Bài Toán Cấu Tạo Hạt Nhân

I,Tóm tắt lí thuyết

Hạt nhân được tạo thành bởi 2 loại hạt là proton mang điện tích dương \[1e=1,{{6.10}^{-19}}C\] và notron không mang điện; hai loại hạt này có tên chung là nuclon.

Hạt nhân X có N nơtron và Z prôtôn; Z được gọi là nguyên tử số; tổng số A = Z + N được gọi là số khối, kí hiệu là \[{}_{Z}^{A}X\] Điện tích hạt nhân là +Ze

 Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn nhưng số nơtron khác nhau (số khối A cũng khác nhau)

Ví dụ 1: Hạt nhân \[{}_{20}^{40}Ca\] có số proton, notron, nuclon, điện tích là ?

Hướng dẫn

Hạt nhân \[{}_{20}^{40}Ca\]có Z = 20 proton, A = 40 nuclon → có N = A – Z = 40 - 20 = 20 notron

Hạt nhân \[{}_{20}^{40}Ca\]có điện tích +20e \[=20.1,{{6.10}^{-19}}=3,{{2.10}^{-18}}C\]

Ví dụ 2: Hạt nhân Al có 13 proton và 14 notron có kí hiệu là?

Hướng dẫn

Hạt nhân Al có Z = 13 và A = Z + N = 27 → có kí hiệu \[{}_{13}^{27}Al\]

II, Bài tập tự luyện

Câu 1: Nuclon là tên gọi chung của prôtôn và

A. pôzitrôn.                      B. êlectron.                      C. nơtrinô.                   D. nơtron.

Câu 2: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi

A. prôtôn, nơtron và êlectron.  

B. nơtron và êlectron.

C. prôtôn, nơtron.    

D. prôtôn và êlectron.

Câu 3: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

A. các prôtôn.             B. các nơtrôn.           C. các nuclôn.            D. các electrôn.

Câu 4: Hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] được tạo thành bởi các hạt

A. êletron và nuclôn  

B. prôtôn và êlectron 

C. prôtôn và nơtron.  

D. nơtron và electron

Câu 5: Số nuclôn có trong hạt nhân \[{}_{11}^{23}Na\] là

A. 34.                           B. 12.                       C. 11.                        D. 23.

Câu 6: Số nơtron có trong hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\] là

A. 6.                             B. 20.                        C. 8.                          D. 14

Câu 7: Hạt nhân côban \[{}_{27}^{60}Co\] có

A. 27 prôtôn và 60 nơtron.                                   B. 60 prôtôn và 27 nơtron. 

C. 27 prôtôn và 33 nơtron.                                   D. 33 prôtôn và 27 nơtron.

Câu 8: Kí hiệu của hạt nhân nguyên tử X có 3 proton và 4 notron là

A.\[{}_{3}^{4}X\]                        B.\[{}_{3}^{7}X\]                           C.\[{}_{4}^{7}X\]                         D.\[{}_{7}^{3}X\]

Câu 9: Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử \[{}_{30}^{67}Zn\] lần lượt là

A. 30 và 37.                 B. 37 và 30.                    C. 67 và 30.                    D. 30 và 67.

Câu 10: Hạt nhân Triti \[{}_{1}^{3}T\] có

A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.                       B. 3 nơtron và 1 prôtôn.

C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtron.                       D. 3 prôtôn và nơtron.

Câu 11: Khi so sánh hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] và hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\] phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số nuclôn của hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] bằng số nuclôn của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\]

B. Điện tích của hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] nhỏ hơn điện tích của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\]

C. Số prôtôn của hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] lớn hơn số prôtôn của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\]

D. Số nơtron của hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\]

Câu 12: Hạt nhân \[{}_{17}^{35}Cl\] có

A. 17 nơtron                  B. 35 nơtron                C. 35 nuclôn                 D. 18 prôtôn

Câu 13: Hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\] và hạt nhân \[{}_{7}^{14}N\] có cùng

A. điện tích.                 B. số nuclôn.                 C. số prôtôn.                   D. số nơtron

Câu 14: Hai hạt nhân \[{}_{1}^{3}T\] và \[{}_{2}^{3}He\] có cùng

A. số nơtron.                B. số nuclôn.                 C. điện tích.                   D. số prôtôn.

Câu 15:  Nguyên tử  mà hạt nhân có số  proton và số  notron tương ứng bằng số  notron và số  proton có trong hạt nhân nguyên tử \[{}_{2}^{3}He\] là nguyên tử

A. hêli.                           B. liti.                              C. triti.                            D. đơteri

Câu 16: So với hạt nhân \[{}_{14}^{29}Si\]  hạt nhân \[{}_{20}^{40}Ca\] có nhiều hơn

A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn. 

B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn. 

C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn. 

D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Câu 17: So với hạt nhân \[{}_{20}^{40}Ca\] hạt nhân \[{}_{27}^{56}Co\] có nhiều hơn

A. 7 nơtron và 9 prôtôn.  

B. 11 nơtron và 16 prôtôn.  

C. 9 nơtron và 7 prôtôn.  

D. 16 nơtron và 11 prôtôn.

Câu 18: Số nuclôn của hạt nhân \[{}_{90}^{230}Th\] nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân \[{}_{82}^{210}Po\] là

A. 14.                         B. 20.                         C. 6.                          D. 126.

Câu 19: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có

A. cùng khối lượng, khác số nơtron.  

B. cùng số nơtron, khác số prôtôn.

C. cùng số prôtôn, khác số nơtron.  

D. cùng số nuclôn, khác số proton

Câu 20: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

A. nuclôn nhưng khác số prôtôn.  

B. nơtron nhưng khác số prôtôn.

C. nuclôn nhưng khác số nơtron.  

D. prôtôn nhưng khác số nuclôn.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

C

D

C

C

B

A

A

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

B

B

C

B

C

B

C

D

Bài viết gợi ý:

1. Mạch dạo động-dao động điện từ

2. Bài tập giao thoa sóng vận dụng cao

3. Bài tập kích thích dao động bằng lực vận dụng cao

4. Sóng cơ - Phương trình sóng sơ

5. Bài toán va chạm trong dao động điều hòa

6. Bài tập vận dụng cao về sóng dừng và sóng âm phần 2

7. Giao thoa sóng cơ

Từ khóa » Cấu Tạo Của Hạt Nhân 27 13 Al Có