Nguy Hiểm! Nếu Chăm Sóc Người Bệnh Hen Phế Quản Sai Cách
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều yếu tố tác động làm khời phát cơn hen phế quản: môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, hóa chất, thuốc, thời tiết thay đổi, viêm đường hô hấp trên, sang chấn tinh thần… Do đó, việc chăm sóc người bệnh hen phế quản góp phần giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tái phát cơn hen cấp. Mời bạn đọc bài viết sau để biết cách chăm sóc bệnh nhân hen phế quản hiệu quả.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
- 1. Chăm sóc bệnh nhân hen suyễn
- 1.1. Tăng khả năng thông khí cho bệnh nhân
- 1.2. Chăm sóc về tinh thần, dinh dưỡng
- 1.3. Sử dụng thuốc đúng chỉ định
- 1.4. Giáo dục sức khỏe
- 1.5. Điều trị dự phòng triệu chứng
- 2. Đối với cơn hen cấp
- 3. Phòng tái phát bệnh hen phế quản
- Cẩm nang sức khỏe cho người bệnh hen phế quản – hen suyễn
- Bạn đã biết cách sử dụng đúng cách thuốc cắt cơn hen phế quản???
1. Chăm sóc bệnh nhân hen suyễn
Vì tính chất mạn tính của bệnh, bệnh nhân phải chung sống lâu dài với hen suyễn và nguy cơ tái phát bệnh. Do đó, cần lưu ý những cách chăm sóc hợp lý để kiểm soát bệnh tốt hơn:
1.1. Tăng khả năng thông khí cho bệnh nhân
Giúp làm giảm co thắt, phù nề, giảm tiết đờm cho bệnh nhân một cách tối đa. Bạn cần chú ý một số cách giúp tăng khả năng thông khí cho bệnh nhân hen phế quản như sau:
- Cho bệnh nhân nằm tư thế cao đầu trong buồng thoáng, thường xuyên thay đổi tư thế, giúp cho việc thở dễ dàng hơn.
- Vỗ rung lồng ngực, hướng dẫn bệnh nhân cách thở sâu và ho có hiệu quả. Khó thở trong hen phế quản sẽ trầm trọng hơn nếu đờm nhiều, khó khạc đờm. Khi đó, cần tiến hành hút đờm rãi.
Tăng thông khí cho người hen suyễn bằng máy oxy
- Thường xuyên uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây tươi cũng giúp làm loãng đờm, dễ khạc đờm.
- Sử dụng thuốc giãn phế quản, chống viêm, kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ điều trị, uống thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng cách. Bên cạnh đó, cần chú ý theo dõi các tác dụng phụ của thuốc để báo cho bác sỹ kịp thời.
- Thực hiện thở oxy đúng cách
1.2. Chăm sóc về tinh thần, dinh dưỡng
Dinh dưỡng và yếu tố tinh thần là rất quan trọng giúp tăng sức đề kháng, làm giảm tái phát hen suyễn:
- Cần thực hiện một chế độ ăn đầy đủ 5 nhóm chất cần thiết (tinh bột, đạm, béo, vitamin và chất xơ), tăng cường rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt cung cấp nhiều chất đạm, hạn chế thịt đỏ, mỡ động vật…
>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn nên ăn gì, kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người hen suyễn giúp giảm tái phát bệnh
- Tránh các thức ăn có khả năng gây dị ứng, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn sống... Khi có suy tim, suy thận cần ăn nhạt.
- Tích cực động viên bệnh nhân, bởi stress tâm lý, căng thẳng sẽ làm bệnh hen phế quản trở nặng, dễ tái phát và khó điều trị hơn.
1.3. Sử dụng thuốc đúng chỉ định
Sử dụng thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm corticoid, kháng sinh (nếu có) theo đúng chỉ định và sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
Chăm sóc người bệnh hen phế quản thế nào là đúng cách?
Khi đang điều trị thuốc cắt cơn hoặc thuốc xịt dự phòng bệnh hen phế quản, cần chú ý những triệu chứng của cơn hen tăng nặng như: khò khè nhiều cả khi hít vào và thở ra, ho kéo dài, khó thở rất nhanh, căng tức ngực, co các cơ ở cổ và ngực, khó nói, tím tái… cần được đưa đi bệnh viện kịp thời.
