Bài Thuốc Sử Dụng Cây Núc Nác
Có thể bạn quan tâm
Vỏ núc nác, rễ cỏ tranh, mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống.
Ho lâu ngày:
5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.
Chữa lở do dị ứng sơn:
Vỏ núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.
Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết):
Bài 1: Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 16g, bạch thược 12g, hạt dành dành (chi tử) 12g, đan bì 12g, nhân trần 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, cỏ nhọ nồi)16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: Vỏ cây núc nác 16g, chó đẻ răng cưa 16g, cối xay 16g, sài hồ 12g, đương quy 16g, tam thất 10g, thanh bì 12g, cơm rượu 16g, xa tiền 12g, rễ cỏ tranh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Chữa đau dạ dày:
Vỏ cây núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi, ô tặc cốt sắc nước uống.
Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa:
Vỏ cây núc nác sao qua 16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, lá cơm rượu 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Vỏ cây núc nác 16g, lá đơn đỏ 14g, ké đầu ngựa 14g, kim ngân hoa 16g, tô mộc 10g, trần bì 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ:
Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.
Chữa bệnh sởi cho trẻ em:
Vỏ cây núc nác 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 4g, liên kiều 6g, lá diếp cá 5g, mã đề 4g, sài đất 5g, hoa hồng bạch 4g, huyền sâm 8g, sài hồ 4g, cam thảo 2g, đương quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.
Chữa lị:
Vỏ cây núc nác 20g, hoàng liên 12g, cỏ sữa 20g, khổ sâm 16g, lá nhót 20g, củ mài 16g, hạt sen 16g, bạch truật 12g, chích cam thảo 12g, cỏ nhọ nồi sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Vỏ cây núc nác 16g, búp ổi 12g, đinh lăng 20g, khổ sâm 16g, rau sam 20g, hoa hòe (sao đen) 16g, cỏ sữa 20g, bạch truật 12g, cỏ ngũ sắc 16g, ngũ gia bì 16g, hoàng đằng 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Chữa vú có cục rắn, đau:
Vỏ cây núc nác 16g, hương nhu 16g, cát căn 16g, trinh nữ hoàng cung 6g, uất kim 10g, táo nhân (sao đen) 16g, đinh lăng 16g, hòe hoa (sao vàng) 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 2g, xuyên khung 12g, tam thất 12g, huyền sâm 16g, xương bồ 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.
Kiêng kỵ:
Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng./.
Bài thuốc từ cây đại kếTừ khóa » Cay Lúc Lắc
-
Cây Lúc Lắc Là Cây Gì? Cây Lúc Lắc Chữa Bệnh Gì?
-
Cây Núc Nác - Hình Ảnh, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Núc Nác Thanh Nhiệt, Giải độc
-
30 Tác Dụng Của Cây Núc Nác – Thần Dược, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Quả Lúc Lắc Chữa Bệnh Gì – Công Dụng, Cách Dùng Núc Nác
-
Núc Nác (Vỏ Thân): Vị Thuốc Công Hiệu Chữa Trị Nhiều Bệnh
-
Núc Nác, Tác Dụng Của Cây Lúc Lắc Chữa Bệnh Gì ...
-
Cây Núc Nác Chữa Ung Thư ít Người Biết - VietNamNet
-
Hình Ảnh Cây Lúc Lắc - 30 Tác Dụng Của Cây Núc Nác
-
Cây Núc Nác Trị Bệnh Gì Những Cách Dùng đúng Nhất Nên Biết | Blog
-
Bài Thuốc Sử Dụng Cây Núc Nác, Cây Lúc Lắc Chữa ...
-
Tags - Cây Lúc Lắc Là Cây Gì - Đông Y
-
Tác Dụng Của Cây Lúc Lắc - .vn