Bạn Có Biết áp Suất Thẩm Thấu Của Máu Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay việc đo chỉ số áp suất của máu có thể giúp đánh giá tình trạng mất cân bằng về nước và điện giải trong cơ thể. Nhờ đó chúng ta sẽ có hướng giải quyết phù hợp để đáp ứng nhu cầu dịch cần thiết của mỗi người. Vậy bạn có biết biết áp suất thẩm thấu của máu là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu thông tin cụ thể về vấn đề này nhé.
Mục lục bài viết
Áp suất thẩm thấu của máu là gì?
Thẩm thấu là quá trình vận chuyển dung môi qua mang ngăn cách giữa hai dung dịch có thành khấn khác nhau và chịu tác dụng của các lực. Động lực của quá trình này được gọi là áp suất thẩm thấu. Thông thường dung môi sẽ đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất cao. Vậy áp suất thẩm thấu của máu là gì?
Áp suất thẩm thấu của máu là chỉ số quyết định sự phân phối nước trong cơ thể. Nó phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước và nồng độ các chất hoà tan trong máu như Na+ và glucose. Nếu cơ thể bạn có nhiệt độ bình thường là 37 độ C thì áp suất thẩm thấu trong máu và dịch mô dao động trong khoảng 0.9atp. Còn nồng độ đường trong máu vào khoảng 108 đến 140mg/dl.
Phân loại áp suất thẩm thấu của máu
Hiện nay, áp suất thẩm thấu của máu được chia thành 2 loại chính: phần lớn và phần nhỏ. Trong đó, phần lớn sẽ hình thành do nồng độ muối khoáng hòa tan trong máu mà chủ yếu là muối NaCl. Phần này trở thành áp suất thẩm thấu của tinh thể với giá trị đo được vào khoảng 5675 mmHg.
Còn phần nhỏ chủ yếu do các protein của huyết tương tạo nên. Các nhà nghiên cứu gọi nó là áp suất thẩm thấu thể keo với giá trị khoảng 25 mmHg. Mặc dù thể này có giá trị không lớn nhưng lại có công dụng lớn trong việc giữ nước và trao đổi nước giữa các mao mạch cũng như các mô.
Đối với hồng cầu, áp suất thẩm thấu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp tạo nên sự cần bằng. Khi chúng ta thay đổi mức áp suất này thì hàm lượng nước có trong tế bào cũng có sự dịch chuyển. Từ đó, hiện tượng rối loạn chức năng tế bào xuất hiện gây nên những vấn đề khác cho sức khỏe.
Vai trò của áp suất thẩm thấu trong máu
Theo các chuyên gia y tế, sự ổn định áp suất thẩm thấu trong máu có ý nghĩa sinh lý rất quan trọng đối với con người cũng như các loài động vật. Nếu áp suất thẩm thấu trong huyết tương và hồng cầu có giá trị ngang bằng với nhau. Đồng nghĩa với việc hồng cầu có thể giữ nguyên hình dạng, kích thước và chức năng của nó.
Bên cạnh đó, khi cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl áp suất thẩm thấu sẽ có sự chênh lệch lớn khiến hồng cầu teo lại. Trường hợp chúng ta bỏ hồng cầu vào dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn nhiều áp suất thẩm thấu của nó. Lúc này nước sẽ đi vào bên trong hồng cầu khiến bộ phận này căng phồng lên. Tuy nhiên việc căng quá mức có thể dẫn đến hiện tượng dung huyết.
Ngoài ra trong xét nghiệm y học, bác sĩ còn dựa trên áp suất thẩm thấu của máu để đánh giá tình trạng dịch của bệnh nhân, mức độ cô đặc của nước tiểu, tình trạng bài xuất hormon chống bài niệu ADH. Đồng thời, chẩn đoán nguyên nhân hạ natri máu hoặc các bệnh lý có liên quan đến rối loạn độ thẩm thấu máu như co giật, ngộ độc methanol…
Thận có chức năng gì trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu của máu?
Các chuyên gia y tế cho biết, thận có khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất không cần thiết trong máu. Bởi vậy đây là cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa và cân bằng áp suất thẩm thấu của máu trong cơ thể người.
Khi áp suất thẩm thấu tăng trong máu tăng do thu nạp qua nhiều muối, sử dụng thức ăn mặn thì thận sẽ tăng cường hấp thu nước trả về máu và tạo cảm giác khát nước. Nếu có thể bổ sung nước đầy đủ có thể cân bằng được áp lực thẩm thấu. trường hợp áp suất giảm, thận sẽ cường hoạt động thải nước để đảm bảo áp suất thẩm thấu của máu luôn duy trì ở mức ổn định.
Như vậy có thể thấy rằng tùy vào từng trường hợp cụ thể, thận sẽ thực hiện vai trò của mình để cân bằng áp suất thẩm thấu với những cách khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta cần hạn chế các loại độ ăn quá mặn, nhiều muối và thực hiện lối sống khoa học để cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà ondinhtieuduong.com chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ áp suất thẩm thấu của máu là gì. Đồng thời mỗi người cũng sẽ biết được vai trò quan trọng của yếu tố này đối với cơ thể. Việc xét nghiệm áp suất thẩm thấu trong máu sẽ phát hiện được một số bệnh lý bất thường và xác định tình trạng dịch cụ thể. Vì vậy bạn hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com
Từ khóa » Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu
-
Áp Suất Thẩm Thấu Và Những Vấn đề Cơ Bản Liên Quan - Metrotech
-
Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì? Ý Nghĩa áp Suất Thẩm Thấu
-
TẤT TẦN TẬT Về áp Suất Thẩm Thấu Là Gì?
-
Áp Suất Thẩm Thấu Và ứng Dụng Trong Hệ Thống Sống - Tài Liệu Text
-
Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì? Cách Tính, Vai Trò, ý Nghĩa - VIETCHEM
-
Áp Suất Thẩm Thấu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thẩm Kế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Lực Của Dịch Mạch Rây Là Sự Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu Giữa
-
5. Sự Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu Giữa Môi... - CungHocVui
-
Điều Chỉnh Trao đổi Dịch Và Cân Bằng Thẩm Thấu Dịch Trong Và Ngoài ...
-
Động Lực Của Dòng Mạch Rây Là Sự Chệnh Lệch áp Suất Thẩm Thấu ...
-
Động Lực Của Dịch Mạch Rây Là Sự Chênh Lệch áp Suất ...
-
Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì
-
Động Lực Của Dịch Mạch Rây Là Sự Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu Giữa