông ánh tóc huyền Nhớ xưa Trương thiếu bảoBia khắc dấu rêu hoen

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Con thuyền bạt sóng 153.87Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Lâm trung Phú

Gửi bởi phuhoang4142 ngày 19/05/2012 08:39

Ngọn núi Tiên vàm biểnBao năm vẫn lại qua!Đài sen trồi mặt nướcTiên cảnh cõi người ta!Bóng tháp vươn trâm ngọcTóc xanh rực sóng hoa!Nhớ về Trương Thiếu BảoBia khắc phủ rêu nhoà!

14.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Cự Minh Sơn

Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi cuminhson ngày 21/05/2013 23:34

Ngoài biển xa ấy có núi tiên,Nhớ xưa qua đó mấy bận liền.Lấp ló sen hồng trên mặt nước,Giường như tiên cảnh hóa tự nhiên.Hồ xanh tháp chiếu như trâm ngọc,Ánh sóng mơ hồ phản tóc tiên.Nhớ hoài về ông Trương Tiếu Bảo,Trên bia rêu phủ khắp một miền.

24.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn

Gửi bởi hongha83 ngày 17/06/2016 17:48

Núi tiên ở cửa biển,Năm trước luôn qua chơi.Bông sen nổi mặt nước,Cảnh tiên giữa cõi đời.Bóng tháp trâm ngọc giắt,Ánh sóng tóc mây soi.Nhớ sao Trương Thiếu Bảo,Bia đá chớm rêu rồi

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews) 23.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 06:40

Nguyễn Trãi viết: “Túi thơ chứa hết mọi giang san”. Quả thật Ức Trai đã đi nhiều nơi, thăm nhiều danh thắng. Với lòng yêu thiên nhiên say đắm, với hồn thơ rộng mở, nhạy cảm và tinh tế, tới đâu Nguyễn Trãi cũng có thơ về cảnh đẹp non sông đất nước. Người đọc ngày nay có thể tìm thấy một bộ sưu tập phong cảnh Việt Nam rất phong phú và đa dạng qua tập thơ chữ Hán – Ức Trai thi tập: núi Côn Sơn, núi Yên Tử, cảng Vân Đồn, chùa Tiên Du, chùa Đông Sơn, núi Long Đại, núi Lam Sơn... Đặc biệt, Nguyễn Trãi có nhiều thơ về các địa danh ở Ninh Bình, tạo nên một quần thể danh thắng của vùng “vịnh Hạ Long cạn” này: núi Dục Thuý, cửa biển Thần Phù, trấn Vịnh Doanh.Trong quần thể danh thắng đó, nổi bật lên là Dục Thuý sơn. Trước đây núi có tên là Sơn Thuý. Tên Dục Thuý là do Trương Hán Siêu đặt. Có người giải thích núi giống hình chim trả, lại ở trên bờ sông, nên gọi là Dục Thuý, với nghĩa là chim trả tắm (dục: tắm, thuý: chim trả). Không rõ Trương Thiếu bảo gọi là Dục Thuý sơn có phải vì lẽ đó không, hay chỉ đơn thuần là núi tắm trong xanh biếc (thuý. xanh biếc). Dù thế nào thì tên gọi Dục Thuý sơn cũng rất đẹp và thơ mộng, người chưa được đến thăm có thể qua tên mà hiểu cảnh.Từ lâu Dục Thuý sơn đã là đề tài hấp dẫn của thi ca. Nhiều thi sĩ lừng danh đã có thơ về danh thắng này như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh. Lê Thánh Tông, Tản Đà... Tuy nhiên tình của Nguyễn Trãi đối với Dục Thuý sơn, thơ của Nguyễn Trãi về Dục Thuý sơn vẫn có những nét riêng.Nguyễn Trãi viết Dục Thuý sơn với hai nguồn cảm hứng: cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ. Ở nguồn cảm hứng nào người đọc cũng thấy những nét riêng, độc đáo của Ức Trai.Trong dòng cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước, tác giả đến với Dục Thuý sơn. Nhưng Dục Thuý sơn với Ức Trai dường như có mối duyên riêng, nhà thơ thường tới viếng thăm:

