Bạn Có Biết Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản?
Có thể bạn quan tâm
1. Nhận định chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Đây là quá trình xác định, chẩn đoán tình trạng bệnh, điều kiện sinh sống, tiền sử của bệnh nhân.
Bác sĩ, thầy thuốc hỏi bệnh nhân:
- Dấu hiệu, biểu hiện của người bệnh khi mắc hen suyễn.
- Môi trường, điều kiện sinh sống và làm việc.
- Tiền sử của bệnh nhân và gia đình, người thân.
Quá trình khám bệnh:
- Khám toàn thân: Cân nặng, chiều cao, nhiễm trùng, sưng tím, nhiễm khuẩn,...
- Tình trạng hô hấp: Ho khạc đờm, màu sắc, số lượng đờm, tần suất khó thở.
- Tinh thần: Lo lắng, bồn chồn, suy giảm ý thức.
- Tuần hoàn: Đo nhịp tim, HA,...
- Một số xét nghiệm khác.
2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Kế hoạch chăm sóc với mục đích cải thiện tình trạng hen, gồm các bước sau:
=> Tăng khả năng hô hấp, cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp của người bệnh.
=> Chăm sóc sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng.
=> Ngăn ngừa, phát hiện và điều trị biến chứng.
=> Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân.
> Xem thêm: Bà bầu bị hen suyễn có nguy hiểm không? Cách chữa như thế nào?
3. Tiến hành chăm sóc người bệnh hen suyễn
3.1. Tăng khả năng hô hấp, cải thiện tắc nghẽn đường hô hấp cho bệnh nhân
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên áp dụng các biện pháp:
- Bệnh nhân nên nằm ở tư thế đầu cao, ở trong phòng thông thoáng.
- Người bệnh nên uống nhiều nước, vỗ rung lồng ngực. Sau đó thở sâu, nếu nhiều đờm hãy hút đờm ra, làm sạch phế quản.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc điều trị hen phế quản cấp như thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid. Lưu ý các tác dụng phụ cũng như tình trạng cơ địa của bản thân về việc dùng thuốc.
- Nếu bệnh nhân cần thực hiện thở oxy, cần theo chỉ định của bác sĩ.
3.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng cho người bệnh
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng, chất béo, đồ cay nóng kích ứng cơn hen.
- Không tiêu thụ chất kích thích, rượu bia, thuốc lá sẽ khiến tình trạng hen suyễn thêm nghiêm trọng.
- Người thân hãy động viên người bệnh hen suyễn giữ tinh thần ổn định, thoải mái để điều trị bệnh.
- Người bệnh hen suyễn không nên làm các công việc nặng nhọc, tránh căng thẳng, stress để tình trạng bệnh không tiến triển nặng.
3.3. Ngăn ngừa, phát hiện, điều trị các biến chứng xấu có thể xảy ra
Trong quá trình chăm sóc, bệnh nhân cần kết hợp với bác sĩ, người chăm sóc để theo dõi các chỉ số và triệu chứng bệnh hen suyễn:
- Tần số, mức độ khó thở
- Thời gian kéo dài của một cơn hen
- Triệu chứng tím tái khi xuất hiện cơn hen
- Số lượng, màu sắc của đờm nhầy
- Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, HA
- Tinh thần của người bệnh.
3.4. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân hen suyễn
Việc giáo dục sức khỏe cho người hen suyễn bao gồm kiểm soát, phòng ngừa các cơn hen và cải thiện sức khỏe, miễn dịch của người bệnh:
=> Tránh các tác nhân gây cơn hen như lông vật nuôi, thú cưng, nước hoa, thực phẩm gây dị ứng,...
=> Lưu ý giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh
=> Không tiêu thụ rượu bia, thuốc lá
=> Uống nhiều nước để loại bỏ đờm nhầy trong phế quản
=> Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, miễn dịch cho cơ thể.
Phục hồi, cải thiện chức năng hô hấp bằng các biện pháp thực hiện bài tập hít thở sâu hằng ngày, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và tuyệt đối tuân thủ liệu trình của bác sĩ. Thường xuyên tái khám, theo dõi sức khỏe.
4. Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Mục tiêu của quá trình chăm sóc bệnh hen phế quản:
- Cải thiện hô hấp, người bệnh hết khó thở
- Phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của hen suyễn
- Phòng ngừa, kiểm soát các cơn hen
- Bệnh nhân nắm rõ kiến thức để cải thiện sức khỏe, tránh các cơn hen xuất hiện.
Trong hành trình đánh bại hen suyễn, quá trình chăm sóc bệnh nhân hen phế quản có vai trò không thể phủ nhận. Để thực hiện một kế hoạch chăm sóc đầy đủ và hiệu quả, không chỉ người bệnh mà người chăm sóc cũng cần xây dựng một chiến lược chăm sóc chi tiết. Bằng cách tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia, một bản kế hoạch chăm sóc sẽ trở thành một hành trình điều trị không chỉ đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân mà còn hướng tới mục tiêu cụ thể là kiểm soát và cải thiện triệt để tình trạng hen suyễn. Điều này không chỉ là bước quan trọng, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Nếu bạn đang bị bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn tính, bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lâu năm, uống thuốc không khỏi, hay tái đi tái lại. Đừng ngần ngại gọi điện ngay cho chuyên gia: 0818.288.717 - Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn hiệu quả bất ngờ
Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN - Health Việt Nam
-
[DOC] Bệnh án điều Dưỡng Nội Khoa A/ Phần Hành Chính
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Hen Phế Quản
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản Đúng Cách
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản - Bluecare Blog
-
Nguy Hiểm! Nếu Chăm Sóc Người Bệnh Hen Phế Quản Sai Cách
-
Bệnh Tim Mạch Trên Bệnh Nhân Hen
-
[PDF] Quy-trinh-cham-soc-nhi-khoa.pdf - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quyết định 1851/QĐ-BYT 2020 Tài Liệu Hướng Dẫn Chẩn đoán Hen ...
-
Chẩn đoán Và điều Trị Hen Phế Quản ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Khép Lại Khoảng Cách Trong Chăm Sóc Bệnh Hen