Cây Núc Nác Thanh Nhiệt, Giải độc
Có thể bạn quan tâm
Núc nác còn gọi là Nam hoàng bá (Oroxylum indicum (L.) Vent., họ hoa chùm ớt (Bignoniaceae), thuộc loại cây gỗ mọc hoang nhiều ở nước ta. Người ta thường bóc lấy vỏ cây theo từng bên để cây có thể tái sinh vỏ mà không cần đốn hạ, có thể thu hoạch vỏ quanh năm. Sau khi bóc lấy vỏ núc nác, đem phơi khô. Khi dùng, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sao vàng. Hoặc có thể dùng vỏ tươi, cạo bỏ lớp vỏ bần, thái phiến mỏng, rồi phơi hoặc sấy khô, để nơi khô thoáng.
Trị các chứng vàng da, dị ứng mẩn ngứa, sởi, viêm họng, ho khan, đau dạ dày, lỵ, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện ra máu, tiểu buốt: vỏ thân hoặc vỏ rễ núc nác 8-16g, sắc uống; dùng ngoài lấy dịch tươi, hoặc nước ngâm rửa.
Trị dị ứng, nổi mụn mẩn ngứa, chảy nước vàng: vỏ núc nác, sài đất, sâm đại hành đồng lượng nấu thành cao đặc, bôi vào nơi bị bệnh sau khi đã rửa sạch các vết ngứa bằng nước đun sôi để hơi ấm hay nước muối loãng, lau khô.
Trị hắc lào: rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước sôi để hơi ấm hoặc nước muối 0,9%, rồi lau khô. Cắt ngang một quả chuối còn xanh (loại chuối cơm hoặc chuối tây), xát mặt cắt quả chuối vào chỗ bị hắc lào nhiều lần. Đem vỏ tươi núc nác cạo bỏ lớp vỏ bần màu xám bên ngoài, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy dịch, chấm nhiều lần vào nơi bị bệnh; ngày làm 2-3 lần.
Trị tổ đỉa, giang mai lở loét: vỏ núc nác 30g, thổ phục linh 30g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 - 4 tuần, nghỉ 1 tuần; uống liệu trình mới. Hoặc vỏ núc nác 30g, rễ khổ sâm 30g; quả ké đầu ngựa, thổ phục linh, hạ khô thảo mỗi vị 50g; sinh địa 20g; chi tử 15g. Tất cả tán bột mịn, làm hoàn, ngày uống 20-25g, chia 3 lần trước các bữa ăn 1 giờ.
Trị chốc đầu, ngứa lở, mẩn ngứa ở trẻ em: vỏ núc nác 100g, hạt xà sàng 50g, sắc nước rửa chỗ ngứa lở ngày 1 lần. Làm liền 3-4 ngày. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể dùng thêm vỏ núc nác, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo dây mỗi vị 15g; kim ngân hoa 20g, sinh địa 20g; sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn 1 giờ.
Trị chứng thấp nhiệt (viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ra máu): vỏ núc nác, mã đề (toàn cây), rễ cỏ tranh (nếu tiểu ra máu thì sao đen). Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 5-7 thang.
Trị đại tràng thực nhiệt gây táo bón: vỏ núc nác, lá cối xay đồng lượng 15g; sắc uống, ngày 1 thang; uống liên tục vài ngày.
Trị chứng kiết lỵ, đau dạ dày ợ chua, ợ hơi: hạt núc nác sao vàng tán bột mịn, ngày uống 10-16g, chia 2 lần trước bữa ăn 1 giờ.
Trị viêm phế quản, ho lâu ngày: hạt núc nác 10g, đường phèn 30g. Sắc uống chia 3 lần trong ngày, trước bữa ăn 1 giờ. Nếu ho, họng đau, mất tiếng, dùng hạt núc nác, khoản đông hoa, tang bạch bì đồng lượng 12g. Sắc uống ngày 1 thang, 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ.
Từ khóa » Cay Lúc Lắc
-
Cây Lúc Lắc Là Cây Gì? Cây Lúc Lắc Chữa Bệnh Gì?
-
Cây Núc Nác - Hình Ảnh, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
30 Tác Dụng Của Cây Núc Nác – Thần Dược, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Quả Lúc Lắc Chữa Bệnh Gì – Công Dụng, Cách Dùng Núc Nác
-
Bài Thuốc Sử Dụng Cây Núc Nác
-
Núc Nác (Vỏ Thân): Vị Thuốc Công Hiệu Chữa Trị Nhiều Bệnh
-
Núc Nác, Tác Dụng Của Cây Lúc Lắc Chữa Bệnh Gì ...
-
Cây Núc Nác Chữa Ung Thư ít Người Biết - VietNamNet
-
Hình Ảnh Cây Lúc Lắc - 30 Tác Dụng Của Cây Núc Nác
-
Cây Núc Nác Trị Bệnh Gì Những Cách Dùng đúng Nhất Nên Biết | Blog
-
Bài Thuốc Sử Dụng Cây Núc Nác, Cây Lúc Lắc Chữa ...
-
Tags - Cây Lúc Lắc Là Cây Gì - Đông Y
-
Tác Dụng Của Cây Lúc Lắc - .vn