Tiền niên lũ vãng hoàn(Năm xưa (ta) từng lui tới đây nhiều lần)
Không rõ trong đời mình Ức Trai bao lần đặt chân lên núi Dục Thuý, nhưng ở thơ chữ Hán đã có lần ông nhắc tới:
Dục Thuý vũ tình phong tự ngọc(Dục Thuý mưa tan non tựa ngọc) (Vọng Doanh)
Nhà thơ có một ấn tượng sâu sắc về danh thắng này, đó là “núi tiên”, “cảnh tiên”. Trong một đoạn thơ ngắn, thi sĩ hai lần dùng từ tiên làm định ngữ để nói về núi Dục Thuý, về cảnh Dục Thuý. Thơ Đường có phép kị trùng chữ. Nhưng ở đây để làm nổi bật vẻ đẹp thần diệu của Dục Thuý sơn. Nguyễn Trãi đã bất châp luật kiêng kị đó đế phóng bút dùng hai chữ tiên. Trong cảm nhận ngôn ngữ của người Việt, tiên thường gợi lên sự thần diệu, phi thường, thoát tục (phép tiên, cầu tiên) sự sung sướng, hạnh phúc (sướng như tiên), vẻ đẹp (đẹp như tiên). Từ tiên trong “núi tiên”. “cảnh tiên” gây ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp huyền ảo của Dục Thuý sơn. Người không mang cảm quan tôn giáo, nước cảnh đẹp cũng như đang vào cõi mộng, cõi tiên. Cái hiện hữu được khẳng định (hữu tiên san) càng làm nổi bật cái hư ảo, kì diệu:
Tiên cảnh truỵ trần gian(Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần)
Dục Thuý sơn là sáng tạo tuyệt vời của hoá công, không phải cho cõi trần, không phái từ cõi trần mà cho tiên giới, từ liên giới. Một chút “vô thức” (đánh rơi) đã tô điểm thêm vẻ đẹp hạ giới.Tác giả dùng hình tượng hoa sen để gợi tả vẻ đẹp Dục Thuý sơn. Dù không bắt nguồn từ cảm hứng tôn giáo thì hình tượng đó vẫn mang đậm dấu ấn linh thiêng thoát tục của Phật giáo:
Liên hoa phù thuỷ thượng(Núi tựa (như) đoá hoa sen nổi trên mặt nước)
Về mặt liên tưởng, nhà thơ đã có liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước. Về mặt nội dung thẩm mĩ, hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, rất phù hợp với cảnh tiên, non tiên.Nhìn chung, trong bốn câu thơ đầu tác giả tập trung cảm hứng vào vẻ đẹp thần tiên, huyền ảo của Dục Thuý sơn. Nguổn cảm hứng đó bất chợt không liền mạch khi tác giả phát hiện ra một vẻ đẹp khác, không kém mĩ lệ mà lại có phần quyến rũ hơn, say người hơn:
Tháp bảo trâm thanh ngọcBa quang kính thuý hoàn.(Bóng ngọn tháp (trên núi trông giống như cái) cái trâm bằng ngọc xanhÁnh sáng (lấp lánh trên) sóng nước tự như gương soi mái tóc xanh (biếc).
Khoan nói tới những nét đặc sắc đầy tính nhân văn trong hình tượng thơ Ức Trai. Hãy nói đến người đầu tiên, sáng tạo ra hình ảnh này – nhà thơ Trương Hán Siêu:
Trung lưu quang tháp ảnh(Giữa dòng in bóng tháp)(Bài Dục Thuý sơn của Trương Hán Siêu)
Thi sĩ lớn đời Trần chú ý đến vẻ đẹp của bóng tháp in trên dòng sông, kể cũng đã là người biết thưởng thức, biết phát hiện ra vẻ đẹp. Tuy nhiên, ngọn tháp trong thơ và trong văn Trương Hán Siêu vẫn là hình ành ngọn tháp thật, chưa thấm hồn người: “Tháp xây bốn tầng, đêm toả hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thuý). Và nếu có cảm xúc thì đó là cảm xúc về vẻ đẹp kì vĩ của ngọn tháp: “Tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hoá” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thuỷ). Cảm xúc của Trương Hán Siêu là cảm xúc của người yêu thiên