Đọc Hiểu Dục Thúy Sơn Chi Tiết Nhất. - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp Đọc hiểu Dục Thúy Sơn hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do Top lời giải sưu tầm biên soạn, giúp bạn học tốt môn Ngữ văn 10.
Mục lục nội dung Đọc hiểu Dục Thúy Sơn - Đề số 1Bình giảng bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi – Mẫu số 1Bình giảng bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi – Mẫu số 2Bình giảng bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi – Mẫu số 3Đọc hiểu Dục Thúy Sơn - Đề số 1
* Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Cửa biển có non tiên,
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục,
Mặt nước nổi hoa sen
Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.
Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo
Bia khắc dấu rêu hoen”.
(Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi, NXB Văn học.)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3. Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là ai? Xuất hiện trong thời đại phong kiến nào?
Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.
Câu 5. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong 4 câu thơ đầu.
Đáp án:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: biểu cảm
Câu 2 : Hình ảnh thiên nhiên và nỗi lòng của nhà thơ NT
Câu 3 : Đó là nhân vật Trương Hán Xiêu thời nhà Trần
Câu 4 : Biện pháp tu từ so sánh
→ tác dụng : nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên của núi Dục Thúy Sơn
Câu 5 : vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong 4 câu thơ đầu: nói về tầm hồn yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của Nguyễn Trãi.
Bình giảng bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi – Mẫu số 1
Nguyễn Trãi viết: "Túi thơ chứa hết mọi giang san". Quả thật Ức Trai đã đi nhiều nơi, thăm nhiều danh thắng. Với lòng yêu thiên nhiên say đắm, với hồn thơ rộng mở, nhạy cảm và tinh tế, tới đâu Nguyễn Trãi cũng có thơ về cảnh đẹp non sông đất nước.
Người đọc ngày nay có thể tìm thấy một bộ sưu tập phong cảnh Việt Nam rất phong phú và đa dạng qua tập thơ chữ Hán - Ức Trai thi tập: núi Côn Sơn, núi Yên Tử, cảng Vân Đồn, chùa Tiên Du, chùa Đông Sơn, núi Long Đại, núi Lam Sơn... Đặc biệt Nguyễn Trãi có nhiều thơ về các địa danh ở Ninh Bình, tạo nên một quần thể danh thắng của vùng "vịnh Hạ Long cạn" này: núi Dục Thúy, cửa biển Thần Phù, trấn Vịnh Doanh. Trong quần thể danh thắng đó, nổi bật lên là Dục Thúy Sơn. Trước đây núi có tên là Sơn Thúy. Tên Dục Thúy là do Trương Hán Siêu đặt. Có người giải thích núi giống hình chim trả lại ở trên bờ sông nên gọi là Dục Thúy, với nghĩa là chim trả tắm (dục: tắm, thúy: chim trả). Không rõ Trương Thiếu bảo gọi là Dục Thúy Sơn có phải vì lẽ đó không, hay chỉ đơn thuần là núi tắm trong xanh biếc (thúy: xanh biếc). Dù thế nào thì tên gọi Dục Thúy sơn cũng rất đẹp và thơ mộng, người chưa được đến thăm có thể qua tên mà hiểu cảnh.
Từ lâu Dục Thúy sơn đã là đề tài hấp dẫn của thi ca. Nhiều thi sĩ lừng danh đã có thơ về danh thắng này như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Lê Thánh Tông, Tản Đà... Tuy nhiên tình của Nguyễn Trãi đối với Dục Thúy Sơn, thơ của Nguyễn Trãi ( Dục Thúy sơn vẫn có những nét riêng).
Nguyễn Trãi viết Dục Thúy sơn với hai nguồn cảm hứng: cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ. Ở nguồn cảm hứng nào người đọc cũng thấy những nét riêng độc đáo của Ức Trai.
Trong dòng cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước, tác giả đến với Dục Thúy sơn. Nhưng Dục Thúy sơn với Ức Trai dường như có mối duyên riêng, nhà thơ thường tới viếng thăm:
“Tiền niên lũ vãng hoàn
(Năm xưa (ta) từng lui tới đây nhiều lần).Không rõ trong đời mình Ức Trai bao lần đặt chân lên núi Dục Thúy nhưng ( thơ chữ Hán đã có lần ông nhắc tới:
"Dục Thúy vũ tình phong tự ngọc".
