Bài Toán Nhiệt Phân Và Cracking Ankan - O₂ Education
Có thể bạn quan tâm
Bài toán nhiệt phân và crackinh ankan.
I. Lý thuyết
Chúng ta cùng nhau xem xét các phương trình sau:
Từ các phương trình trên ta rút ra những nhận xét quan trọng sau:
(1). Khối lượng của hỗn hợp trước và sau nhiệt phân (nung) là không đổi.
(2). Nếu xem H2 là ankan có dạng đặc biệt là C0H2 thì tổng số mol ankan trong hỗn hợp trước và sau phản ứng là không đổi.
(3).Số mol khí tăng chính là số mol liên kết π sinh ra sau phản ứng.
(4).Khi giải toán cần áp dụng linh hoạt BTNT và BTKL.
B. Ví dụ minh họa
(Lời giải) Ví dụ 1: Crackinh propan thu được hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì khi phản ứng xong thấy có khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so với H2 là 10,8. Hiệu suất phản ứng crackinh là
A. 20%. B. 40%. C. 60% D. 80%.
(Lời giải) Ví dụ 2: Crackinh hoàn toàn 17,6 gam propan thu được hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon. Cho X qua 2 lít nước Br2. Khí thu được khi qua khỏi bình Br2 có tỉ khối đối với CH4 bằng 1,15. Tính nồng độ mol của dung dịch Br2.
A. 0,15M. B. 0,12M. C. 0,18M. D. 0,16M.
(Lời giải) Ví dụ 3: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan có tỉ khối so với hidro bằng 20,25 được nung nóng trong bình chứa chất xúc tác để thực hiện phản ứng đehidro hóa, thu được hỗn hợp khí B gồm H2, các ankan và anken có tỉ khối so với hidro bằng 16,2. Tính hiệu suất phản ứng đehidro hóa biết phần trăm phản ứng của etan và propan là bằng nhau
A. 40%. B. 35%. C. 30%. D. 25%.
(Lời giải) Ví dụ 4: Cho butan qua xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm C4H6, C4H8, C4H10 và H2. Nếu cho 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X qua dung dịch Br2 (dư) thấy có 25,6 gam Br2 phản ứng. Gọi d là tỉ khối của hỗn hợp X so với hidro. Vậy giá trị của d là:
A. 41,4. B. 34,8. C. 20,7. D. 17,4.
(Lời giải) Ví dụ 5: Crackinh 6,72 lít C4H10 (đktc) một thời gian thì thu được hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon. Cho X đi qua dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình Br2 tăng lên 8,4 gam đồng thời thấy có khí Y bay ra khỏi bình. Đốt cháy khí Y cần V lít khí O2 đktc. Giá trị của V là:
A. 8,96. B. 24,64. C. 23,52. D. 43,68.
(Lời giải) Ví dụ 6: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan thu được hỗn hợp X chỉ có các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là
A. 10,44. B. 8,70. C. 9,28. D. 8,12.
(Lời giải) Ví dụ 7: Thực hiện phản ứng crackinh butan thu được hỗn hợp X gồm các ankan và các anken. Cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có khí thoát ra bằng 60% thể tích X và khối lượng dung dịch Br2 tăng 5,6 gam và có 25,6 gam brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí bay ra thu được a mol CO2 và b mol H2O. Vậy a và b có giá trị là:
A. a = 0,9 mol và b = 1,5 mol. B. a = 0,56 mol và b = 0,8 mol.
C. a = 1,2 mol và b = 1,6 mol. D. a = 1,2 mol và b = 2,0 mol.
(Lời giải) Ví dụ 8: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm về số mol của C4H6 trong T là:
A. 9,091%. B. 8,333%. C. 16,67%. D. 22,22%.
(Lời giải) Ví dụ 9: Thực hiện phản ứng crackinh m gam butan thu được hỗn hợp X chỉ có các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là
A. 10,44. B. 8,41. C. 9,28. D. 8,12.
(Lời giải) Ví dụ 10: Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì thu được m gam kết tủa và thoát ra hỗn hợp khí Y. Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị m là
A. 28,8. B. 26,4. C. 24,0. D. 21,6.
(Lời giải) Ví dụ 11: Tiến hành crăkinh 17,4 (g) C4H10 một thời gian trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí A gồm: CH4,C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2 và một phần C4H10 chưa bị nhiệt phân. Cho toàn bộ A vào dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 bị nhạt màu đồng thời khối lượng bình tăng 8,4(g) và có V (lít) hỗn hợp khí B thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn B thu được m(g) hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Giá trị của m là:
A. 46,4. B. 54,4. C. 42,6. D. 26,2.
III. Bài tập vận dụng
(Lời giải) Câu 1: Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon có dX/He = 9,0625. Hiệu suất phản ứng crackinh?