nhiên, có pha chút hứng khởi, tự hào, chưa có gì đặc biệt.Hình tượng ngọn tháp trong thơ Nguyễn Trãi là một sự kế thừa nhưng đã nâng cao lên rất nhiều, đã thành một sáng tạo vô cùng độc đáo: bóng tháp in trên dòng sông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ. Một liên tưởng hết sức hợp lí nhưng cũng hết sức bất ngờ. Cảnh vật không chỉ nên thơ, nên hoạ mà còn mang cả hồn người. Nguyễn Trãi đem cả tình đời, tình yêu nhuốm vào cảnh vật. Ức Trai đã cảm xúc vẻ đẹp của ngọn tháp, của dòng sông không phải như đứng trước một cành tượng hùng vĩ mà như đứng trước một thiếu nữ. Chính chất đa tình này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và đầy tính chất nhân văn của thơ Nguyễn Trãi, đã làm nên cá tính sáng tạo của thi sĩ. Trong bài Cây chuối. Nguyễn Trãi đã nhìn đọt lá chuối non qua lăng kính tình yêu để có “Tình thư một bức phong còn kín” thì ở bài Dục Thuý sơn tác giả cũng nhìn bóng tháp, dòng sông với lăng kính ấy. Có điều cần nói thêm về bản dịch: “Bóng tháp hình trâm ngọc. Gương sông ánh tóc huyền” đã không lột tả được màu xanh trong của trâm ngọc (thanh ngọc), màu xanh biếc của tóc (thuý hoàn) nên làm mất đi cái nhìn rất trẻ, rác đa tình của tác giả.Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý sơn của Ức Trai, ta tưởng chừng nhà thơ đã thả hết hồn mình vào cảnh vật, chỉ còn biết ngất ngây, say đắm trước thiên nhiên. Nhưng thật bất ngờ và kì lạ, mạch cảm hứng của thi nhân bỗng nhiên đột ngột chuyển hướng:
Hữu hoài Trương Thiếu bảoBi khác tiển hoa ban(Nhớ ông Thiếu bảo người họ TrươngBia khắc (của ông) đã lốm đốm hoa rêu)
“Hữu hoài” dịch là “nhớ xưa”, chưa lột tả được cảm xúc hoài niệm về quá khứ có pha chút hoài cổ của nhà thơ. Nguyễn Trãi nhớ về Trương Hán Siêu và ngậm ngùi khi thấy bia khắc của ông đã lốm đốm hoa rêu phủ. Tâm trạng Ức Trai có phần giống tâm trạng Trương Hán Siêu thuở trước khi thấy cảnh Dục Thuý “sự hưng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mươi năm mà đã trở thành dấu vết cũ kĩ” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thuý). Đó là cảm hứng hoài cổ bắt nguồn từ lẽ hưng vong của tạo hoá. Tuy nhiên, cảm hứng hoài cổ của Nguyễn Trãi khác cảm hứng hoài cổ mà ta thường gặp ở nhiều tác giả văn học trung đại. Trong thơ Ức Trai luôn có sự đổi lập giữa tạo hoá vĩnh hằng và con người trong khoảnh khắc:
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,Anh hùng hữu hận, diệp tiêu tiêu(Xưa nay thời gian không cùng (như) dòng sông bát ngát,Đời anh hùng mang mối hận (như) lá rụng veo veo).(Vãng hứng)
Ở bài Dục Thuý sơn cũng có sự đối lập nói trên: cảnh vật còn đây, bia đá còn đây, nhưng nét chữ đang mờ dần bởi rêu phủ và Trương Thiếu bảo không còn. Con người – một thực thể khát khao sống, khát khao yêu thì cuộc đời “hữu hạn”, còn tạo vật – thực thể vô tri lại tồn tại vĩnh hằng. Nguyễn Trãi buồn, xót xa, ngậm ngùi vì lẽ đó. Cũng chính vì vậy mà nỗi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi là nỗi buồn mang giá trị nhân bản sâu sắc.Từ những điều phân tích ở trên, có thế nói bài thơ Dục Thuý sơn đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.

