Bàn Chân Nóng Rát Là Do đâu? Làm Sao điều Trị Hiệu Quả? • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bàn chân nóng, hay nóng bàn chân là tình trạng rất phổ biến vì nó xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Cách điều trị sẽ phụ thuộc trực tiếp vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nóng bàn chân là bệnh gì? Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị cụ thể và hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng bàn chân nóng
Bàn chân nóng, còn có tên gọi là hội chứng Grierson-Gopalan; đây là cảm giác nóng rát, đau và khó chịu ở bàn chân. Nóng rát bàn chân thường nghiêm trọng hơn về đêm; và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các triệu chứng có thể từ mức độ nhẹ đến nặng.
Cảm giác nóng rát và đau có thể chỉ xuất hiện ở gan bàn chân; nhưng đôi khi cũng lan đến mu bàn chân, mắt cá chân; hay thậm chí lên đến cẳng chân. Trong một vài trường hợp; nóng bàn chân còn đi kèm với cảm giác châm chích, tê hay ngứa ran.
Nóng rát bàn chân còn là triệu chứng gặp phải ở nhiều bệnh lý khác nhau; trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên, để có hướng chẩn đoán chính xác để đưa ra hướng điều trị; người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
2. Triệu chứng khi bị nóng bàn chân
Các triệu chứng bàn chân nóng cụ thể như sau:
- Da đỏ và nóng.
- Đau âm ỉ ở bàn chân.
- Tê ở bàn chân hoặc chân.
- Cảm giác nặng nề ở bàn chân.
- Cảm giác châm chích, ngứa ran.
- Cảm thấy đau nhói hoặc đau như kim đâm.
- Cảm giác nóng rát bàn chân như lửa đốt; thường nặng hơn về đêm.
3. Nguyên nhân gây bàn chân nóng là gì?
Hiện tượng nóng lòng bàn chân có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm:
3.1 Đái tháo đường
Như đã nói ở trên, đái tháo đường loại 1 và loại 2 đều có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh cảm giác ở chân và bàn chân.
Nồng độ đường huyết cao, không kiểm soát đường huyết trong thời gian dài dễ gây tổn thương các dây thần kinh ở tay chân. Khi đó, việc truyền tín hiệu ở các dây thần kinh bị ảnh hưởng, thành mạch máu suy yếu.
Ngoài cảm giác nóng bàn chân, bệnh nhân còn có dấu hiệu tê bì tay chân rất rõ rệt.
3.2 Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cảm giác nóng lòng bàn tay, bàn chân. Nó xảy ra khi các dây thần kinh cảm giác ngoại biên nối từ tủy sống đến các chi bị tổn thương.
Người bệnh đái tháo đường lâu năm hoặc không kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường thường phát triển từ từ và nặng dần theo thời gian.
Các tác nhân khác có thể gây ra bệnh lý này gồm hóa trị; rối loạn di truyền; rối loạn tự miễn (như viêm khớp dạng thấp); tiếp xúc với hóa chất độc hại; nhiễm trùng; suy thận; nghiện rượu; thiếu hụt một số chất dinh dưỡng (như thiếu vitamin B12, hội chứng kém hấp thu).
3.3 Tổn thương dây thần kinh
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây tổn thương thần kinh trong bệnh bàn chân nóng. Ví dụ như chấn thương cột sống thắt lưng; hay thoái hóa cột sống; do phẫu thuật, hóa trị, sử dụng một số thuốc, hay tiếp xúc với độc tố.
- Hội chứng ống cổ chân: Ống cổ chân (tarsal tunnel) là một khoảng không gian hẹp bên trong mắt cá chân, nằm gần xương mắt cá chân. Khi dây thần kinh chày sau ở trong ống cổ chân bị chèn ép có thể gây ra cảm giác nóng rát, ngứa ran và đau ở một phần bàn chân.