A.20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
(Lời giải) Câu 2: Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H6, C3H8 có dX/He = 10. Hiệu suất phản ứng là
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%
(Lời giải) Câu 3: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử tủng bình của A là
A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96.
(Lời giải) Câu 4: Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H8 có dX/He = k. Biết hiệu suất phản ứng crackinh là 90%. Vậy giá trị của k là
A. 9,900. B. 5,790. C. 0,579. D. 0,990.
(Lời giải) Câu 5: Crackinh 40 lít butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 30%.
(Lời giải) Câu 6: Crackinh 560 lít C4H10 thu được 1036 lít hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon. Biết các thể tích cùng đo ở điều kiện nhiệt độ, áp suất. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh là
A. 75%. B. 80%. C. 85%. D. 90%.
(Lời giải) Câu 7: Crackinh hỗn hợp A gồm propan và butan (trong đó có số mol bằng nhau, phần trăm mỗi phản ứng bằng nhau và có hiệu suất crackinh là 70%) thì thu được hỗn hợp X gồm H2 và các ankan, anken. Vậy khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X (tính theo đơn vị gam/mol) là
A. 30. B. 40. C. 50. D. 20.
(Lời giải) Câu 8: Nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp khí X gồm: CH4, H2, và C2H2 có dX/He = 2,5. Hiệu suất phản ứng?
A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
(Lời giải) Câu 9: Nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp khí X gồm: CH4, H2, và C2H2. Tỷ khối của X so với He là X. Giá trị có thể phù hợp của X là?
A. 15. B. 5. C. 3. D. 4.
(Lời giải) Câu 10: Crackinh hoàn toàn 11,2 lít (đktc) một ankan thu được 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với không khí bằng 1. Tên gọi của A là:
A. 2- metylbutan. B. butan. C. neopentan. D. pentan.
(Lời giải) Câu 11: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được bốn thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 10,75. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
(Lời giải) Câu 12: Crackinh một thời gian ankan A thu được hỗn hợp X gồm H2 và các anken, ankan có dX/He=7,25. Vậy A là
A. C5H12. B. C6H14. C. C3H8. D. C4H10.
(Lời giải) Câu 13: Khi crackinh một thời gian ankan X thu được hỗn hợp Y gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 14,5. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
(Lời giải) Câu 14: Một hỗn hợp X gồm hai ankan A, B đồng đẳng kế tiếp. Crackinh 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 22,4 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm ankan, anken và H2, tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 8,2. Vậy công thức phân tử và số mol của A, B lần lượt là:
A. C3H8 (0,2 mol); C4H10 (0,3 mol). B. C2H6 (0,3 mol); C3H8 (0,2 mol).
C. C2H6 (0,1 mol); C3H8 (0,4 mol). D. C2H6 (0,4 mol); C3H8 (0,1 mol).
(Lời giải) Câu 15: Nung nóng V lít (đktc) butan với xúc tác thích hợp thu được 0,8 mol hỗn hợp khí X gồm C4H10, C4H8, C4H6, C4H4 và H2. Cho 0,8 mol X phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy có 0,3 mol Br2 phản ứng. Tìm V?
A. 24,64. B. 17,92. C. 6,72. D. 11,20.
(Lời giải) Câu 16: Khi crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan thu được hỗn hợp khí X. Cho X lội chậm vào 250ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí (đktc) và có tỉ khối so với CH4 bằng 1,1875. Vậy nồng độ mol của dung dịch Br2 lúc đầu và giá trị của V là
A. 0,4M và 2,24. B. 0,4M và 4,48. C. 0,8M và 4,48. D. 0,2M và 4,48.
(Lời giải) Câu 17: Crackinh khí butan sau một thời gian thu được 45 lít hỗn hợp X gồm: CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Cho toàn bộ X lội chậm qua dung dịch Br2 dư, phản ứng kết thúc thấy có thoát ra 30 lít hỗn hợp khí Y. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh butan là