(Dục Thúy mưa tan non tự ngọc).
Nhà thơ có một ấn tượng sâu sắc về danh thắng này, đó là “núi tiên”, “cảnh tiên". Trong một đoạn thơ ngắn, thi sĩ hai lần dùng từ tiên làm định ngữ để nói về núi Dục Thúy, về cảnh Dục Thúy. Thơ Đường có phép kị trùng chữ. Nhưng ở đây để làm nổi bật vẻ đẹp thần diệu của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi đã bất chấp luật kiêng kị đó để phóng bút dùng hai chữ tiên. Trong cảm nhận ngôn ngữ của người Việt, tint thường gợi lên sự thần diệu, phi thường, thoát tục (phép tiên, cầu tiên), sự sung sướng, hạnh phúc (sướng như tiên), vẻ đẹp (đẹp như tiên). Từ tiên trong "núi tiên" "cảnh tiên" gây ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp huyền ảo của Dục Thúy sơn. Người không mang cảm quan tôn giáo, trước cảnh đẹp cũng như đang vào cõi mộng, cõi tiên. Cả hiện hữu được khẳng định (hữu tiên san) càng làm nổi bật cái hư ảo, kì diệu:
"Tiên cảnh trụy trần gian"
(Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần )
Dục Thúy sơn là sáng tạo tuyệt vời của hóa công, không phải cho cõi trần không phải từ cõi trần mà cho tiên giới, từ tiên giới. Một chút "vô thức" (đánh rơi) đi tô điểm thêm vẻ đẹp hạ giới.
Tác giả dùng hình tượng hoa sen để gợi tả vẻ đẹp Dục Thúy sơn. Dù không bắt nguồn từ cảm hứng tôn giáo thì hình tượng đó vẫn mang đậm dấu ấn linh thiêng thoát tục của Phật giáo:
"Liền hoa phù thủy thượng"
(Núi tựa (như) đón hoa sen nổi trên mặt nước)
Về mặt liên tưởng, nhà thơ đã có liên tưởng khá xác thực - núi trên dòng sông với đóa sen trên mặt nước, về mặt nội dung thẩm mĩ, hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, rất phù hợp với cảnh tiên, non tiên.
Nhìn chung, trong bốn câu thơ đầu tác giả tập trung cảm hứng vào vẻ đẹp thần tiên, huyền ảo của Dục Thúy sơn. Nguồn cảm hứng đó bất chợt không liền mạch khi tác giả phát hiện ra một vẻ đẹp khác, không kém mĩ lệ mà lại có phần quyến rũ hơn, lay người hơn:
Tháp bảo trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thúy hoàn.
(Bóng ngọn tháp (trên núi trông giống như) cái trám bằng ngọc xanh
Ánh sáng (lấp lánh trên) sóng nước tựa như gương soi mái tóc xanh (biếc)
Khoan nói tới những nét đặc sắc đầy tính nhân văn trong hình tượng thơ Ức Trai. Hãy nói đến người đầu tiên sáng tạo ra hình ảnh này - nhà thơ Trương Hán Siêu:
Trung lưu quang tháp ánh
(Giữa dòng in bóng tháp)
Thi sĩ lớn đời Trần chú ý đến vẻ đẹp của bóng tháp in trên dòng sông, kể cũng đã là người biết thưởng thức, biết phát hiện ra vẻ đẹp. Tuy nhiên, ngọn tháp trong thơ và trong văn Trương Hán Siêu vẫn là hình ảnh ngọn tháp thật, chưa thấm hồn người: Tháp xây bốn tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ" (Bài kí tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy). Và nếu có cảm xúc thì đó là cảm xúc về vẻ đẹp kì vĩ của ngọn tháp: “Tháp cao sừng sững, thế chạm Trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non ông, tranh công xây dựng cùng tạo hóa" ( Bài kí tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy). Cảm xúc của Trương
Hán Siêu là cảm xúc của người yêu thiên nhiên, có pha chút hứng khởi, tự hào, chưa có gì đặc biệt.
