Bạn Có Biết! Văn Hóa Cúi đầu Của Người Nhật Và Cách Dùng - WeXpats

Trong số nhiều quốc gia, Nhật Bản là một đất nước đặc biệt sở hữu đa dạng những lễ nghi cũng như cách ứng xử. Đặc biệt là văn hóa cúi đầu, đây được coi là 1 trong những nghi thức không thể thiếu trong giao tiếp tại xứ sở hoa Anh Đào này, tùy vào cách cúi đầu mà ý nghĩa truyền đạt sẽ khác nhau. Và đối với những người nước ngoài khi mới đến Nhật thì có lẽ đây sẽ là 1 trong những điều đầu tiên mà họ cảm thấy bối rối và không quen. Vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về văn hóa cúi đầu của người Nhật cũng như cách dùng trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoàn cảnh sử dụng nghi thức cúi đầu

Đối với người Nhật, văn hóa cúi đầu là 1 trong những tiêu chuẩn giao tiếp mà ai cũng cần phải biết. Bởi đất nước này rất đa dạng về phương thức thực hiện lễ nghi trong giao tiếp nên đối với người nước ngoài mới đến sẽ rất dễ cảm thấy khó hiểu và bối rối.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sống ở Nhật mà bạn lại không thể sử dụng đúng các lễ nghi này thì bạn sẽ rất dễ bị đánh giá là “người không có manner” đó!

Trước tiên, cùng tìm hiểu xem người Nhật chủ yếu thực hiện việc cúi đầu trong hoàn cảnh nào nhé!

Về cơ bản, người Nhật sử dụng lễ nghi cúi đầu đối với những người không thân thiết như: cấp trên, thầy cô giáo, hay với đối tác, bạn bè trong lần gặp đầu tiên. Và ngược lại, người Nhật sẽ không cúi đầu với người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết,…

Trước tiên, người nhật cúi đầu khi chào:

Tại trường học, trước khi bắt đầu giờ học và sau khi kết thúc giờ học, cán bộ lớp sẽ phụ trách hô to khẩu lệnh “đứng lên, chào!” và cả lớp sẽ làm theo. Cách làm này có vẻ giống với nhiều đất nước khác trên thế giới, nhưng khác biệt ở chỗ là người Nhật sẽ cúi chào. Từ điều này, ta cũng có thể rút ra được rằng nghi thức chào hỏi và cúi chào là 1 set luôn đi đôi với nhau.

Tiếp theo, đó là khi muốn bày tỏ lời cảm ơn:

Ví dụ như khi nhận được món quà hay sự giúp đỡ từ đối phương, người Nhật sẽ cúi đầu và nói “Arigatou” để bày tỏ sự cảm ơn.

Ngoài ra, khi vô tình gây phiền đến đối phương, họ sẽ nói lời xin lỗi chân thành và cúi đầu thấp hơn bình thường để bày tỏ sự biết lỗi.

Và như vậy, hành động cúi đầu thể hiện sự kính trọng, biết ơn, lời xin lỗi đến người khác, đối với những người ngoại quốc đang hay sẽ sống tại Nhật Bản thì đây là một nghi thức giao tiếp quan trọng nên nhớ rõ đúng không nào!

Bài viết được tuyển chọn

Làm việc ở Oita được gì? | Khám phá Oita qua lời kể chân thật nhất

Cuộc sống ở Nhật

5 lý do để người Việt chọn sống ở tỉnh Oita Nhật Bản

Cuộc sống ở Nhật

Chia sẻ những rắc rối khi gia hạn visa 「Top 1 cách sử dụng ngày nghỉ...

Cuộc sống ở Nhật

Khám phá Kumamoto qua lăng kính chân thật nhất từ người lao động!

Cuộc sống ở Nhật

Bí kíp CHUYỂN VIỆC TẠI NHẬT thành công của người từng bỏ cuộc trong đạ...

Làm việc tại Nhật

Cách cúi đầu

Cách cúi đầu của người Nhật có thể chia làm 3 loại chính: Xã giao, lịch sự, kính trọng, tùy vào cách cúi đầu cao hay thấp mà ý nghĩa truyền đạt sẽ khác nhau.

