Bạn đã Biết Những Gì Về Thóp Trẻ Sơ Sinh?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Thóp là gì?
- 2. Thóp đóng lại khi nào?
- 3. Cấu trúc các thóp
- 3. Thóp bất thường có cần điều trị phẫu thuật không?
- 4. Bạn cần lưu ý những vấn đề nào liên quan đến thóp của trẻ?
Nếu bạn lướt ngón tay nhẹ nhàng trên đầu trẻ sơ sinh, bạn có thể cảm thấy một vài chỗ lõm mềm xuống thay vì cứng như xương. Những chỗ mềm này, nơi các xương sọ của bé không hợp nhất với nhau. Được gọi là thóp. Thóp được xem như một phần của sự phát triển của bé. Tuy nhiên, những thay đổi của thóp đôi khi lại là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Bạn có thể sờ nhẹ hoặc tắm thóp của bé mà không lo ngại gì. Chúng được bao phủ bởi một lớp màng dày và chắc chắn giúp chúng được bảo vệ tốt phần não bên trong ở các hoạt động hàng ngày.
1. Thóp là gì?
Khi mới sinh, hộp sọ của trẻ sơ sinh bao gồm 5 xương chính:
- 2 xương trán.
- 2 xương đỉnh.
- 1 xương chẩm.
Các xương trên được ngăn cách bởi các sợi mô liên kết được gọi là đường khớp sọ. Những đường này có chức năng như các đường nối. Chúng rất cần thiết để tạo thuận lợi cho việc di chuyển của hộp sọ, thậm chí chồng lên nhau, khi em bé đi qua khung chậu người mẹ trong quá trình chuyển dạ. Đường khớp sọ cũng giúp điều chỉnh phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng sau sinh của não. Tuy nhiên, không giống như người lớn, trẻ sơ sinh có xương sọ không được liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, cấu trúc thóp được hình thành.Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của hộp sọ ở trẻ sơ sinh.
2. Thóp đóng lại khi nào?
Bạn có thể sờ thấy một thóp ở phía trước trên đỉnh đầu và một phía sau đầu nhỏ hơn. Hình dạng thóp có thể khác nhau giữa các trẻ sơ sinh. Nhưng điểm đặc trưng là chúng phẳng và mềm. Theo thời gian, các xương dần phát triển hơn và thóp sẽ đóng lại. Thóp ở phía sau đầu của bé thường đóng lại khi bé được 2 tháng tuổi. Thóp trước thường đóng lại khi bé trong độ tuổi từ 7 tháng đến 18 tháng. Bộ não của em bé mới sinh bắt đầu tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong 9 tháng đầu, nó sẽ tăng gấp đôi kích thước. Và đến 36 tháng tuổi, nó sẽ lớn gấp ba lần.
3. Cấu trúc các thóp
3.1 Thóp trước
3.1.1 Đặc điểm chung
Thóp trước có kích thước lớn nhất trong 6 thóp. Nó giống như một viên kim cương có kích thước từ 0,6 cm đến 3,6 cm. Thóp được hình thành bởi vị trí kề nhau của 2 xương trán và 2 xương đỉnh. Giữa những xương này được ghép nối bằng các đường khớp sọ.
Thời gian trung bình của thóp trước đóng lại khoảng từ 13 đến 24 tháng. Về mặt giới tính, kích thước thóp trước của trẻ sơ sinh nam sẽ nhỏ hơn so với nữ. Các tình trạng phổ biến nhất làm tăng kích thước thóp trước hoặc đóng thóp muộn bao gồm: Hội chứng Down, loạn sản sụn xương, suy giáp bẩm sinh, còi xương và các bệnh lí làm tăng kích thước não.
3.1.2 Đặc điểm bệnh lí
Ngoài việc có kích thước lớn nhất, thóp trước cũng là được xem có ý nghĩa quan trọng nhất giúp chẩn đoán bệnh. Cấu trúc này cung cấp cái nhìn sâu hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là tình trạng mất nước và tăng áp lực cho hộp sọ.
Thóp trước lõm xuống chủ yếu là do mất nước. Trẻ có thể nôn hoặc tiêu chảy nhiều lần. Các dấu hiệu khác gợi ý chẩn đoán mất nước là môi khô, mắt trũng sâu và khóc không có nước mắt. Ngoài ra, nếu xuất hiện thóp phồng có thể gợi ý nhiều bệnh lý: não úng thuỷ, xuất huyết não, viêm màng não hoặc chấn thương.
Những nguyên nhân ít phổ biến có thể là: Bệnh xương thủy tinh, bệnh dị dạng xương do thiếu phospho trong máu, hội chứng Patau (Trisomy 13), hội chứng Down (Trisomy 18), nhiễm Rubella bẩm sinh, bệnh giang mai, dị tật do thuốc gây ra, suy dinh dưỡng, thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
Hội chứng Down là một bệnh lí do rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của não và những cơ quan khác. Trẻ mắc hội chứng Down phát triển kém cả về thể chất và tinh thần. Trẻ thường học chậm hơn, suy nghĩ và giải quyết vấn đề chậm hơn so với những bạn cùng tuổi.
2.2 Thóp sau
Không giống như thóp trước, thóp sau có hình tam giác và hoàn toàn đóng lại trong khoảng 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Cấu trúc này phát sinh từ sự dính lại của xương đỉnh và xương chẩm. Trung bình, kích thước thóp sau là 0,5 – 0,7 cm ở trẻ sơ sinh. Thông thường, việc đóng thóp sau muộn có liên quan đến não úng thuỷ hoặc suy giáp bẩm sinh.
2.3 Thóp ở xương chũm
Đây là một cấu trúc ghép nối, có thể được tìm thấy tại giao điểm của xương thái dương, xương đỉnh và xương chẩm. Nó cũng được gọi với tên là thóp sau bên. Những thóp này có thể đóng bất cứ lúc nào từ 6 đến 18 tháng tuổi.
2.4 Thóp ở xương bướm
Tương tự, thóp ở xương bướm cũng được hợp thành từ nhiều cấu trúc xương khác nhau. Vị trí của nó có thể ở hai bên của hộp sọ với sự gắn kết của xương bướm, xương đỉnh, xương thái dương và xương trán. Nó còn được gọi là thóp trước bên. Thời điểm đóng thóp xảy ra ở khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh.
2.5 Thóp thứ ba
Điểm độc đáo khi xuất hiện một thóp thứ ba giữa thóp trước và sau ở trẻ mắc hội chứng Down và nhiễm trùng bẩm sinh từ trong bào thai như rubella. Tần suất được báo cáo của thóp thứ ba này là 6,4% trong số 1020 trẻ sơ sinh ngẫu nhiên.
3. Thóp bất thường có cần điều trị phẫu thuật không?
Tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể ảnh hưởng đến thóp trước, can thiệp phẫu thuật có thể là cần thiết. Ví dụ, nếu trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em sẽ có sự gia tăng áp lực trong hộp sọ. Hậu quả có thể dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong. Can thiệp phẫu thuật cho bất kì bệnh lí nào đều phụ thuộc vào đánh giá của Bác sĩ ở từng trường hợp cụ thể.
4. Bạn cần lưu ý những vấn đề nào liên quan đến thóp của trẻ?
Giống như bất kỳ lần khám bệnh nào, Bác sĩ sẽ thu thập một lịch sử chi tiết và thực hiện kiểm tra thể chất kỹ lưỡng của con bạn. Từ đó xác định chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Đối vói vai trò cha mẹ, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Quá trình mang thai và sinh nở của một đứa trẻ sơ sinh có thuận lợi hay không. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung hay cơ địa suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố đáng chú ý. Phương pháp sinh tự nhiên dễ dàng hay cần hỗ trợ của dụng cụ. Có những biến chứng nào của cuộc sinh như chồng xương sọ hay bướu huyết thanh ở đầu không.
- Quan sát và sờ nắn hộp sọ của con bạn cũng và theo dõi mỗi ngày. Việc theo dõi tăng giảm kích thước vòng đầu hay thay đổi hình dạng của thóp cũng quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sờ thấy thóp phồng hơn hoặc lõm sâu hơn. Kết quả chính xác xảy ra khi trẻ sơ sinh trong trạng thái thoải mái nhất, có thể là lúc ngủ. Bởi vì thóp có thể bị phồng lên khi trẻ tức giận hoặc quấy khóc. Sau đó trở về bình thường khi trẻ dần ổn định hơn.
- Nếu thóp phồng không trở lại bình thường, có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Nhất là viêm màng não. Đưa trẻ đến khám Bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp này. Đặc biệt nếu em bé bị sốt hoặc lừ đừ, bỏ bú.
Đó có thể là một khoảng thời gian khó khăn để bắt đầu làm cha mẹ. Với rất nhiều điều để tìm hiểu về việc chăm sóc em bé của bạn. Trong số những gì bạn phải học, chỗ lõm xuống trên đầu em bé (được gọi là thóp) có thể khiến bạn lo lắng hơn nữa. Tin tốt là những chỗ mềm này rất đơn giản để chăm sóc và thường biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Một số cha mẹ có thể cảm thấy lo lắng về việc chạm vào thóp. Tuy nhiên, không cần phải quá sợ hãi hoặc tránh chạm vào các thóp của trẻ. Vì chúng được bảo vệ bởi một lớp mô cứng.
Thóp trẻ sơ sinh là một bộ phận khá nhạy cảm ở trẻ em. Nó phản ánh những tình trạng sinh lý cũng như bệnh lý của trẻ. Việc nắm bắt được những đặc điểm của thóp ở trẻ giúp cho bố mẹ biết được khi nào cần phải đưa trẻ đi khám bệnh.
Từ khóa » Cấu Tạo Xương Sọ Trẻ Sơ Sinh
-
Xương Sọ Của Trẻ Sơ Sinh Có Kết Cấu Ra Sao? - AloBacsi
-
Đặc điểm Da, Cơ, Xương ở Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Có Chức Năng Gì? - Vinmec
-
Dị Tật Dính Khớp Sọ Sớm ở Trẻ Em - Y Học Cộng đồng
-
Đặc điểm Da, Cơ, Xương ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Vinmec
-
ĐO VÒNG ĐẦU CHO TRẺ - Trung Tâm Y Tế Quận
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Những điều Mẹ Cần Biết - Trạm Y Tế Phường 8
-
Đặc điểm Da, Cơ, Xương ở Trẻ Sơ Sinh
-
Đặc điểm Da Cơ Xương Trẻ Em - Dieutri.Vn
-
Giới Thiệu Về Bất Thường Sọ Mặt Và Cơ Xương Bẩm Sinh - Khoa Nhi
-
Dị Tật Dính Khớp Sọ Sớm Và Các Dị Tật Về Hộp Sọ ở Trẻ Em | BvNTP
-
Những điều Cần Biết Về Thóp Trẻ Sơ Sinh
-
Hộp Sọ Của Trẻ Sơ Sinh: Giải Phẫu, Cấu Trúc, Chức Năng