Bài Toán Va Chạm
Có thể bạn quan tâm
BÀI TOÁN VA CHẠM
A)Tóm tắt lý thuyết:
1,Va chạm mềm (Va chạm tuyệt đối không đàn hồi):
-Định nghĩa: Va chạm mềm là va chạm mà sau khi va chạm hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc.
-Trước va chạm:
+Vật m$_{1}$ chuyển động với vận tốc $\overrightarrow{{{v}_{1}}}$.
+Vật m$_{2}$ chuyển động với vận tốc $\overrightarrow{{{v}_{2}}}$.
$\Rightarrow $ Động lượng: $\overrightarrow{{{P}_{t}}}={{m}_{1}}\overrightarrow{{{v}_{1}}}+{{m}_{2}}\overrightarrow{{{v}_{2}}}$
-Sau va chạm: hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc $\overrightarrow{v}$
$\Rightarrow $ Động lượng: $\overrightarrow{{{P}_{s}}}=({{m}_{1}}+{{m}_{2}}).\overrightarrow{v}$
ĐLBT động lượng: $\overrightarrow{{{P}_{s}}}=\overrightarrow{{{P}_{t}}}$
$\Rightarrow ({{m}_{1}}+{{m}_{2}})\overrightarrow{v}={{m}_{1}}\overrightarrow{{{v}_{1}}}+{{m}_{2}}\overrightarrow{{{v}_{2}}}$
Nếu $\overrightarrow{{{v}_{1}}},\overrightarrow{{{v}_{2}}}$ cùng phương thì:
$\Rightarrow ({{m}_{1}}+{{m}_{2}})v={{m}_{1}}{{v}_{1}}+{{m}_{2}}{{v}_{2}}$
-Trong va chạm mềm không có định luật bảo toàn năng lượng (vì có nội năng sinh ra).
$Q=\frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{1}^{2}+\frac{1}{2}{{m}_{2}}v_{2}^{2}-\frac{1}{2}({{m}_{1}}+{{m}_{2}}){{v}^{2}}$
2,Va chạm đàn hồi:
-Định nghĩa: Va chạm đàn hồi là va chạm xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian rất ngắn, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tác rời nhau.
2.1, Va chạm đàn hồi trực diện xuyên tâm:
-Bảo toàn động lượng: $\overrightarrow{{{P}_{1}}}+\overrightarrow{{{P}_{2}}}=\overrightarrow{P_{1}^{'}}+\overrightarrow{P_{2}^{'}}$
Hay ${{m}_{1}}{{v}_{1}}+{{m}_{2}}{{v}_{2}}={{m}_{1}}v_{1}^{'}+{{m}_{2}}v_{2}^{'}$ (1)
Với ${{v}_{1}},{{v}_{2}},v_{1}^{'},v_{2}^{'}$ là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn.
-Bảo toàn động năng:
\[{{\text{W}}_{d1}}+{{\text{W}}_{d2}}={{\text{W}}_{d1'}}+{{\text{W}}_{d2'}}\]
$\Leftrightarrow \frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{1}^{2}+\frac{1}{2}{{m}_{2}}v_{2}^{2}=\frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{1}^{'2}+\frac{1}{2}{{m}_{2}}v_{2}^{'2}$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
$v_{1}^{'}=\frac{({{m}_{1}}-{{m}_{2}}){{v}_{1}}+2{{m}_{2}}{{v}_{2}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}$
$v_{2}^{'}=\frac{({{m}_{2}}-{{m}_{1}}){{v}_{2}}+2{{m}_{1}}{{v}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}$
2.2, Các trường hợp đặc biệt của va chạm đàn hồi xuyên tâm:
-Hai vật có khối lượng bằng nhau: ${{m}_{1}}={{m}_{2}}$
Ta suy ra: $v_{1}^{'}={{v}_{2}}$ và $v_{2}^{'}={{v}_{1}}$
Điều này có nghĩa là sau va chạm chuyển động của vật m$_{1}$ sẽ truyền cho vật m$_{2}$ và chuyển động của vật m$_{2}$ truyền cho vật m$_{1}$.
-Vật m$_{1}$ có khối lượng rất nhỏ so với vật m$_{2}$ và ban đầu vật m$_{2}$ có v$_{2}$ = 0 (đứng yên).
${{m}_{1}}
Từ khóa » Bài Tập Về Va Chạm đàn Hồi Nâng Cao
-
Bài 38: Va Chạm đàn Hồi Và Không đàn Hồi (Nâng Cao)
-
[PDF] BÀI TOÁN VA CHẠM (nâng Cao) ( ) ( ) ( ) - Zing
-
Giải Vật Lí 10 Nâng Cao Bài 38: Va Chạm đàn Hồi Và Không đàn Hồi
-
Chuyên đề Sự Va Chạm Giữa Các Vật Bồi Dưỡng HSG Vật Lí 10
-
Bài Tập Bảo Toàn động Lượng Của Hệ Vật Va Chạm đàn Hồi, đạn Nổ
-
Dạng 3: Bài Toán Va Chạm
-
Bài Tập ôn Tập Vật Lý Lớp 10 - Bài Tập Về Các Bài Toán Va Chạm
-
Bài Tập Về Va Chạm đàn Hồi - 123doc
-
Vật Lý 10 Nâng Cao - VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI
-
Bài Tập Va Chạm đàn Hồi Xuyên Tâm - Mua Trâu
-
Bài 38: Va Chạm đàn Hồi Và Không đàn Hồi - Tìm đáp án, Giải Bài Tập,
-
Giải Vật Lý 10 Nâng Cao: Bài 38. Va Chạm đàn Hồi Và Không đàn Hồi
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý 10 Nâng Cao Bài 38: Va Chạm đàn Hồi Và ...