Bài Tiểu Luận-lợi ích Của Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Fta | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Bài tiểu luận-lợi ích của khu vực mậu dịch tự do fta
  • pdf
  • 17 trang
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ FTA ............................................................... 3 I. 1. 2. II. Khái niệm ......................................................................................................... 3 1.1 FTA (Free Trade Agreement) .................................................................. 3 1.2 FTA (Free Trade Area hay Trade Zone) ................................................. 3 Một số FTA trên thế giới ................................................................................ 4 2.1 Khu vực mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association) 4 2.2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ............................................... 5 2.3 Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).................................... 5 CÁC LỢI ÍCH CỦA FTA .............................................................................. 6 1. Thúc đẩy thương mại của các thành viên trong khối .................................. 6 2. Nâng cao sức cạnh tranh cho các quốc gia ................................................. 10 3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ................................................................... 13 III. SỰ THAM GIA FTA CỦA VIỆT NAM – NHỮNG THÁCH THỨC...... 15 LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO ảng : Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các đối tác trong ASEAN và một số quốc gia khác (2001 – 2011) (đơn vị USD)............................................................................................ 8 ảng : Tình hình FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013 ............................................... 14 Biểu đồ 1: Tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2011 (đơn vị USD) .................................................................................................................... 9 H nh : Vinamilk đang đầu tư mạnh vào vùng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy sữa nước sắp được khai trương (Nguồn: Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn) .................................. 12 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong vài thập niên gần đây, liên kết kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới. Liên kết quốc tế đã tạo ra những mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Trong các hình thức của liên kết quốc tế, khu vực mậu dịch tự do (FTA hay Free Trade Area) là hình thức cơ bản và thấp nhất. Tuy vậy, các FTA ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng và cả quy mô. Trong lúc này đây vẫn có nhiều quốc gia đang thực hiện quá trình thương lượng, đàm phán với mục đích kí kết được hiệp định mậu dịch tự do này. Đó là vì FTA mang lại những thuận lợi, cơ hội to lớn cho cho các quốc gia tham gia, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ và tăng cường mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Do đó, việc đánh giá những lợi ích của FTA đối với các quốc gia nói riêng hay khối mậu dịch tự do nói chung là một bức thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Kết quả nghiên cứu này có thể góp phần cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các chiến lược hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, nhóm lựa chọn đề tài “Lợi ích của khu vực mậu dịch tự do FTA” cho bài nghiên cứu của nhóm mình. 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ FTA I. 1. Khái niệm 1.1 FTA (Free Trade Agreement) Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực (16/8/2009). Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ (như: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật bản) hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. 