A. 66%. B. 20%. C. 33%. D. 50%.
(Lời giải) Câu 18: Crackinh 11,2 lít buatn (đktc) thu được hỗn hợp X trong đó có chứa 1 hidrocacbon mà khi đem đốt cháy hết toàn bộ hidrocacbon này thì thu được 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh là
A. 95%. B. 90%. C. 85%. D. 80%
(Lời giải) Câu 19: Crackinh butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Giá trị của x là
A. 140. B. 70. C. 80. D. 40.
(Lời giải) Câu 20: Crackinh C4H10 thu được 35 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Cho toàn bộ X đi qua dung dịch nước Brom dư thấy thoát ra 25 lít hỗn hợp Y. Các khí đều đo ở đktc. Hiệu suất phản ứng crackinh?
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
(Lời giải) Câu 21: Crackinh m gam C4H10 thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O. Vậy giá trị của m là
A. 2,6. B. 5,8. C. 11,6. D. 23,2.
(Lời giải) Câu 22: Crackinh 0,25 mol C5H12 thu được hỗn hợp X gồm: CH4, C2H6, C3H8, C5H10, C4H8, C3H6, C2H4, C5H12 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Vậy giá trị của x và y lần lượt là
A. 55 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 27. D. 55 và 27.
(Lời giải) Câu 23: Crackinh m gam C5H12 thu được hỗn hợp X gồm: CH4, C2H6, C3H8, C5H10, C4H8, C3H6, C2H4, C5H12 và H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8,64 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8. B. 5,76. C. 11,6. D. 11,52.
(Lời giải) Câu 24: Khi tiến hành crackinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 176 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 72. D. 176 và 90.
(Lời giải) Câu 25: Nung nóng 8,96 lít (đktc) butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí X gồm C4H10, C4H8, C4H6, C4H4 và H2. Cho toàn bộ X phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy có 0,1 mol Br2 phản ứng. Tính dX/He?
A. 11,6. B. 5,8. C. 14,0. D. 13,9.
(Lời giải) Câu 26: Nung nóng 11,2 lít (đktc) butan với xúc tác thích hợp thu dược 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C4H10, C4H8, C4H6, C4H4 và H2. Cho toàn bộ X phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy có x mol Br2 phản ứng. Vậy giá trị của x là
A. 0,8. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,3.
(Lời giải) Câu 27: Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6, C4H4 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,06 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là
A. 0,048. B. 0,036. C. 0,060. D. 0,024.
(Lời giải) Câu 28: Crackinh C4H10 thu được 35 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C4H8, C4H10 và H2. Cho toàn bộ X đi qua dung dịch nước Brom dư thấy thoát ra 20 lít hỗn hợp Y. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn 35 lít hỗn hợp X thì thu được x mol CO2 và H2O. Các khí đều đo ở đktc. Vậy hiệu suất crackinh và giá trị của x là
A. 75% và 80. B. 57% và 100. C. 75% và 180. D. 80% và 180.
(Lời giải) Câu 29: Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn một ankan X thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp A gồm một anken Y và một ankan Z. Cho toàn bộ A đi qua bình đựng dung dịch nước Br2 (dư) thì sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng thêm 8,4 gam, đồng thời khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,24 lít (đktc) rồi cho đốt cháy toàn bộ khí này với O2 (dư), phản ứng xong thu được CO2 và 3,6 gam H2O. Vậy ankan X đó là:
A. butan. B. pentan. C. hexan. D. heptan.
(Lời giải) Câu 30: Crackinh 4,48 lít butan (đktc) thu được hỗn hợp A gồm 6 chất: H2, CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8. Dẫn hết hỗn hợp A vào bình đựng dung dịch Brom dư thì thấy khối lượng bình tăng 8,4 g và bay ra khỏi bình brom là hỗn hợp khí B. Thể tích oxi (đktc) cần đốt hết hỗn hợp B là:
A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
(Lời giải) Câu 31: Thực hiện phản ứng tách H2 từ 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H6 và C3H8 thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm các anken, ankan và H2. Tính thể tích dung dịch Brom 1M cần dùng để tác dụng hết với Y.