1.4. Giáo dục sức khỏe
- Bạn hoặc bệnh nhân cần chủ động ghi lại nhật ký theo dõi bệnh hen (các triệu chứng bất kỳ mà bệnh nhân hen gặp phải, các thuốc đang sử dụng, liều lượng…) từ đó giúp bác sỹ hiểu được bệnh tình của bệnh nhân rõ hơn, có kế hoạch điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp và hiệu quả.
- Cần chuẩn bị khi cơn hen cấp xảy đến (các tác nhân dễ gây cơn hen cấp, triệu chứng của đợt hen cấp, các thuốc nào cần dùng, dùng thuốc ra sao…) cũng là cách hiệu quả giúp đối phó với bệnh hen phế quản.
Trang bị kiến thức đầy đủ cho người hen mạn tính thông qua các buổi học
1.5. Điều trị dự phòng triệu chứng
Cần sử dụng các thuốc corticoid, thuốc giãn phế quản dài ngày (dạng xịt, hít) đúng cách, tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sỹ, tránh tự ý giảm bớt liều, bỏ thuốc… khiến việc điều trị dự phòng kém hiệu quả.
2. Đối với cơn hen cấp
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của cơn hen phế quản cấp, việc làm đầu tiên là tránh xa các yếu tố, tác nhân gây bệnh.
Sau đó, cần dùng thuốc đúng cách, tùy theo mức độ bệnh hen suyễn:
- Nếu cơn hen nhẹ hoặc vừa (cơn hen cấp khi lao động hoặc gắng sức): thuốc sử dụng là t
- huốc giãn phế quản dạng xịt, hít, máy rung có tác dụng cắt cơn hen nhanh chóng. Theo dõi tiếp thể trạng, bệnh tình bệnh nhân (có giảm ho, giảm khò khè, dễ thở hơn không…).
- Nếu cơn hen phế quản nặng cần gọi điện ngay cho bác sỹ và đến bệnh viện kịp thời. Trong thời gian đó, bạn có thể hỗ trợ bệnh nhân hít, xịt thuốc giãn phế quản, hoặc sử dụng 1 liều corticoid.
- Nếu cơn hen phế quản ác tính nên gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Sử dụng 1 liều corticoid, 2 liều giãn phế quản giúp giảm/cắt cơn hen phế quản.
3. Phòng tái phát bệnh hen phế quản
- Điều trị dứt điểm bệnh liên quan đường hô hấp trên, ho, viêm họng… tránh tình trạng bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
- Tuân thủ điều trị và sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa, dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, thăm khám kiểm tra định kỳ.
Nên khám hen suyễn định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý vừa giúp đảm bảo dinh dưỡng, vừa hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Bảo Khí Khang để hỗ trợ điều trị và phòng tái phát hen suyễn hiệu quả.
Với một kế hoạch chăm sóc người bệnh hen phế quản đúng cách và tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và bạn có thể chung sống hòa bình hơn với căn bệnh mạn tính đầy nguy hiểm này.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành cho bệnh người bệnh hen phế quản.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh hen phế quản.
Ngoài ra, Bảo Khí Khang cũng hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác như viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Tác dụng thành phần Bảo Khí Khang
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn - hen phế quản, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN - Health Việt Nam
-
[DOC] Bệnh án điều Dưỡng Nội Khoa A/ Phần Hành Chính
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Hen Phế Quản
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản Đúng Cách
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản - Bluecare Blog
-
Bạn Có Biết Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản?
-
Bệnh Tim Mạch Trên Bệnh Nhân Hen
-
[PDF] Quy-trinh-cham-soc-nhi-khoa.pdf - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quyết định 1851/QĐ-BYT 2020 Tài Liệu Hướng Dẫn Chẩn đoán Hen ...
-
Chẩn đoán Và điều Trị Hen Phế Quản ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Khép Lại Khoảng Cách Trong Chăm Sóc Bệnh Hen