Hình tượng ngọn tháp trong thơ Nguyễn Trãi là một sự kế thừa nhưng đã nâng cao lên rất nhiều, đã thành một sáng tạo vô cùng độc đáo: bóng tháp in trên dòng ông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ. Một liên tưởng hết sức hợp lí nhưng cũng hết sức bất ngờ. Cảnh vật không chỉ nên thơ, nên họa mà còn mang cả hồn người. Nguyễn Trãi đem cả tình đời, tình yêu nhuốm vào cảnh vật. Ức Trai đã cảm xúc vẻ đẹp của ngọn tháp, của dòng sông không phải như đứng trước một cảnh tượng hùng vĩ mà như đứng trước một thiếu nữ. Chính chất đa tình này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và đầy tính chất nhân văn của thơ Nguyễn Trãi, đã làm nên cá tính sáng tạo của thi sĩ.
Trong bài Cây chuối, Nguyễn Trãi đã nhìn đọt lá chuối non qua lăng kính tình yêu để có ''Tình thư một bức phong còn kín" thì ở bài Dục Thúy Sơn,- tác giả cũng nhìn bóng tháp, dòng sông với lăng kính ấy. Có điều cần nói thêm về bản dịch: “Bóng tháp hình trâm ngọc - Gương sông ánh tóc huyền” đã không lột tả được màu xanh trong của trâm ngọc (thanh ngọc), màu xanh biếc của tóc thúy hoàn) nên làm mất đi cái nhìn rất trẻ, rất đa tình của tác giả.
Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thúy sơn của Ức Trai, ta tưởng chừng nhà thơ đã thả hết hồn mình vào cảnh vật, chỉ còn biết ngất ngây, say đắm trước thiên nhiên. Nhưng thật bất ngờ và kì lạ, mạch cảm hứng của thi nhân bỗng nhiên đột ngột chuyển hướng:
“Hữu hoài Trương Thiếu bảo.
Bi khác tiểu hoa ban ”,
(Nhớ ông Thiếu bảo người họ
Trương Bia khắc (của ông) đã lốm đốm hoa rêu)
“Hữu hoài" dịch là "nhớ xưa", chưa lột tả được cảm xúc hoài niệm về quá khứ có pha chút hoài cổ của nhà thơ. Nguyễn Trãi nhớ về Trương Hán Siêu và ngậm ngùi khi thấy bia khắc của ông đã lốm đốm hoa rêu phủ. Tâm trạng Ức Trai có phần giống tâm trạng Trương Hán Siêu thuở trước khi thấy cảnh Dục Thúy "sự hưng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mươi năm mà đã trở thành dấu vết cũ kĩ". Đó là cảm hứng hoài cổ bắt nguồn từ lẽ hưng vong của tạo hóa.
Tuy nhiên, cảm hứng hoài cổ của Nguyễn Trãi khác cảm hứng hoài cổ mà ta thường gặp ở nhiều tác giả văn học trung đại. Trong thơ Ức Trai luôn có sự đối lập giữa tạo hỏa vĩnh hằng và con người trong khoảnh khắc:
"Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,
Anh hùng hữu hận, diệp tiêu tiêu"
(Xưa nay thời gian không cùng (như) dòng sông bát ngát,
Đời anh hùng mang mối hận (như) lá rụng veo veo).
Ở bài Dục Thúy sơn cũng có sự đối lập nói trên: cảnh vật còn đây, bia đá còn đây nhưng nét chữ đang mờ dần bởi rêu phủ và Trương Thiếu bảo không còn. Con người - một thực thế khát khao sống, khát khao yêu thì cuộc đời "hữu hạn" còn tạo vật - thực thể vô tri lại tồn tại vĩnh hằng. Nguyễn Trãi buồn, xót xa, ngậm ngùi vì lẽ đó. Cũng chính vì vậy mà nổi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi là nỗi buồn mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Từ những điều phân tích ở trên, có thể nói bài thơ Dục Thúy sơn đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.