A. 0,2 lít. B. 0,3 lít. C. 0,5 lít. D. 0,4 lít.
(Lời giải) Câu 32: Đem crackinh một lượng butan thu được một hỗn hợp gồm 5 khí hiđrocacbon. Cho hỗn hợp khí này sục qua dung dịch nước brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là 25,6 gam và sau thí nghiệm khối lượng bình brom tăng thêm 5,32 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi qua dung dịch nước brom có tỷ khối đối với metan là 1,9625. Hiệu suất của phản ứng crackinh là:
A. 20,00%. B. 80,00%. C. 88,88% D. 25,00%.
(Lời giải) Câu 33: Crackinh V (lít) Butan với hiệu suất 75% được hỗn hợp X là 5 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn X, cần vừa đủ 2,6 mol O2. V (lít) Butan ở đktc có giá trị là:
A. 11,2. B. 8,96. C. 5,6. D. 6,72.
(Lời giải) Câu 34: Nung 3,48 gam Butan chỉ xảy ra phản ứng crackinh với hiệu suất 60% được 2,4 lít hỗn hợp khí X đo ở t0C, 1 atm. Phải trộn X với V lít Oxi đo ở t0C, 1 atm để thu được hỗn hợp có sức nổ mạnh nhất. Giá trị của V là:
A. 9,25. B. 9,5. C. 9,75. D. 10,25.
(Lời giải) Câu 35: Cho một ankan X có công thức C7H16, crackinh hoàn toàn X thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm ankan và anken. Tỷ khối hơi của Y so với H2 có giá trị trong khoảng nào sau đây?
A. 10,0 đến 25,0. B. 12,5 đến 25,0. C. 25,0 đến 50,0. D. 10,0 đến 12,5.
(Lời giải) Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm axetilen và CH4. Thực hiện phản ứng chuyển hóa 2CH4 →C2H2 + 3H2 tại 15000C trong thời gian ngắn thì thấy phần trăm thể tích của C2H2 trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi sau phản ứng. Phần trăm thể tích của C2H2 trong X là:
A. 50%. B. 40%. C. 20%. D. 25%.
(Lời giải) Câu 37: Crackinh 18 gam ankan A rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được lội qua bình đựng dung dịch Brom dư thấy còn lại 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm các ankan. Tìm CTPT của A.
A. C5H12. B. C4H10. C. C6H14. D. C3H8.
(Lời giải) Câu 38: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm: H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crackinh (10%). Khối lượng phân tử trung bình của A là:
A. 39,6. B. 23,15. C. 3,96. D. 2.315.
(Lời giải) Câu 39: Crackinh pentan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X gồm 7 hiđrocacbon. Thêm 4,48 lít H2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 25g. B. 35g. C. 30g. D. 20g.
(Lời giải) Câu 40: Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn một ankan thu được 6,72 lít hỗn hợp X (đktc) chỉ gồm một ankan và một anken. Cho hỗn hợp X qua dung dịch brom thấy brom mất màu và khối lượng bình brom tăng thêm 4,2 gam. Khí Y thoát ra khỏi bình đựng dung dịch brom có thể tích 4,48 lít (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 26,4 gam CO2. Tên gọi của ankan ban đầu là:
A. Pentan. B. propan. C. Hepxan. D. butan.
(Lời giải) Câu 41: Tiến hành phản ứng tách H2 từ Butan (C4H10), sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm: CH2 = CH – CH2 – CH3, CH2 = CH – CH = CH2, H2 và C4H10 dư, tỉ khối hơi của X so với không khí là 1. Nếu cho 1 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tham gia phản ứng là:
A. 0,4 mol. B. 0,35 mol. C. 0,5 mol. D. 0,60 mol.
(Lời giải) Câu 42: Người ta nung V lít một ankan thì thu được 1,6V (lít) hỗn hợp các khí gồm các hidrocacbon có cùng số C và H2. Mặt khác, người ta lấy 17,92 lít ankan trên nung với cùng điều kiện như ban đầu thu được hỗn hợp khí X. Sau đó sục X vào dung dịch Brom dư thấy có a mol Brom phản ứng. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của a gần nhất với:
A. 0,5. B. 0,45. C. 0,6. D. 0,65.
(Lời giải) Câu 43: Nung nóng etan ở nhiệt độ cao với chất xúc tác thích hợp thu đươc một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỉ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng là:
A. 0,24 mol. B. 0,16 mol. C. 0,60 mol. D. 0,32 mol.
(Lời giải) Câu 44: Crackinh 5,8 gam butan ( với hiệu suất h%) thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì khi phản ứng xong thấy có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình đồng thời khối lượng bình Br2 tăng m gam. Đốt cháy hết toàn bộ Y thu được 21,02 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy giá trị của m là
A. 1,26. B. 3,15. C. 3,51. D. 1,62.
(Lời giải) Câu 45: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14. B. C5H12. C. C3H8. D. C4H10.
Mời các thầy cô và các em xem thêm các bài toán về hiđrocacbon
- Các bài toán đặc trưng về anken và ankin
- Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở
- Vận dụng tinh tế công thức đốt cháy vào bài toán đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon
- Vận dụng tư duy dồn chất giải toán hiđrocacbon
- Tư duy xếp hình cho cacbon trong bài toán hiđrocacbon
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa
- Phương pháp tư duy dồn chất xếp hình giải bài tập hóa học hữu cơ
- Tổng hợp bài tâp phương pháp dồn chất xếp hình
- 100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT
- 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT
- Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp giáo án chủ đề STEM trong môn hóa học
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp 23 phương pháp giải bài tập môn hóa học
- Tư duy NAP về tính bất biến của kim loại
- Tư duy NAP về tính bất biến của hỗn hợp chứa hợp chất
- Tư duy NAP đi tắt đón đầu kết hợp với các định luật bảo toàn
- Tư duy NAP phân chia nhiệm vụ H+
- Vận dụng linh hoạt và liên hoàn các định luật bảo toàn
- Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích có lời giải chi tiết
- Bài toán khử oxit kim loại bằng H2 CO hoặc C có lời giải chi tiết
- Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối có lời giải chi tiết
- Bài toán kim loại tác dụng với axit HCl H2SO4 có lời giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập kim loại tác dụng với axit HNO3 có lời giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập điện phân có lời giải chi tiết
- Bài toán đồ thị cơ bản trong hóa học có lời giải chi tiết
- Bài toán đồ thị nâng cao có lời giải chi tiết
- Bài toán CO2 SO2 tác dụng với dung dịch kiềm có lời giải chi tiết
- Bài toán nhỏ từ từ H+ vào dung dịch HCO3- và CO32- có lời giải chi tiết
- 30+ bài toán nhiệt nhôm có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp Na K Ca Ba và oxit tác dụng với nước có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp Al Na K Ca Ba tác dụng với nước có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp kết tủa của BaCO3 và Al(OH)3 có lời giải chi tiết
- Các dạng toán nâng cao về sắt và các hợp chất của sắt có lời giải chi tiết
- Bài toán liên quan tới phản ứng Fe2+ tác dụng với Ag+ có lời giải chi tiết
- Bài tập tổng hợp hóa học vô cơ 12 có lời giải chi tiết
Từ khóa » Bài Tập Cracking Butan
-
Bài Tập Phản ứng đề Hidro Hóa Và Cracking Ankan
-
30 Bài Tập Vận Dụng Về Cracking Ankan Có Lời Giải
-
Cách Giải Bài Tập Phản ứng đề Hidro Hóa Và Cracking ...
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CRACKING ANKAN [VIP] - YouTube
-
Kĩ Thuật Giải Bài Toán Cracking - Bài 3 - Hóa Học 12 - YouTube
-
Cách Giải Bài Tập Phản ứng đề Hidro Hóa Và ... - ThiênBảo Edu
-
Bài Tập Bài Tập Phản ứng Crackinh Ankan Hóa 11 Có Lời Giải
-
Bài Tập Phản ứng Cracking Ankan Cực Hay Có Lời Giải - CungHocVui
-
Cách Giải Bài Tập Phản Ứng Đề Hidro Hóa Và Cracking Ankan Hay ...
-
Skkn :Một Số Chú ý Và Phương Pháp Giải Bài Tập Crackinh Ankan
-
Bai Tap Phan Ung Tach Cracking Co Loi Giai Chi Tiet - 123doc
-
Phương Pháp Giải Bài Tập Về Ankan - Thư Viện Đề Thi
-
Tài Liệu Bai Tap Phan Ung Tach Cracking Co Loi Giai Chi Tiet - Xemtailieu