Điều Chỉnh Trao đổi Dịch Và Cân Bằng Thẩm Thấu Dịch Trong Và Ngoài ...
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Một vấn đề rất quan trọng trên lâm sàng là việc duy trì một cách hợp lý lượng dịch giữa trong và ngoài tế bào. Như đã biết, luôn có sự trao đổi dịch giữa huyết tương và dịch gian bào do sự chênh lêch áp suất thẩm thấu và áp suất thủy tĩnh giữa 2 môi trường. Thế nhưng sự trao đổi giữa dịch nội bào và ngoại bào lại chủ yếu dựa vào chênh lêch áp suất thẩm thấu của những chất tan như Na, K, Cl. Đó là do màng tế bào có tính thấm cao với nước nhưng ít khi cho các ion đi qua.
Nguyên tắc cơ bản của sự thẩm thấu và áp suất thẩm thấu
Do màng tế bào có tính thấm cao với nước nhưng lại ít cho các chất tan đi qua, nên nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao. Giả sử ta cho thêm NaCl vào dịch ngoại bào,nước sẽ nhanh chóng di chuyển từ nội bào ra ngoại bào cho đến khi nồng độ 2 bên bằng nhau. Tốc độ thẩm thấu của nước được gọi là “ rate of osmosis”.
Độ thẩm thấu và thẩm thấu (Osmolality và Osmolarity)
Nồng độ thẩm thấu của chất tan được gọi là “osmolality” khi tính trên 1 kg nước, và gọi là “osmolarity” khi tính trên 1L nước.
Với các dịch trong cơ thể, 2 chỉ số trên gần bằng nhau nhưng do đơn vị thể tích dễ tính hơn nên trong hầu hết các trường hợp, ta sẽ dùng khái chỉ số: osmolarity.
Cách tính nồng độ thẩm thấu và áp lực thẩm thấu
Bằng định lý Van’t Hoff’s, ta có thể tính được áp lực thẩm thấu của chất tan, với giả định rằng màng tế bào hoàn toàn không thấm với các chất tan.
Ví dụ, một dung dịch NaCl 0,9%, tức là trong 100ml dung dịch có 0,9g NaCl, hay 0,154 mol NaCl. Mà mỗi mol NaCl tương ứng với 2 osmoles nên nồng độ thẩm thấu của dung dịch là 0,154x2=0,308 osm/L hay 308mosm/L. Áp lực thẩm thấu của dung dịch là 308 x 19,3 mm Hg/mosm/L= 5944 mmHg.
Do NaCl không tan hoàn toàn trong nước mà vẫn có sự liên kết cộng hóa trị giữa Na và Cl nên cách tính trên không đúng tuyệt đối. Tuy nhiên trên thực hành lâm sàng ta có thể bỏ qua sự sai số trên.
Nồng độ thẩm thấu của dịch cơ thể
Ở dịch ngoại bào, nồng độ thẩm thấu 80% được tạo ra do ion Na và Cl, trái lại ở trong tế bào thì chủ yếu là do ion K. Nồng độ thẩm thấu ở 3 phần là khoảng 300mOsm/L, trong đó huyết tương có nồng độ thẩm thấu cao hơn một chút do protein trong huyết tương không đi qua thành mao mạch.
Sự cân bằng áp lực thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào
Chỉ cần một sự chênh lệch nhỏ nồng độ chất tan giữa trong và ngoài tế bào (1 mOsm) có thể tạo ra một sự chênh lệch áp suất lớn qua màng (19,3 mmHg). Do đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ nồng độ các chất tan không thấm qua màng tế bào cũng sẽ gây ra sự thây đổi áp lực rất lớn.
Đẳng trương, ưu trương, nhược trương
Nồng độ thẩm thấu trong tế bào khoảng 282 mOsm/L. Dung dịch có nồng độ thẩm thấu bằng 282 mOsm/L gọi là dung dịch đẳng trương, chẳng hạn dung dịch NaCl 0,9% hay dung dịch glucose 5%. Do không có sự chênh lệch nồng độ thẩm thấu nên tế bào trong dung dịch đẳng trương không co lại hay trương lên. Dung dịch có nồng độ thẩm thấu < 282 mOsm/L gọi là dung dịch nhược trương, tế bào trong dung dịch nhược trương sẽ phồng lên do nước di chuyển từ ngoài vào trong tế bào cho đến khi nồng độ được cân bằng.
Tương tự, dung dịch có nồng độ thẩm thấu > 282 mOsm/L là dung dịch ưu trương, tế bào trong dung dịch ưu trương sẽ bị co lại.
Hình. Ảnh hưởng của dung dịch đẳng trương (A), ưu trương (B) và nhược trương (C) đến thể tích tế bào.
Sự cân bằng thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào đạt được nhanh chóng
Do sự di chuyển của dịch giữa trong và ngoài tế bào diễn ra rất nhanh sau vài giây, cùng lắm vài phút, nồng độ thẩm thấu đã cân bằng nhưng không hoàn toàn. Đó là do ruột hấp thu nước vào máu và phải mất một thời gian để máu đưa chúng đến toàn bộ cơ thể, do đó mất khoảng 30 phút sau khi uống nước, nồng độ thẩm thấu của các dịch trong cơ thể mới được cân bằng.
Từ khóa » Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu
-
Áp Suất Thẩm Thấu Và Những Vấn đề Cơ Bản Liên Quan - Metrotech
-
Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì? Ý Nghĩa áp Suất Thẩm Thấu
-
TẤT TẦN TẬT Về áp Suất Thẩm Thấu Là Gì?
-
Áp Suất Thẩm Thấu Và ứng Dụng Trong Hệ Thống Sống - Tài Liệu Text
-
Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì? Cách Tính, Vai Trò, ý Nghĩa - VIETCHEM
-
Áp Suất Thẩm Thấu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thẩm Kế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Lực Của Dịch Mạch Rây Là Sự Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu Giữa
-
5. Sự Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu Giữa Môi... - CungHocVui
-
Động Lực Của Dòng Mạch Rây Là Sự Chệnh Lệch áp Suất Thẩm Thấu ...
-
Động Lực Của Dịch Mạch Rây Là Sự Chênh Lệch áp Suất ...
-
Bạn Có Biết áp Suất Thẩm Thấu Của Máu Là Gì?
-
Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì
-
Động Lực Của Dịch Mạch Rây Là Sự Chênh Lệch áp Suất Thẩm Thấu Giữa