TẤT TẦN TẬT Về áp Suất Thẩm Thấu Là Gì?

áp suất thẩm thấu là gì – sinh lớp 11” đang là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay. Dưới đây là những chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc để có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm này cũng như những vấn đề khác liên quan. Hãy tham khảo nhé.

Contents

Áp suất thẩm thấu là gì?

Khái niệm

áp suất thẩm thấu là gì
  • Như ví dụ trên cho thấy: Áp suất thẩm thấu xuất hiện nhằm mục đích ngăn chặn dung dịch (dung dịch sẽ xuất hiện dòng chảy) thẩm thấu vào dung môi nguyên chất qua một màng bán định.
  • Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về áp suất thẩm thấu là gì?. Nhưng có một định nghĩa cơ bản nhất đó là thước đo xu hướng của dung dịch lấy trong dung môi nguyên chất bằng thẩm thấu.
  • Trong trường hợp dung dịch tách ra khỏi dung môi tinh khiết qua một màng bán kết, khi này sẽ xuất hiện áp xuất thẩm thấu tiềm năng. Áp suất này có độ lớn tối đa mới có thể đẩy dung dịch qua dung môi tinh khiết.
  • Khi hai dung dịch có nồng độ chất tan chênh lệch nhau được ngăn cách bởi một màng thấm, khi này sẽ xuất hiện hiện tượng thẩm thấu. Các phần tử sẽ đi qua màng thấm từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Quá trình thẩm thấu sẽ dừng lại khi nào 2 bên dung dịch có được trạng thái cân bằng.

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Trong vật lý, áp suất thẩm thấu được tính theo công thức: P = RTC

Trong đó:

  • P là áp suất thẩm thấu, tính theo đơn vị atm
  • R là hằng số, R = 0,082
  • T là nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + t℃
  • C là nồng độ dung dịch, tính theo đơn vị gam/lít

Vai trò của áp suất thẩm thấu là gì?

áp suất thẩm thấu là gì
  • Áp suất thẩm thấu đóng vai trò quan trọng trong hồng cầu và trong cơ thể người, động vật.
  • Áp suất thẩm thấu có vai trò cân bằng. Khi thay đổi áp suất thẩm thấu có thể làm thay đổi hàm lượng nước trong tế bào, dẫn tới rối loạn chức năng của tế bào.
  • Với thực vật, hiện tượng thẩm thấu giúp cây có thể hút được nước và khoáng chất trong đất để phục vụ sinh trưởng và phát triển. Thay đổi áp suất thẩm thấu có thể gây hại cho cây hoặc làm cây bị chết.
  • Với động vật, áp suất thẩm thấu giúp lưu thông máu, phân phối nước trong cơ thể và ngăn chặn tình trạng mất nước.

Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Áp dụng công thức tính áp suất thẩm thấu sẽ cho ra kết quả có sự chênh lệch, nguyên nhân bởi áp suất này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

  • Ở thực vật, quá trình này còn phụ thuộc vào nồng độ các ion, phân tử bé. Áp suất thẩm thấu sẽ được diễn ra ở các tế bào lông hút do lông hút có áp suất thẩm thấu cao nên việc trao đổi chất khoáng, nước sẽ diễn ra nhanh hơn.
  • Ở động vật, ngoài phụ thuộc vào ion và phân tử bé như thực vật thì sinh lý tế bào theo từng giai đoạn cũng là yếu tố gây ảnh hưởng. Trong đó nhất là màng lipoprotein đảm nhiệm vai trò vận chuyển lipid trong máu để giúp máu có thể lưu thông.

Áp suất thẩm thấu máu là gì?

Khái niệm

áp suất thẩm thấu máu là gì
  • Áp suất thẩm thấu của máu là hiện tượng đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người, quyết định đến sự phân phối nước.
  • Áp suất thẩm thấu máu do các muối khoáng có trong huyết tương tạo nên, chủ yếu là NaCl nên còn được gọi là áp suất thẩm thấu huyết tương.

Phân loại

  • Phần lớn: được gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể. Phần này có giá trị khoảng 5675 mmHg, do nồng độ của các muối khoáng đã được hòa tan trong máu tạo nên, chủ yếu là muối NaCl.
  • Phần nhỏ: được gọi là áp suất thẩm thấu thể keo, có giá trị khoảng 25 mmHg. Mặc dù có giá trị không lớn nhưng chúng lại đóng vai trò to lớn trong việc giữ nước và trao đổi nước giữa các mao mạch và các mô. Áp suất thẩm thấu keo là do các protein của huyết tương tạo thành.

Vai trò của áp suất thẩm thấu là gì trong máu

  • Sự ổn định của áp suất thẩm thấu máu trong cơ thể người cũng như động vật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu giá trị của áp suất thẩm thấu ở hồng cầu và huyết tương là ngang nhau thì hồng cầu sẽ giữ nguyên được hình dạng cũng như kích thước.
  • Nếu cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu hồng cầu thì xảy ra tình trạng là hồng cầu bị teo lại. 
  • Ngược lại nếu bỏ hồng cầu vào dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn thì nước sẽ đi vào hồng cầu. Lúc này hồng cầu sẽ được căng phồng dần lên. Nếu tăng quá mức có thể dẫn tới hiện tượng dung huyết.

Vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu là gì?

Thận đóng vai trò điều hòa và cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước của các chất không cần thiết trong máu. Cụ thể:

áp suất thẩm thấu máu là gì
  • Áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn thức ăn có chứa quá nhiều muối. Khi này thận sẽ tăng cường khả năng hấp thụ nước về máu đồng thời phát ra cảm giác khát nước. Lúc này cơ thể bổ sung thêm nước sẽ cân bằng áp lực thẩm thấu.
  • Áp suất thẩm thấu trong máu giảm, thận sẽ tăng thải nước để đảm bảo áp suất thẩm thấu. Duy trì nó ở mức độ ổn định. Tỷ trọng nước tiểu cũng phản ánh phần nào áp suất thẩm thấu niệu.

Thận sẽ thực hiện vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu tùy vào từng trường hợp cụ thể với những cách khác nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến áp suất thẩm thấu là gì. Hy vọng rằng nó sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức và áp dụng trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống.

Continue Reading

Previous: Ứng dụng của dòng điện xoay chiều là gì?Next: Mua bảo hiểm xe máy ở cây xăng và những vấn đề cần lưu ý

Từ khóa » Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu