Bị đau ở Vùng Thận Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao Hết đau?

Bị đau ở vùng thận là hiện tượng bệnh lý mà không ít người gặp phải. Thế nhưng liệu có phải đau lưng do sỏi thận hay do bệnh khác? Vậy bệnh thận có triệu chứng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bị đau ở vùng thận là do đâu?

Bị đau ở vùng thận có thể do bạn đã mắc bệnh thận nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân khác. Ta có thể phân biệt như sau:

Đau lưng do bệnh thận

Bệnh thận có thể làm bệnh nhân cảm thấy đau ở phía trên lưng. Thường đau từ cột sống, cơ. Cơn đau xuất hiện khi bạn nâng 1 vật, cảm thấy đau ở hai bên lưng hay giữa lưng.

Bị đau ở vùng thận có thể là do sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Nguyên nhân khiến bạn đau lưng vùng thận là:

  • Do nhiễm trùng: nhiễm trùng ở thận là viêm bể thận cấp tính
  • Sỏi thận: bệnh này có thể gây ra các cơn đau dữ dội đi kèm với co thắt, cơn đau lan xuống háng, được gọi là cơn đau quặn thận.

Một số dấu hiệu khác mà bệnh nhân mắc bệnh thận có thể gặp phải là: tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu đau, nước tiểu có màu lạ, chán ăn, thay đổi vị giác, nhức đầu, chóng mặt, táo bón, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, phát ban hoặc ngứa.

Khi bị bệnh thận bạn cũng có thể gặp phải các dấu hiệu như: thở ngắn, miệng có vị kim loại, hôi miệng, mắt cá chân, bàn chân bị sưng phù, chuột rút, nhịp tim không đều, lú lẫn.

>>> Đọc thêm: Bị sỏi thận có quan hệ được không? Có cần điều trị không?

Đau lưng do bệnh khác

Ngoài bệnh thận hoặc nếu không phải bệnh thận, bị đau ở vùng thận cũng có thể do xương, cơ hay các dây thần kinh ở lưng có vấn đề. Mức độ, vị trí và các dấu hiệu đi kèm với đau lưng còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Đau lưng có thể xảy đến ở nhiều vị trí nhưng nhiều người bị đau ở lưng dưới.

Đau cơ

Người bệnh thấy đau nhức hoặc đau âm ỉ. Khi cơ thể có chuyển động có thể kích hoạt hay làm nặng các cơn đau cơ, cường độ cơn đau có thể từ nhẹ tới nặng.

Đau dây thần kinh

Khi bị đau lưng do dây thần kinh có thể có cảm giác nóng rát hay khi dao đâm vào cơ thể. Đau thần kinh  tọa cũng là một dạng của đau thần kinh ảnh hưởng tới lưng. Bệnh nhân thường bị đau rát ở thắt lưng rồi tỏa ra qua mông.

Đau do xương

Cơn đau dạng này có thể do gãy đốt sống hay cột sống có hình dạng khác thường. Cơn đau này thường đến bất ngờ. Đau do xương có thể dao động từ trung bình tới nặng, thường xấu đi khi bệnh nhân vật động.

Đau lưng cũng có thể do xương khớp

Bệnh nhân có thể thấy đau tê cứng, dọc theo cột sống, đau nhói ở vùng cổ, khó đứng thẳng vì đau hoặc bị thắt cơ bắp, đi lại khó khăn hơn.

>>> Đọc thêm: Vì sao sỏi thận gây đau nhiều? 6 cách làm giảm đau hiệu quả

Bị đau ở vùng thận có triệu chứng gì?

Những người bị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận sẽ thấy một số triệu chứng sỏi thận tiết niệu như:

Đau dữ dội, đau quặn thận

Cơn đau  do sỏi thận thường khởi phát ở thắt lưng, 1 bên hay cả 2 bên hạ sườn. Tiếp đến lan dần từ hố thắt lưng xuống dưới hoặc ra phía trước đến đùi, hố chậu, có thể lan tới cả cơ quan sinh dục.

  • Cơn đau nhẹ và âm ỉ ở thắt lưng cảnh báo bạn đã bị sỏi nhỏ ở bể thận hoặc niệu quản
  • Đau kèm theo hiện tượng bí tiểu, sỏi kẹt cổ bàng quang hay lọt ra phía niệu đạo
  • Khi ngồi lâu bệnh nhân cũng sẽ thấy đau đớn, lúc thay đổi tư thế đột ngột sỏi thận có thể phát triển thành các viên sỏi to, gây áp lực lên những khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận làm các mô xung quanh bị chèn ép, đau đớn.
  • Đau co thắt từ bên trong, dù đổi tư thế vẫn đau. Cơn đau có thể từ 20 đến 60 phút hay vài giờ. Bệnh nhân thường thấy đau rồi tiểu ra máu, ớn lạnh, sốt cao.

Thực tế cho thấy sỏi thận xuất hiện ở trong thận, đường tiết niệu bị kích thích gây bóp chặt, co thắt làm tắc đường tiết niệu. Đường dẫn của nước tiểu bị tắc nên không bài tiết được ra ngoài càng làm tăng áp lực tới bể thận gây ra các cơn đau sỏi thận.

Buồn nôn, nôn

Thận bị tắc nghẽn có thể gây ra hiện tượng này. Nước tiểu không di chuyển vì niệu quản bị tắc nghẽn. Các dây thần kinh ở thận và ruột có liên quan đến nhau. Do đó khi thận bị tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa làm dạ dày co thắt, gây nôn ói.

Tiểu nhiều lần

Bệnh nhân muốn đi tiểu nhiều lần nếu viên sỏi nằm ở cuối niệu quản, đầu bàng quang hay nằm ở cổ bàng quang người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên, mỗi lần chỉ 1 lượng nhỏ.

bị đau ở vùng thận
Bị đau ở vùng thận nên đi khám và điều trị sớm

Nếu bạn bị tiểu nhiều lần mà mỗi lần 1 lượng nhỏ đó có thể là triệu chứng sỏi niệu quản.

Tiểu ra máu

Sỏi thận làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu gây chảy máu. Lúc đi tiểu ra máu bạn có thể thấy màu nâu hay hồng. Sỏi thận làm trầy xước mô, máu có thể trộn với nước tiểu.

Nước tiểu đục

Nếu gặp dấu hiệu này thì đó có thể là triệu chứng sỏi đường tiết niệu. Nước tiểu đục vì có nhiều chất cặn bã lắng đọng hay đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu bị viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, lắng cặn và thường không mùi.

Khi thấy dấu hiệu này thì khả năng cao bạn đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ bị sỏi thận – tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu có viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.

Bị đau ở vùng thận- Đau rát lúc đi tiểu

Sỏi rơi xuống niệu quản hay từ bàng quang tới niệu đạo có thể làm tắc đường tiểu gây tiểu buốt, tiểu khó. Hơn nữa viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu đạo, niệu quản gây nóng rát lúc đi tiểu. Lúc ấy sỏi kích thích bàng quang khiến bệnh nhân bị đau ở vùng thận. Viêm nhiễm xảy đến có thể làm bạn bị đau rát khi đi tiểu.

Vô niệu

Sỏi gây tắc một bên thận có thể gây vô niệu. Hiện tượng hiếm gặp là sỏi gây co thắt 2 bên thận nên người bệnh bị vô niệu hoàn toàn.

Nếu bạn chẳng may bị đau ở vùng thận mà chưa chắc chắn về tình trạng bệnh của mình và bị các cơn đau hành hạ. Vậy bạn nên đến ngay các cơ sở  y tế, bệnh viện có chuyên khoa uy tín như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ kết quả chẩn đoán, khám bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý để chấm dứt các cơn đau khó chịu cho bạn.

Mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng đau vùng thận bạn đọc và bệnh nhân vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm

  1. Đau sỏi thận phải làm sao? Cách làm giảm cơn đau sỏi thận?
  2. Bị sỏi thận có đau lưng không? Làm cách nào hết đau?
  3. Bị sỏi thận có đau lưng không? Làm cách nào hết đau?
  4. Sỏi thận đau ở đâu? Vì sao sỏi thận gây đau nhiều?

Từ khóa » Thận Nóng Rát