- U dây thần kinh Morton: Mô thần kinh có thể dày lên giữa các xương ở gốc ngón chân, gây đau đớn. Mang giày quá chật cũng có dễ gây ra loại u thần kinh này. Ngoài ra, nguyên nhân gây u có thể là chấn thương thể thao; chuyển động bất thường của bàn chân.
- Bệnh Charcot-Marie-Tooth: Rối loạn di truyền thần kinh này có thể gây ra tổn thương các dây thần kinh ngoại biên tại chân và bàn chân. Các tổn thương sẽ nặng lên theo thời gian. Bệnh lý này ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh của tứ chi; dẫn đến tình trạng suy yếu bất thường và khiến vòm bàn chân nâng cao. Điều đó có thể khiến bạn bị gãy xương do mỏi (gãy xương do có sự va chạm thường xuyên); và cần phải nẹp lại để điều chỉnh chức năng.
3.4 Suy giáp
Tuyến giáp hoạt động không tốt, giảm sản xuất lượng hormone có thể gây ra cảm giác nóng rát bàn chân, tăng cân, khô da và mệt mỏi. Bạn xem thêm dấu hiệu bệnh suy tuyến giáp để nhận diện sớm tình trạng này nhé.
3.5 Nấm da chân
Nấm ở chân là tình trạng do nấm da xuất hiện và phát triển ở các khu vực ẩm ướt, ấm áp trên da. Giày hay vớ ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm da phát triển và lan rộng. Các triệu chứng bao gồm ngứa, nóng rát và châm chích giữa các ngón chân, lòng bàn chân.
3.6 Các nguyên nhân khác
– Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với vật liệu dùng làm vớ hoặc giày.
– Viêm da tiếp xúc: Các tác nhân hóa chất được sử dụng có thể làm sạm da và gây kích ứng da.
– Chứng đỏ và đau đầu chi: Đây là một rối loạn hiếm gặp có thể dẫn đến đau, nóng rát dữ dội, khiến da bị đỏ, nóng và sưng nề ở các ngón chân và gan bàn chân. Các đợt cấp của cơn đau có thể chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định và kéo dài từ vài phút đến vài ngày; nhưng cảm giác đau, nóng rát có thể diễn ra liên tục.
– Mang giày quá chật, không thoải mái: Giày hoặc vớ bó sát có thể gây kích ứng bàn chân hoặc làm tăng áp lực lên một số vùng của bàn chân.
– Chấn thương hoặc cơ căng quá mức: do tập thể dục; chơi thể thao với cường độ mạnh.
Một số nguyên nhân khác gồm say độ cao mạn tính, hội chứng Gitelman, bệnh do nhiễm Leishmania, bệnh xơ cứng rải rác, rối loạn tâm lý…
4. Các bước chẩn đoán bàn chân nóng
Bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra nguyên nhân nóng gan bàn chân về đêm bằng cách:
- Bước 1: Xem xét cấu trúc ở bàn chân và chân.
- Bước 2: Tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng, nhiễm nấm, chấn thương.
- Bước 3: Quan sát màu sắc của da.
- Bước 4: Kiểm tra phản xạ, mức độ nhạy cảm.
Sau đó, bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh và cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đồng thời, bạn cũng cần mô tả chi tiết các triệu chứng gặp phải và thời gian chúng xảy ra.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường hay không vì đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lòng bàn chân nóng. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng cho biết:
- HIV
- Nhiễm trùng.
- Kiểm tra chức năng thận.
- Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
- Tình trạng bệnh lý tuyến giáp (suy giáp).
Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, siêu âm, hay MRI cũng có thể được bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, điện cơ ký là xét nghiệm thường được chỉ định nhất để đánh giá chức năng thần kinh. Gồm có: điện cơ đo hoạt động điện của cơ và kiểm tra phản ứng của cơ đối với kích thích thần kinh; kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh để phân biệt xem bạn bị tổn thương thần kinh hay cơ dẫn tới bàn chân bị nóng.
5. Cách điều trị triệu chứng nóng rát bàn chân
Điều trị tình trạng này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng. Thông thường, cách điều trị nóng rát bàn chân sẽ không quá phức tạp. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn:
- Mang giày đúng kích cỡ.