1.2 FTA (Free Trade Area hay Trade Zone) Khu vực mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế trong đó hai hay nhiều nước thỏa thuận cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong buôn bán giữa các nước thành viên trong khối, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển tiến tới xây dựng khu thương mại tự do của các nước, nhưng các thành viên trong khối này vẫn duy trì chính sách thương mại riêng của mình trong quan hệ với các quốc gia ngoài khối. Sau đây là ví dụ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Việc cắt giảm và tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng hoá: Thu hoạch sớm, thông thường và nhạy cảm:  Chương trình thu hoạch sớm (EHP): gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ Chương 1-8 của Biểu thuế nhập khẩu. Các 3 mặt hàng hiện đã được thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá bỏ thuế vào 2008  Danh mục nhạy cảm (ST):  Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào năm 2020  Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): có thuế suất 50% vào 2018  Danh mục thông thường: gồm 90% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu, đã thực hiện giảm thuế từ năm 2006 Ngoài việc giảm thuế theo lộ trình trên, Việt Nam cũng phải thực hiện một số cam kết bổ sung sau:  Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong Danh mục Thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/ 2009  Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2013  Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số còn lại 5% số dòng thuế - nhưng không được vượt quá 250 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2018  Theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/7/2005, một số mặt hàng cụ thể (thuộc cả danh mục thông thường và danh mục nhạy cảm) có lộ trình giảm thuế nhanh hơn quy định chung 2. Một số FTA trên thế giới 2.1 Khu vực mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association) Hiệp hội Thương mại châu Âu (EFTA hay European Free Trade Association) là một tổ chức thương mại tự do giữa bốn quốc gia châu Âu là Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Thành lập ngày 03 tháng 5 năm 1960, đến nay Hiệp hội đã kí kết nhiều Hiệp địch mậu dịch tự do 4 với nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Singapore, Ai Cập,…) và vẫn đang thương thuyết với các nước khác. Hiệp hội Thương mại châu Âu (EFTA) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập để thúc đẩy tự do thương mại và hội nhập kinh tế vì lợi ích các nước thành viên của nó. 2.2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967. Khi bắt đầu thành lập, ASEAN gồm 5 nước thành viên là Inđônêxia; Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan. Brunei tham gia vào ASEAN năm 1984, tiếp theo là Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1999 và Campuchia trở thành thành viên thứ 10 vào năm 2000. Với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã chính thức được thành lập tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV vào năm 1992. Một trong những bước quan trọng nhằm thực hiện được mục tiêu trên là tạo thuận lợi cho thương mại nội khối thông qua việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên. 2.3 Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North America Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico.  Ký kết ngày 12/8/1992, có hiệu lực từ ngày 1/01/1994.  Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,... 5 II. CÁC LỢI ÍCH CỦA FTA 1. Thúc đẩy thương mại của các thành viên trong khối Ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang dần trở thành xu thế chung của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Không ai có thế phủ nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của FTA đối với các quốc gia. Một trong những lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất, FTA tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích phát triển thương mại cho nội bộ khối, tạo động lực, thúc đẩy thương mại cho các nước thành viên, bằng cách tạo cơ hội cho các nước mở rộng thị trường của m nh. Thật vậy, xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác là việc không đơn giản, bởi lẽ các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rào cản như, các công cụ bảo hộ của Chính phủ nhằm giảm hạn chế nhập khẩu như các quy định đối với hàng hóa, sản phẩm về số lượng nhập khẩu, chất lượng, xuất xứ, mẫu mã,… hay phải chịu mức thuế quan nhập khẩu giá cao, làm tăng giá các mặt hàng, gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, khi trở thành thành viên trong khối, các quốc gia sẽ được hưởng lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan, phi thuế quan, một số công cụ bảo hộ và quy định cũng được gỡ bỏ dần. Với những thuận lợi này, các quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm với giá được giảm đang kể, tăng số lượng, xâm nhập các thị trường mới của các nước trong khối và các nước ngoài khối (các đối tác của khối). Bên cạnh đó, hàng hóa của quốc gia thành viên sẽ trở nên ưu thế hơn đối với các quốc gia không thuộc khối trên thị trường các quốc gia là đối tác của khối. Điều này làm các quốc gia tham gia kí kết FTA không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt hơn 114 tỉ USD, tăng 18,2% so với năm 2011, giúp cán cân thương mại nước ta lần đầu tiên đạt thặng dư 780 triệu USD sau 20 năm. Đối với tình trạng khủng hoảng kinh tế đáng báo động hiện nay, kết quả đó là một tin tốt lành. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, ngành xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù thu được kết quả cao nhưng trong tương lai dẽ phải đối mặt với rất nhiều 6 trở ngại trong thị trường xuất khẩu. Cụ thể, những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác trong thương mại như giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên hiện đã bão hòa, không có tính bền vững; trong khi đó, những yếu tố như chất lượng, thương hiệu sản phẩm thì Việt Nam khó có thể cạnh tranh lại các nước khác. Tuy nhiên, bằng việc tham gia kí kết và thực hiện Hiệp định đối tác FTA về song phương lẫn trong khuôn khổ FTA, hàng hóa Việt Nam đã có cơ hội dễ dàng tiếp cận với các thị trường, các quốc gia đối tác trong FTA thông qua các lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan với các nước trong khối FTA. Bằng chứng là, trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA liên quan đến Việt Nam đều có mức tăng trưởng cao. Trong năm 2011 và 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đều tăng tương ứng 30,7% và 27%; sang Nhật Bản là 39,5% và 25%... Thêm vào đó, các doang nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng một cách có hiệu quả các FTA để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu có sử dụng các loại C/O1 ưu đãi đạt 18 tỉ USD, chiếm 33,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ,.. FTA với Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan đang thực sự mở ra nhiều cơ hội mới đối với các mặt hàng như: gạo, thực phẩm, may mặc, đồ da, đồ gỗ… Liên minh hải quan là một thị trường có mức tăng trưởng GDP khá (trung bình 5-6%/năm) và là thị trường tiêu dùng không quá khó tính. FTA được ký kết có thể sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga tăng 63%, Belarus tăng 41% và Kazakhastan tăng 8%. FTA với Liên minh Hải quan cũng sẽ tạo cơ hội mở rộng thêm thị trường xuất khẩu, là cơ sở để Việt Nam mở rộng khai thác nhóm các thị trường rộng lớn và có 1 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 7 tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Đặc biệt, việc đang tiến hành đám phán và ký kết FTA với EU - một thị trường lớn, với 500 triệu người tiêu dùng ở 27 quốc gia và GDP đạt hơn 17.000 tỉ USD, chiếm 20% GDP toàn cầu tạo ra cơ hội mở rộng hơn nữa cho xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Hiệp định này sẽ giúp đẩy mạnh lượng hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, nhất là những mặt hàng đang bị sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc - quốc gia chưa có FTA với EU và cả những quốc gia khác đang được hưởng mức thuế thấp. Theo dự kiến, sẽ có khoảng 90% hàng hóa của Việt Nam vào EU được hưởng mức thuế suất 0%. Như vậy, 5 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang EU là giày da, may mặc, cà phê, thủy hải sản và đồ gỗ sẽ giữ được thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường to lớn này. Bảng số liệu sau và biểu đồ sẽ thấy rõ hơn sự thay đổi mạnh mẽ của xuất khẩu Việt Nam qua từng năm. 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 16706053 20149324 26485035 32447129 39826223 48561343 62685130 57096274 72236665 96905674 Thailand 227251 335411 518050 862978 897551 1030035 1288547 1314225 1182842 1938259 Cambodia 178412 267289 383974 555639 780611 1041068 1531600 1166536 1563822 2519029 Malaysia 347751 453839 624320 1028333 1216590 1554974 2030402 1775157 2093118 2770808 Indonesia 331967 467224 452861 468848 957926 1153201 751209 754054 1433419 2358900 Philippines 315221 340003 498556 828968 782833 965139 1824666 1461858 1706401 1535313 Laos 64683 51777 68426 69204 94958 109682 160342 172209 199987 286571 Brunei 1379 539 996 599 3909 0 4492 7690 14235 15362 Myanmar 7125 12526 14015 11978 16465 21811 32635 33942 49521 82458 Singapore 961126 1024709 1485257 1916973 1658842 2234386 2713824 2075621 2121314 2149252 China 1518330 1883115 2899135 3246384 3242838 3646128 4850110 5402978 7742950 11613324 Republic of Korea 468716 492125 608109 663620 842893 1243353 1793525 2077777 3092225 4866729 Japan 2436958 2908600 3542130 4340272 5240087 6089978 8467750 6335602 7727660 11091713 Australia 1328423 1420936 1884738 2722592 3688927 3802213 4351580 2386092 2704004 2601965 New Zealand 21186 24973 46853 47494 54134 67051 76642 70504 122645 151377 World ảng 1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các đối tác trong ASEAN và một số quốc