Bình giảng bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi – Mẫu số 2
Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Chắc hẳn nhắc đến Nguyễn Trãi không ai không biết đến Côn Sơn Ca hay Dục Thúy Sơn.
Bài thơ đã nói về khung cảnh Thúy Sơn đẹp hùng vĩ và để lại cho người đọc rất nhiều những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh nơi đây, mở đầu bài thơ tác giả đã đề cập tới cảnh biển, nơi có những núi cao và được gọi là núi tiên, có những chùm hoa sen nổi trên mặt nước… tất cả đều hùng vĩ và nở rộ trên khung cảnh thiên nhiên vô cùng trù phú. Có thể nói hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bài thơ này đẹp và với lối mở đầu độc đáo tác giả đã thu hút được mạnh mẽ cảm xúc của người đọc dành cho bài thơ, với một lối nói không khoa trương nhưng hình ảnh núi sông và cảnh vật nơi đây vẫn vô cùng tráng lệ và có ý nghĩa rất to lớn. Cảnh thiên nhiên ở Dục Thúy Sơn được so sánh như những non tiên, đó là những núi non trùng điệp đang tiếp lối trong cuộc sống của mỗi con người, hình ảnh đó để lại cho người đọc một cái nhìn rất sâu sắc và vô cùng ý nghĩa.
Mở đầu tác giả đã giới thiệu khung cảnh nơi đây đó là cảnh núi non và cảnh sông nước hùng vĩ nó đem lại cho con người những tình cảm rất sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng to lớn, cuộc sống của họ sẽ được cải thiện nhiều hơn, khi xung quanh họ khung cảnh thiên nhiên đẹp tạo cho họ những cảm giác thoải mái và mát mẻ. Tác giả đang hình dung những ngày tháng được ngắm những cảnh núi non nơi đây, nó trang trọng nhưng cũng mang nét trữ tình, có hình ảnh núi non cao, từ trên nhìn xuống dòng nước mênh mang bao theo bao nhiêu những cảm xúc khó diễn tả đó là những hình ảnh đẹp của cảnh sông nước, và hình ảnh trên đã đem lại những giá trị vô cùng to lớn đối với mỗi con người, chúng ta đã thấy cách dẫn dắt và miêu tả những hình ảnh đó một cách mạnh mẽ và nó gợi hình gợi cảm đối với người đọc:
Gần cửa biển có núi tiên,
Năm xưa thường đi về.
Hoa sen nổi trên mặt nước,
Ðúng là cảnh tiên nơi cõi trần.
Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh,
Hình ảnh cửa biển đã mang lại cho người đọc về một không gian rộng lớn của dông nước, ở đó có những cánh hoa sen đang nổi trên mặt nước, và nơi đây được coi như tuyệt thế trên cõi trần gian, bởi vẻ đẹp nơi đây không đâu có thể sánh bằng. Mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình tác giả rất xuất sắc khi làm điều đó, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau.
Tác giả đứng trên cao đã làm cho bóng hình đó thấp thoáng dưới dòng nước những hình ảnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Có thể nói Nguyễn Trãi là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước, khi ngắm cảnh vãn lai tác giả cũng đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên tác giả càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn, để có được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, mỗi người cần phải cảm nhận từ bên trong và ở đây tác giả đang tức cảnh làm thơ.
Cảnh tiên trần và núi non hùng vĩ tác giả càng cảm thấy mình nhỏ bé hơn trong xã hội này, nhưng cái mới mẻ ở đây đó là lựa chọn những tình tiết sinh động của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của chính mình, cảnh núi non hùng vĩ thường là những khoảng không gian thơ mộng mà làm cho nhà thơ có nhiều cảm hứng để sáng tác lên những vần thơ hay và nó hợp với tâm trạng của mình, tức cảnh làm thơ của Nguyễn Trãi đã được thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc, những hình ảnh tả thực về thiên nhiên đã đem lại cho con người nhiều cảm xúc, đó là những không gian rộng lớn, và đối lập với lòng người chặt hẹp, chúng ta đang bị nó chi phối bởi tâm sự về thời cuộc là những điều mà những vị quan như Nguyễn Trãi thường nghĩ đến.
Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế:
Ánh sáng trên sóng soi mái tóc biết,
Chạnh nhớ quan Trương Thiếu Bảo,
Tấm bia đá nói về ông đã lốm đốm rêu phong.
Tiếp theo tác giả đã so sánh và dùng biện pháp nhân hóa để nói lên hình ảnh bóng thá, nhìn từ trên cao xuống bóng tháp hiện dưới dòng sống thật lung linh thơ mộng, nó được tác giả thể hiện rất sâu sắc, bóng tháp như dùng châm ngọc, ở đây chúng ta đều thấy châm ngọc là một sản vật vô cùng quan trọng và quý giá, chính dùng biện pháp đó chúng ta lại thấy hình tượng cảnh vật ở đây vô cùng phong phú và có ấn tượng mạnh mẽ đối với con người, những hình ảnh như tháp, châm ngọc đã diễn tả được điều đó, ánh sáng còn biết soi mai tóc biết, tất cả cảnh vật nơi đây đều được tác giả thả hồn mình vào dòng thơ để nó nổi bật lên nhiều những cảm xúc có giá trị và ý nghĩa nhất đối với mỗi con người, hình ảnh đó không chỉ để lại cho chúng ta những khoảng không gian của Dục Thúy Sơn mà còn đang hiểu được tâm trạng của tác giả thể hiện mạnh mẽ trong bài thơ này.
Hình ảnh cảnh núi non hùng vĩ được tác giả miêu tả trong bài thơ và hai dòng thơ kết đã nói về những nỗi nhớ và cảm xúc mà tác giả để lại đây là những nỗi nhớ cảm hoài sâu sắc về sự vật hiện tượng trong thơ ca của Nguyễn Trãi, những bài thơ tả cảnh thiên nhiên đã trở thành điển hình trong thơ ca của Nguyễn Trãi, với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được nó với những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.
Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình.
Hình ảnh thơ phong phú với lối viết ẩn dụ đầy giá trị Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên bài thơ Dục Thúy Sơn thật sâu sắc và thu hút được cảm xúc của đọc giả khi đọc tác phẩm này.
Bình giảng bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi – Mẫu số 3
Nguyễn Trãi là tác giả lớn của dân tộc Việt Nam , ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng trong đó nổi bật lên là bài thơ Dục Thúy Sơn, đây là bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.Bài thơ nói về quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đây phải chăng là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả sáng tác lên bài thơ này. Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên đẹp:Cửa biển có non tiên Từng qua lại mấy phen Mở đầu tác giả đã giới thiệu khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ với những cảnh sông nước hùng vĩ “ cửa biển có non tiên” với khung cảnh thiên nhiên đẹp chúng ta có thể thấy được quang cảnh thiên địa hữu tình như thế nào, thiên nhiên đẹp làm tâm hồn con người dạo dực với những cảm xúc thiêng liêng, tác giả đã hình dung ra quang cảnh thiên nhiên với những cảnh sống nước và có nhiều người qua lại đây du lịch, đây là một địa điểm du lịch rất lý tưởng của con người, chúng ta có thể thấy được cảnh non tiên với những núi cao hùng vĩ và những may trắng trên trời cao:Bóng tháp hình trâm ngọc gương soi ánh tóc huyền”.Với những khung cảnh thiên nhiên đẹp, và những bóng tháp trên trời cao, đã soi sáng những áng tóc đẹp trên trời, hình tram ngọc thật trong sang và soi rọi vào những áng tóc huyền của những