Xã giao

Đây là cách cúi thông thường nhất, dùng với đồng nghiệp tại chỗ làm hay những người có quan hệ không mấy thân thiết. Cụ thể là tính từ thắt lưng, cúi đầu 1 góc 15 độ và gật đầu nhẹ để chào xã giao hoặc khi đi ngang qua ai đó có tuổi tác hay địa vị xã hội hơn mình.

Lịch sự

Đây là cách cúi chào thứ hai hay được dùng, thường là trong công việc, khi chào khách hàng hay khi ra vào phòng họp. Cách thực hiện là cúi đầu với thân được hạ xuống khoảng 30 độ và giữ nguyên trong 3 giây. Nghi thức này nếu được thực hiện khi đang ngồi được gọi là “浅礼 (Senrei)”.

Kính trọng

Đây là nghi thức cúi đầu lịch sự nhất trong các cách, cúi đầu với phần thân gập 45 độ và giữ nguyên trong 3 giây. Cơ bản kiểu cúi đầu này được sử dụng khi người dùng muốn thể hiện sự biết ơn sâu sắc hay muốn tạ lỗi, bình thường ít khi được dùng tới.

Mặc dù được gọi chung là “cúi đầu” nhưng tùy vào góc độ và cách cúi đầu mà ý nghĩa sẽ khác nhau nên hãy cùng nhớ kỹ để dùng phương thức giao tiếp này một cách chính xác nhất nhé!

Những cách cúi đầu sai

Như đã nói, tại Nhật Bản “cúi đầu” được coi là một văn hóa vô cùng quan trọng trong giao tiếp nhưng cũng dễ nhầm lẫn và dùng sai cách nếu không hiểu rõ ý nghĩa. Hãy cùng lưu ý những điểm sau để không mắc phải những lỗi trong giao tiếp với người Nhật nhé!

Chắp tay và cúi đầu

Thoạt nhìn, có vẻ như vừa chắp tay vừa cúi đầu là hành động rất lịch sự nhưng ở Nhật thì bạn không nên làm như vậy thì hơn. Cơ bản, người Nhật chỉ chắp tay và cúi đầu khi đi chùa chiền, đền thờ hoặc khi thăm mộ tổ tiên, chứ không bao giờ dùng giữ người với người.

Từ nét văn hóa này, có thể thấy rằng nếu bạn chắp tay và cúi đầu với người Nhật, thì rất có thể bạn sẽ làm họ giật mình đó. Nếu muốn thể hiện sự biết ơn hay sự kính trọng, bạn chỉ cần cúi đầu là đủ rồi!

Cúi đầu bằng cách gập cổ

Cơ bản, khi cúi đầu cần phải gập cả phần thân trên chứ không phải gập mỗi cổ. Nếu bạn thực hiện nghi thức cúi đầu nhưng gập mỗi phần cổ còn lưng vẫn thẳng đứng thì có thể bị đánh giá là thất lễ.

Cúi đầu nhiều lần liên tiếp

Có thể khi muốn bày tỏ sự biết ơn, lòng kính trọng với đối phương một cách rõ ràng, người nước ngoài dễ phạm phải sai lầm là cúi đầu nhiều lần liên tiếp. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên, bạn chỉ cần gập nửa thân trên và giữ nguyên trong 3 đến 4 giây là đủ.

Ở Việt Nam, cách cúi đầu không được phân biệt rõ theo từng hoàn cảnh, cũng như theo từng đối tượng, nhưng cơ bản sẽ được sử dụng khi chào người lớn tuổi hơn mình. Ngoài ra, nếu như cách chào phổ biến tại Việt Nam là gật nhẹ đầu, dơ tay hoặc vẫy tay thì ở Nhật lại là cúi đầu bằng cách gập nửa thân trên mà thôi. Thật khó để quen với một phương thức giao tiếp hoàn toàn mới như thế này, nhưng khi đã trở nên thành thạo thì giao tiếp bằng tiếng Nhật của bạn sẽ thật tiện lợi và hữu ích đó!

Chia sẻ

Từ khóa » Cúi đầu Chào Là Gì