gia khác ( 002 – 0 ) (đơn vị USD) (Nguồn: International Trade Center) 8 USD 120000000 100000000 80000000 World 60000000 40000000 20000000 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ 1: Tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 0 (đơn vị USD) (Nguồn: tổng hợp) Đối với những nước có nền kinh tế hướng tới xuất khẩu như Việt Nam, lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng từ việc ký các FTA với các đối tác là ở việc các đối tác FTA loại bỏ thuế quan cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi xuất sang thị trường đối tác. Điều này giúp GDP trong nước tăng lên. Cụ thể, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam có cam kết gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ATIGA), và Hiệp định thương mại hàng hóa (FTA) giữa ASEAN và sáu nước ngoài ASEAN gồm FTA ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), FTA ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), FTA ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA), và FTA ASEAN-Ấn Độ (AITIG). Nhiều hàng nhập từ ASEAN có thuế 0% như thủy sản, cao su và sản phẩm cao su, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị và sản phẩm y tế, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử. Kết quả là, từ khi gia nhập ASEAN và trở thành một thành viên của AFTA từ tháng 7 năm 1995, GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Nếu 9 như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm thì sau khi gia nhập ASEAN và kí kết hiệp định FTA thì GDP Việt Nam tăng trưởng một cách tích cực. Đặc biệt là, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%. Ngoài ra, các hiệp định đã giúp Việt Nam mở rộng thị phần xuất khẩu không chỉ dừng lại ở các nước láng giềng, trong khu vực Đông Nam Á mà mở rộng ra cả Nhật bản, Hàn Quốc. Số lượng hàng hóa và thị phần thị phần hàng Việt Nam ở các quốc gia này luôn ổn định và ngày càng tăng nhanh. Phần lớn hàng Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, đặc biệt là mặt hàng thủy sản như cá, tôm, cua,…. Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN+ 2 là hơn 20%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung là 15% và tốc độ tăng nhập khẩu trong cùng thời kỳ. 2. Nâng cao sức cạnh tranh cho các quốc gia Việc mở rộng thị trường ở phần trên dẫn đến hệ quả là việc nâng cao sức cạnh tranh cho thị trường nội địa của các quốc gia. (Sức cạnh tranh là tổng hòa các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩm trên thị trường). Khi các quốc gia kí kết Hiệp định mậu dịch tự do FTA, hàng rào thuế quan, phi thuế quan không còn là trở ngại cho hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào quốc gia làm cho hàng hóa trong thị trường nội địa ngày càng phong phú đa dạng. Do đó, sức cạnh tranh giữa các mặt hàng ngày càng gay gắt. Các vấn đề về mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả,... luôn được người tiêu dùng chú trọng. Để tồn tại trong thị trường này, các doanh nghiệp cần phải tích cực đổi mới trong phương thức sản xuất trước hết là tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất bằng cách đầu tư cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng lao động,... Hiện nay là ASEAN + 6 gồm 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) và sáu nước, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand 2 10 Mặt khác, các công ty, doanh nghiệp vẫn luôn phải đối mặt với việc nâng cao sức cạnh tranh để đạt thành công trong những thị trường ngoại địa. Việc loại bỏ thuế quan cho các đối tác trong FTA chỉ áp dụng đối với “hàng hóa có xuất xứ từ đối tác FTA”. Mỗi FTA thường sẽ có một hệ thống quy định riêng về quy tắc xuất xứ, với các quy định chi tiết hàng hóa nào (mức độ gia công ra sao, nguồn gốc của nguyên liệu như thế nào) thì được xem là “có xuất xứ” (từ đối tác FTA) để đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan. Nếu nước đó không đáp ứng được các điều kiện để được coi là “có xuất xứ” phù hợp thì sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA. Trong các trường hợp như vậy, lợi ích lý thuyết mà nước xuất khẩu hy vọng có được từ FTA sẽ bị vô hiệu hóa bởi các quy tắc xuất xứ hàng hóa không hợp lý này. Ví dụ như: Hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ là bánh bích quy (có mã HS3 1905.90) được sản xuất tại Việt Nam từ bột trộn của Trung Quốc (bột trộn có mã HS 1901.20), tất cả các nguyên liệu còn lại đều là nguyên liệu trong nước (xuất xứ Việt Nam). Khi đó bánh bích quy xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được xem là “không có xuất xứ” (non-originating) và không được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP4. Lý do là trong ví dụ này, nguyên liệu bột trộn là của Trung Quốc, tức là không có xuất xứ nội khối, và bột trộn thuộc Chương 19, tức là nằm cùng Chương mã HS với bánh bích quy, và do đó không đáp ứng yêu cầu về xuất xứ theo quy định nói trên. Ngoài ra, việc cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong và ngoài nước đã không ngừng nâng cao lợi ích của người tiêu dùng trong nước (trong nội bộ khối). Cơ hội được tiếp cận với nhiều hàng hóa hơn, đa dạng phong phú về mẫu mã, chất lượng và giá thành giúp cho họ có quyết định tiêu dùng đúng đắn. 3 Theo ngôn ngữ của Hoa Kỳ thì:  Chương (Chapter ): Thể hiện ở 2 số đầu trong dãy mã số HS  Mục (Heading): Thể hiện ở 2 số tiếp theo trong dãy mã số HS  Tiểu mục (Subheading): Thể hiện ở 2 số thứ ba trong dãy mã số HS 4 TPP: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) – một FTA lớn giữa 9 nước hai bờ Đại Tây Dương 11 Có thể lấy ví dụ điển hình ở thị trường sữa Việt Nam. Hiện nay, thị trường sữa ở Việt Nam ngoài những cái tên Vinamilk, Hanoimilk, Lothamilk thì còn rất nhiều thương hiệu khác như Dutch Lady, Nutifood Việt Nam, New Zealand Milk, Abbott, … ước tính có hơn 300 sản phẩm sữa. Trước sự cạnh tranh gay gắt đó, các doanh nghiệp đã thực hiện những bước đi mới. Cụ thể, TH Milk đã mạnh tay đầu tư 1,2 tỉ USD để xây dựng nhà máy sữa tươi sạch lớn nhất Đông Nam Á ở Nghệ An. Vinamilk cũng đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng để xây dựng năm trang trại bò sữa hiện có 8.100 con và vẫn đang tìm đất để mở rộng đầu tư. Vinamilk đã được Chính Phủ đồng ý về chủ trương để hợp tác với một nông trường phát triển trang trại bò 25.000 con trên diện tích 2.600 ha. Frieslandcampina cũng có chương trình hỗ trợ 3.000 nông hộ phát triển đàn bò nguyên liệu lên tới hơn 30.000 con trong năm 2012. Ở quy mô nhỏ hơn, Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP dành khoảng 600 tỉ đồng hỗ trợ các hộ nuôi đàn bò sữa 10.000 con, tạo nguồn nguyên liệu chủ lực của công ty là sữa tươi và sữa chua. H nh 1: Vinamilk đang đầu tư mạnh vào vùng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy sữa nước sắp được khai trương (Nguồn: Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn) 12 3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FTA đã có những đóng góp quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng GDP. Vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. FTA tạo ra một thị trường thống nhất rộng lớn hơn nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sẵn sàng đầu tư vào các quốc gia tiềm năng khi có một thị trường nhiều tiêu thụ lớn như vậy. Không những thế, các nước đang phát triển với nguồn lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào và môi trường kinh doanh năng động đang là tâm điểm thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển. Do đó sau khi chấp nhận thương mại mậu dịch tự do các dòng vốn vào các thị trường mới nổi trong thập niên 1980 và đầu những năm 1990, trong đó Đông Nam Á là một điểm nhận FDI then chốt. Năm 1990, Đông Nam Á thu hút 36% tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển. Với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn của quốc gia được bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ghi nhận đóng góp của FDI vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994 - 2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 - 2010). Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô). Từ đó góp phần tăng năng lực sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ quốc gia. Điển hình là Tập đoàn dầu khí Việt Nam hợp tác cùng tập đoàn Idemitsu Kosan Company của Nhật Bản cùng một số đối tác khác đang đầu tư 9 tỷ USD (theo Bloomberg) vào dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có công suất rất cao 200.000 thùng/ ngày. 13 Chỉ tiêu Đơn vị 5T.2012 5T.2013 So với cùng kỳ năm trước Giá trị Tỷ lệ (%) FDI thực hiện Triệu USD 4.510 4.580 70 1,55 FDI đăng ký5 Triệu USD 7.819 8.517 698 8,93 - Cấp mới Triệu USD 4.814 5.091 277 5,75 - Tăng thêm Triệu USD 3.005 3.426 421 14,01 Số dự án - Cấp mới Dự án 485 398 -87 -17,94 - Tăng vốn Lượt dự án 238 160 -78 -32,77 ảng 2: T nh h nh FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 0 3 (Nguồn: VOV) Bảng trên là một điển hình cụ thể của một quốc gia thuộc khối AseanAFTA, nhưng thực tế tỷ trọng vốn FDI trong tổng đầu tư toàn xã hội tăng nhanh qua các thời kỳ: từ 24,32% giai đoạn 1991 - 2000 lên 22,75%, giai đoạn 2001 - 2011 và 23,3% năm 2012. Trên thế giới hiện nay cho thấy so với các khối mậu dịch tự do EFTA, NAFTA,… các nước EFTA xếp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đóng tàu, máy móc, thiết bị, dược phẩm, dệt may…. Đặc biệt, EFTA là một trong những nguồn cung cấp vốn đầu tư trực tiếp lớn trên thế giới. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư ra nước của EFTA hiện lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài trên GDP của nhóm nước EFTA rất cao: Iceland 59%, Na Uy 43% và Thụy Sỹ 164%. Đầu tư ra nước ngoài của EFTA tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhựa và hóa chất, dầu khí, chế tạo. Tóm lại những tác động tích cực từ dòng vốn đầu tư là không nhỏ trong nền kinh tế quốc gia, của khối khu vực và toàn thế giới. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự giám sát và quản lý chặt chẽ hơn của nhà nước. Việc lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư cần hướng đến sự sàng lọc kỹ càng hơn khi cấp phép để hướng dòng vốn đó theo mục tiêu chất lượng, hiệu quả. 5 Vốn đăng ký tính đến ngày 20-5-2013 14 Ngoài những lợi ích quan trọng trên, kí kết FTA còn mang lại một số tác động tích cực khác như tăng thêm mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước, tăng cường an ninh – chính trị quốc gia và khu vực, … III. SỰ THAM GIA FTA CỦA VIỆT NAM – NHỮNG THÁCH THỨC Song song với những lợi ích có được, FTA cũng mang lại những thách thức không nhỏ. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước nói chung còn hạn chế về hiểu biết thị trường thế giới, thông lệ quốc tế; luật pháp quốc tế; năng lực và kinh nghiệm quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế còn yếu kém. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào tính kinh tế của hàng hoá mà ít được chú trọng vào tính xã hội của hàng hoá như một số nước văn minh, hiện đại ngày nay. Môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn hạn chế như hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ chưa đủ rõ ràng và nhất quán. Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chắp vá, đôi nơi còn nóng vội dẫn đến làm mất đi những giá trị nguyên sơ mà thiên nhiên ban tặng; bộ máy hành chính còn nhiêu khê, nhũng nhiễu, quan liêu; tệ tham nhũng có phần tinh vi, phức tạp hơn; những biểu hiện khoa trương, tự “đánh bóng hình ảnh doanh nghiệp” còn diễn ra đối với một bộ phận không ít các doanh nghiệp nhà nước mà kỳ thực họ chưa đủ độ “cứng vững” để chịu đựng sự va đập của thị trường. Bên cạnh đó, tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi phức tạp, thiếu sự ổn định bền vững phần nào đã ảnh hưởng đến sự ổn định, hợp tác giữa các nước thành viên trong khối. 15 LỜI KẾT Bằng cách giảm bớt, xóa bỏ các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan, Hiệp định FTA đã tạo nên động lực thúc đẩy các quốc gia trong khối phát triển mạnh mẽ. Đó là những lợi ích hai chiều cho các bên kí kết Hiệp định FTA. Quốc gia tham gia vào FTA có cơ hội phát triển thương mại quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế trong nước và thu hút lượng đầu tư lớn từ bên ngoài. Mặt khác, khối mậu dịch tự do còn giúp phát triển mạnh mẽ mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước thành viên, nâng cao vị thế của khối và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam – một quốc gia có nền kinh tế non trẻ và mới bắt đầu hội nhập trong thời gian gần đây, việc biến thách thức thành cơ hội sẽ giúp nước ta vượt qua những khó khăn mà FTA mang lại, đưa quốc gia vươn lên tầm cao mới. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Bùi Thị Lý (Chủ biên) (2010), “Giáo trình Quan hệ Kinh tế Quốc tế”, NXB Giáo dục Việt Nam 2. Nguyễn Hoàng Tuấn (2004), “Xu thế ký kết Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) quốc tế và tác động đối với Việt Nam”, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 18 3. Nguyễn Hồng Thu (2009), “Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc”, Internet 4. Urata Shujiro (2007), “Growing FTAs & Their Impact on World Trade”, Japan Spotlight 5. Hyun Joung Jin, Won W. Koo And Bongsik Sul (2006), “The effects of the Free Trade Agreement among China, Japan and South Korea”, Chung-Ang University, North Dakota State University and Chung-Ang University 6. WTO và Chính sách Thương mại quốc tế - Văn bản pháp lý, thông tin, ấn phẩm, tài liệu về WTO: http://trungtamwto.vn/ 7. Wikipedia, bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/ 8. Việt Báo Việt Nam: http://vietbao.vn/ 9. Saigon Times Online - Thời báo Kinh tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/ 10. VGP News - BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM: http://baodientu.chinhphu.vn/ 11. FTA - Foreign Trade Association: https://www.fta-eu.org/ 17 Tải về bản full

Từ khóa » Tiêu Luận Về Fta