cô gái thiếu nữ trẻ, chúng ta luôn luôn tự hào về khung cảnh thiên nhiên đẹp của Dục Thúy Sơn, Dục Thúy Sơn có quang cảnh thiên nhiên đẹp và trữ tình, người đọc ai ai cũng thấy được những điều đó qua cách sử dụng ngôn ngữ và những nét đặc sắc qua từ ngữ mà tác giả thể hiện, bóng tháp đây là một địa điểm đẹp trên dục thúy sơn, với những áng gương đứng từ trên cao soi sáng xuống làn nước xa xôi của thiên nhiên đẹp:Tình thư một bức phong còn kín gió nơi đâu, gượng mở xem”.Thiên nhiên đẹp cùng với những tâm sự trong thơ ca, đã gợi mở những lời tâm sự tình tứ ra xem và những tình thư vẫn còn nguyên vẹn và gió nới đâu trên khung cảnh thiên nhiên này vẫn đang thổi để hé mát những tấm lòng dang ẩn lấp trong thơ ca, thiên nhiên đẹp hòa vào những tâm sự của con người nới đây, thiên nhiên đẹp nồng vào tâm sự thời thế của con người đã làm tôn lên khung cảnh của Dục Thúy Sơn, Nguyễn Trãi người lo cho vận nước của dân tộc khi về ở ẩn người vẫn không chút nguôi ngoai không lúc nào không lo lắng cho vận mệnh Đất Nước của mình, nhìn từ trên cao của Dục Thúy Sơn, với thiên nhiên đẹp và nó làm nền cho tác giả thể hiện tâm sự thời thế của mình, tâm sự của tác giả đã thể hiện rất sâu sắc qua những quang cảnh thiên nhiên đẹp nhưng buồn, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, tâm trạng của con người đã được đan xen vào khung cảnh thiên nhiên , chúng ta luôn thấy ở đó những nỗi buồn man mác dù thiên nhiên ở đây rất hùng vĩ và đẹp nhưng nó lại xen kẽ là những tâm sự thời thế nỗi buồn khi mình không lo được cho dân cho nước, nỗi buồn này đã thấm đẫm trong văn chương của Nguyễn Trãi. Với những quang cảnh đẹp và cảnh núi cao hùng vĩ chúng ta thấy được vẻ đẹp thật mê ly hồn người ở Dục Thúy Sơn, đây là những cảnh thiên nhiên làm sáng tạo nên những cảm hứng trong tâm hồn thi sĩ, mỗi con người đều tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên trên mảnh đất mà mình sinh sống. Nguyễn Trãi đã thể hiện rất đặc sắc qua ngôn ngữ giàu chất suy tư và đầy cảm xúc.Sáng tác của Nguyễn Trãi để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, qua bài Dục Thúy Sơn chúng ta càng thấu hiểu được sâu sắc tài năng của tác giả được thể hiện qua bài viết, bài thơ là quang cảnh thiên nhiên đẹp và nhờ có thiên nhiên mà tác giả nói lên những tâm sự thời thế của mình.
Từ khóa » Bài Thơ Núi Dục Thúy Sơn
-
Bài Thơ: Dục Thuý Sơn - 浴翠山 (Nguyễn Trãi - 阮廌) - Thi Viện
-
Bài Thơ: Dục Thuý Sơn - 浴翠山 (Trương Hán Siêu - 張漢超) - Thi Viện
-
Bài Thơ Dục Thúy Sơn Hấp Dẫn Nhất Của Nhà Thơ Nguyễn Trãi
-
Bình Giảng Bài Thơ Dục Thúy Sơn Của Nguyễn Trãi. - Bài Kiểm Tra
-
Bài Thơ “Dục Thúy Sơn Khắc... - Ninh Bình Quê Hương Tôi | Facebook
-
Bình Giảng Bài Thơ Dục Thúy Sơn Của Nguyễn Trãi - Tài Liệu Text - 123doc
-
DỤC THÚY SƠN - TaiLieu.VN
-
Bình Giảng Bài Thơ Dục Thúy Sơn Của Nguyễn Trãi - Wiki Secret
-
DỤC THÚY SƠN - LƯU KHÂM HƯNG (劉欽興)
-
BÀI THƠ DỤC THÚY SƠN VÀ TÂM SỰ CỦA NGUYỄN TRÃI
-
Dục Thúy Sơn Ngọn Núi Mang Trên Mình Nhiều áng Văn Thơ Cổ
-
Đọc Hiểu: “Cửa Biển Có Non Tiên, . Từng Qua Lại Mấy Phen Cảnh Tiên ...
-
Hồn Thơ 'Dục Thúy Sơn' - Báo Đại Đoàn Kết
-
Trương Hán Siêu Và Bài Thơ Trên Núi Thuý