tửu tận tình do tại 94.78Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 06:55

Dục Thuý sơn là tên cũ của núi là Băng Sơn. Về đời Trần, Trương Hán Siêu lên chơi núi này, mới đổi thành Dục Thuý sơn (núi chim trả tắm); ngày nay gọi là núi Non Nước, thuộc thị xã Ninh Bình. Dục Thuý Sơn là một thắng cảnh, từng được nhiều tao nhân mặc khách đến thăm và làm thơ ca ngợi. Trên núi vốn có chùa và tháp rất đẹp; núi lại gần cửa biển, có sông Vân uốn quanh, Sông Vân núi Thuý là cảnh nên thơ, rất hữu tình. Sách “Đại Nam nhất thống chí" có ghi: “phía hắc núi (Dục Thuý) có động, trong động có đền thờ Tam phủ, sườn núi có một tảngđá gần sông có khắc ba chữ “Hám Giao Đình”, phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, trên đỉnh có chùa...”Biển dâu biến đổi, nay chùa xưa tháp cũ đã đổ nát, biển lùi xa hàng chục cây số. Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Tản Đà... đều làm thơ vịnh Dục Thuý sơn – núi Non Nước. Bài thơ này rút trong Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi.Bài thơ nói về cảnh sắc thần tiên núi Dục Thuý và nỗi cảm hoài của Ức Trai.Đọc “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”, ta thấy Nguyễn Trãi đã từng thăm thú nhiều nơi. Lúc thì “nhẹ cánh buồm thơ vượt Bạch Đằng”, lúc thì lên núi Long Đại, say mê ngắm hang động, ao hồ:

Ngao đội núi lên thành động đấyKình bơi biển lấp hoá ao rồi(Núi Long Đội)
Lúc thì hành hương về chùa Hoa Yên trên đỉnh núi Yên Tử cao xanh, gột rửa bụi trần, thảnh thơi giữa rừng trúc, hang đá:
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,Bao dãi tua châu đá rủ mành(Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử)
Trong những năm tháng “bình Ngô“, Nguyễn Trãi đã từng mang gươm đi khắp mọi miền đất nước, sau này, đất nước thanh bình, ông lại mang bầu rượu túi thơ đi thăm cảnh núi sông tráng lệ. Riêng Dục Thuý sơn đã nhiều lần in dấu ấn nhà thơ.1. Cảnh tiên nơi cõi tụcCó thể nói, 6 câu đầu bài thơ là bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời về núi Dục Thuý, được vẽ bằng bút pháp vô cùng điêu luyện. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp "non tiên” hiện lên trước cửa biển. Đó là cảm hứng "Bồng Lai lạc lối” như Từ Thức trong cổ tích:
Cửa biển có non tiên,Từng qua lại mấy phen
Người đọc như đang cùng thi nhân du mộng vào cõi thần tiên. Vừa ảo, vừa thực, hồn thơ kì thú, lâng lâng, ta như đang được “chiếm lĩnh " cõi tiên nơi trần gian. Câu 1 đã nói “non tiên” giữa cửa biển, câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý "như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian” (tiên cảnh truỵ trần gian). Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau, ý thơ và cảm xúc mở rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.Từ cảm nhận trực giác đến tưởng tượng, ngắm cảnh từ xa đến gần, thi sĩ tả núi như một bông sen khổng lồ xoè nở ra trên mặt nước. Hình ảnh ẩn dụ “Liên hoa phù thuỷ thượng” tuyệt đẹp, đầy chất thơ. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp rực rỡ, sự thanh khiết thanh cao, là một biểu tượng cao quý của đạo Phật. Nhiều tượng Phật đều toạ lạc trên “đài sen Đài sen mang ý niệm tu tròn quả đức mà triết lí Phật giáo nói đến. Có tháp, có mái chùa hình hoa sen (Chùa Một Cột). Hoa sen là một mô tip khá tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc chùa chiền, tượng Phật ở nước ta. Trên núi Dục Thuý lại có chùa và tháp, Ức Trai ví núi Dục Thuý với bông sen nổi trên mặt nước thật là hay, gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Hai chữ “phủ” (nổi lên) và “truỵ” (rơi xuống) đối chọi nhau rất thần tình, gợi tả cảnh núi non, chùa chiền, sông nước vừa ảo vừa thực, cảm xúc chìm nổi, trầm bổng, lâng lâng:
Liên hoa phù thuỷ thượng,Tiên cảnh truỵ trần gian.
Để hiệp vần, Khương Hữu Dụng đã đảo lại vị trí 2 câu thơ 3, 4; chất thơ nhạt đi nhiều, cấu trúc nội tại của tứ thơ bị phá vỡ:
Cảnh tiên rơi cõi tục,Mặt nước nổi hoa sen.
Học giả Đào Duy Anh đã dịch: “Hoa sen trôi mặt nước, Cõi tục nổi non bồng”. Hai câu luận (5, 6) tả tháp trên núi và ánh sáng trên mặt sông, vẫn là bút pháp tạo hình bằng hai hình ảnh ẩn dụ mĩ lệ. Bóng ngọn tháp trên núi tựa như cái trâm bằng ngọc xanh (trâm thanh ngọc). Ánh sáng lấp lánh trên sóng nước tựa như gương soi mái tóc xanh biếc (kính thuý hoàn). Trâm, tóc và gương ấy đều mang màu sắc rất đẹp (thanh ngọc, thuý hoàn), vì là của tiên nữ (nơi non tiên, cảnh tiên). Cảnh sắc rất ngoạn mục. Phép đối được sáng tạo qua vẩn thơ như hai bức tranh của trường phái “ấn tượng”:
Tháp ảnh trâm thanh ngọc,Ba quang kính thuý hoàn.(Bóng tháp hình trâm ngọc,Gương sông ánh tóc huyền.)
Núi Dục Thuý có sông Vân uốn quanh. Cách đây năm, sáu trăm năm, núi còn nằm trên cửa biển. Trên núi có chùa và tháp. Bàn tay của con người góp phần điểm tô cho cảnh núi non, sông biển thêm đẹp. Trương Hán Siêu từng ca ngợi: "Giữa dòng long lanh bóng tháp” (Dục Thuý sơn khắc thạch); “Tháp gồm bốn tầng, đêm toả hào quang”, xa gần đều trông thấy... cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ hùng vĩ cho non sông...” (Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí) - Phát triển mạch cảm xúc của tiền nhân, trong bài thơ này, Ức Trai miêu tả cảnh sắc núi Dục Thuý bằng những nét vẽ tài hoa, với tất cả tâm hồn người nghệ sĩ: một cái nhìn mới độc đáo, mang cốt cách phong tình, đầy tính chất nhân văn.Thật vậy, Nguyễn Trãi đã liên tưởng và sáng tạo nên một loạt hình ảnh ẩn dụ có đường nét, màu sắc, ánh sáng đầy huyền áo để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt trần của Dục Thuý sơn. Nhà thơ đã đem đến cho ngọn núi như con chim trả tắm nước biếc này một tình yêu say đắm của người nghệ sĩ tài hoa.2. Nhớ xưa Trương Thiếu bảoDu khách đối cảnh sinh tình. Hai câu kết biểu lộ một nỗi cảm hoài man mác. Nhiều bài thơ của ức Trai đều có cấu tứ cảm xúc tương tự. Nhà thơ trực tiếp thổ lộ tình cảm:
Dẽ cố ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khấp đòi phương(Bảo kính cảnh giới – 43)
Việc cũ ngoảnh đầu ôi đã dứtDòng trôi tìm bóng dạ bâng khuâng’(Cửa biển Bạch Đằng)
Gần một thế kỉ sau lên chơi núi Dục Thuý, khi người xưa đã khuất từ lâu rồi, đọc bia tháp Linh Tế, nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu. Vật đổi sao dời. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Đất nước ta đã trải qua, bao biến cố, bao triều đại hưng vong, suy thịnh... Ức Trai bồi hồi nhớ đến công đức người xưa:
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo,Bia khắc dấu rêu hoen.
Trương Hán Siêu là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thuý sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. Đúng là trông núi, ngắm tháp mà bùi ngùi thương nhớ người xưa. Hình bóng Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây. Lời thơ hàm súc, nỗi cảm hoài sâu lắng mênh mông. Hình ảnh bia đã phủ đầy rêu gợi tả cảm xúc hoài cổ đậm đà tình nghĩa. Đến chơi núi, nhìn tháp và chùa mà nhớ đến người xưa. Tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn” thấm đẫm qua một vần thơ đẹp. Hai chữ “nhớ xưa” (hữu hoài) biểu lộ cái tâm trong trẻo của Ức Trai.3. Dấu ấn của một ngòi bút tài hoaDục Thuý sơn là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận,4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.Dục Thuý sơn phản ánh một tài năng lớn, một nhân cách văn hoá cao đẹp của Đại Việt trong thế kỉ XV. Ức Trai đã để lại khá nhiều bài thơ giàu tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đọc bài thơ này, ta cảm nhận Ức Trai là “ông tiên ngồi trong lầu ngọc" như bạn ông đã nói. Ông đến thăm núi Dục Thuý mà nhớ Trương Hán Siêu; chúng ta đọc thơ ông mà nhớ đến người anh hùng đã cùng Lê Lợi “bình Ngô“và thảo Bình Ngô đại cáo. Nói rằng thơ ca mang nặng tình người và tình đời là như vậy. Bốn chữ "Vũ trụ di lai” vuông vắn, to và đẹp khắc trên tấm đá phủ đầy rêu xanh trên đỉnh núi Dục Thuý, đó là dấu tích của Trương Hán Siêu để lại cho đời. Ai đã một lần lên thăm núi chắc sẽ bồi hồi nhìn thấy "Bia khắc dấu rêu hoen”...

tửu tận tình do tại 42.25Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 17/06/2018 10:14Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lương Trọng Nhàn ngày 07/09/2020 19:41

Gần cửa biển là một núi tiên,Năm xưa qua lại mấy bận liền.Hoa sen đầy nổi trên mặt nước,Cõi tục đúng non đẹp cảnh tiên.Bóng tháp tựa như cài trâm ngọc,Sóng soi trên tóc ánh màu huyền,Ngài Trương Thiếu Bảo nhớ hoài tới,Bia đá rêu phong một lớp liền.

15.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang 12 trong tổng số 2 trang (13 bài trả lời)[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

© 2004-2025 VanachiRSS

Nguyễn Trãi toàn tập in chữ Hán là 人間 nhưng phiên âm là “trần gian”. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi in là 人間 và “nhân gian”. Tức Trương Hán Siêu đời Trần, được phong hàm Thiếu Bảo, sau khi mất được thăng Thái bảo, hàm chánh nhất phẩm. Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, quê làng Phúc Thành, huyện An Ninh (sau đổi là Phúc Âm, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, làm quan đời Trần, chức Tham tri chính sự. Về già ở ẩn tại núi Dục Thuý.

Từ khóa » Bài Thơ Núi Dục Thúy Sơn