- Bổ sung hormone tuyến giáp.
- Bổ sung vitamin B nếu thiếu hụt.
- Sử dụng lót đệm phù hợp khi mang giày.
- Uống hoặc bôi thuốc trị nấm trong trường hợp bị nấm da chân.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,… hay thuốc giảm đau bôi/dán ngoài da có chứa lidocain, capsaicin.
Nếu cảm giác nóng ở lòng bàn chân liên quan đến đái tháo đường, bạn sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết đều đặn. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật.
Đối với trường hợp đau thần kinh nghiêm trọng, các phương pháp kích thích thần kinh có thể giúp giảm bớt triệu chứng, như:
- Trị liệu laser.
- Trị liệu từ tính.
- Liệu pháp ánh sáng.
- Kích thích thần kinh bằng xung điện.
Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu cũng có thể mang lại hiệu quả cho một số người bệnh.
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bạn có thể thử một số cách trị nóng bàn chân tại nhà, chẳng hạn như:
- Tránh để bàn chân tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Massage bàn chân để cải thiện lưu thông máu.
- Ngâm chân trong nước mát (không nên dùng nước lạnh) ít nhất 15 phút, có thể làm dịu cơn đau.
- Ngâm chân trong nước muối Epsom hoặc dung dịch rượu táo. Nếu bạn bị đái tháo đường; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Ví dụ, uống thực phẩm chức năng từ nghệ với hoạt chất curcumin có thể giúp giảm đau thần kinh hay dùng kem bôi ngoài da có chứa capocaine hay capsaicin.
6. Cách phòng ngừa bàn chân nóng tái phát
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn hiện tượng nóng bàn chân xảy ra nhưng bạn có thể giảm thiểu khả năng dẫn đến các triệu chứng liên quan bằng cách:
- Kiểm tra và vệ sinh bàn chân hàng ngày. Nếu phát hiện có vết lở loét trên da, bạn cần có biện pháp điều trị ngay.
- Kiểm soát đường huyết tốt cũng là phương pháp ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng đau thần kinh hiệu quả.
- Lựa chọn giày vừa vặn, phù hợp với bàn chân. Giày nên có gót thấp, hỗ trợ tốt cho vòm bàn chân, thông thoáng khí.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi bạn bị đái tháo đường hay các bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
- Không mang vớ ẩm ướt để tránh nấm da phát triển. Bạn cũng đừng quên thay vớ thường xuyên nếu có tham gia các môn thể thao hay các hoạt động khiến đổ mồ hôi nhiều.
Hy vọng qua bài viết, đã hiểu rõ hơn tình trạng bàn chân nóng. Cũng như trả lời được câu hỏi nóng gan và lòng bàn chân là bệnh gì; và những cách để điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Thận Nóng Rát
-
Bị đau ở Vùng Thận Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao Hết đau?
-
Dấu Hiệu Bệnh Thận Và Suy Thận?
-
Vì Sao Mắc Bệnh Thận Có Cảm Giác đau Lưng | Vinmec
-
Những Lý Do Khiến Bạn Cảm Thấy Bỏng Rát Bàn Chân | Vinmec
-
Làm Sao Phân Biệt "đau Lưng" Và đau Do Thận?
-
Đau Lưng Do Thận Khác Gì Với đau Lưng Do Cơ Xương Khớp?
-
Đau Thận Trái: Nhận Biết Ngay Nguyên Nhân để Xử Lý - Hello Bacsi
-
Phân Biệt đau Lưng Và Cơn đau Do Sỏi Thận đơn Giản
-
Thận Trọng Với Các Nguyên Nhân Gây Nóng Dạ Dày | Medlatec
-
Đau Lưng Do YẾU Thận: Triệu Chứng Nhận Biết & Cách điều Trị
-
Bị Nóng Rát Bàn Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Doctor
-
Nóng Rát Bàn Chân
-
[TỔNG HỢP] Bệnh Nóng Gan: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị
-
Viêm đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị