ĐO VÒNG ĐẦU CHO TRẺ - Trung Tâm Y Tế Quận
Có thể bạn quan tâm
Hộp sọ trẻ là sự gắn kết giữa nhiều mảnh xương với nhau, còn gọi là đường khớp sọ. Khi trẻ mới sinh ra, chúng ta dễ dàng thấy đầu trẻ có hai chỗ phập phồng (thóp trước và thóp sau). Đây là kết quả của quá trình các đường khớp sọ gắn lại với nhau, tạo ra khoảng trống. Thông thường, khi bé được 2-3 tháng tuổi thì thóp sau sẽ đóng và khoảng 14-15 tháng thì thóp trước đóng.
Ngoài hai khoảng trống mà các đường khớp sọ gắn lại thì nhữngđường khớp sọ khác chỉ là hai mảnh xương gắn lại với nhau. Nếu đường khớp sọ khéo kéo thì đầu bé không có đường gờ. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít bên cạnh các đường khớp sọ gắn kết không khéo léo. Thường thì mảnh xương bên này chồng lên mảnh xương còn lại, tạo ra đường gờ.
Lưu ý trường hợp não không phát triển
Đại đa số đường gờ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp đường gờ bất bình thường, gây ra nhiều biến chứng, đối với số ít đường gờ là bệnh lý thì liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó dị tật đóng khớp sọ sớm và não không phát triển là thường gặp nhất.
Thông thường thể tích não của trẻ tăng 1,5-2 lần trong vòng 12 tháng đầu đời, việc đóng khớp sọ sớm sẽ làm hình dạng hộp sọ trẻ bất thường vì xương không mở rộng bình thường theo sự phát triển của não bộ.
Não bị chèn ép lâu dễ gây ra các biến chứng như thiểu năng trí tuệ, nhức đầu, giảm thị lực... Còn việc não không phát triển nên các khớp sọ bị đóng sớm gây tật đầu nhỏ.
Để xác định đường gờ nằm trong số lớn bình thường hay số nhỏ bệnh lý, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa thần kinh nhi để được chẩn đoán và điều trị - các bác sĩ khuyến cáo.đường gờ sẽ không mất hoàn toàn mà chỉ tiêu giảm tương đối, vì đây là một cấu trúc được cấu tạo từ nhiều đường khớp sọ. Có thể vì da đầu trẻ dày lên, tóc mọc ra theo thời gian nên các phụ huynh cảm thấy đường gờ không còn xuất hiện.
Đa phần các bạn hay quan tâm đến CÂN NẶNG, CHIỀU CAO nhưng lại rất ít quan tâm đến vòng đầu. Vòng đầu đủ chuẩn thì mới phản ánh được xương sọ và não bộ của trẻ có phát triển bình thường hay không ?
Tiến hành đo đều đặn hàng tháng vào hàng cố định. Dùng thước dây quấn vòng quanh phần rộng nhất của trán bé, ở ngay sát trên vành tai và điểm giữa của phía sau đầu
Tháng | 3 | 6 | 9 | 12 | 15 |
Vòng đầu (cm) | 40 | 43 | 45 | 46 | 47 |
Vòng đầu to hơn bình thường hoặc thấy phát triển quá nhanh : có thể bão úng tủy, u não..
Vòng đầu nhỏ quá, chậm phát triển: não phát triển không tốt, dị tật đầu nhỏ...
Ngoài ra quan sát xem có đường gồ chạy dọc giữa trán không, hoặc đường gồ chạy dọc đỉnh đầu của con cũng cần đi khám ngay.
Bs Lê Nguyễn Bá Hùng – PKĐK TTYT TÂN PHÚ
Bs Lê Nguyễn Bá Hùng PK ĐK TTYT Tân PhúTừ khóa » Cấu Tạo Xương Sọ Trẻ Sơ Sinh
-
Xương Sọ Của Trẻ Sơ Sinh Có Kết Cấu Ra Sao? - AloBacsi
-
Đặc điểm Da, Cơ, Xương ở Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Có Chức Năng Gì? - Vinmec
-
Bạn đã Biết Những Gì Về Thóp Trẻ Sơ Sinh?
-
Dị Tật Dính Khớp Sọ Sớm ở Trẻ Em - Y Học Cộng đồng
-
Đặc điểm Da, Cơ, Xương ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Vinmec
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Những điều Mẹ Cần Biết - Trạm Y Tế Phường 8
-
Đặc điểm Da, Cơ, Xương ở Trẻ Sơ Sinh
-
Đặc điểm Da Cơ Xương Trẻ Em - Dieutri.Vn
-
Giới Thiệu Về Bất Thường Sọ Mặt Và Cơ Xương Bẩm Sinh - Khoa Nhi
-
Dị Tật Dính Khớp Sọ Sớm Và Các Dị Tật Về Hộp Sọ ở Trẻ Em | BvNTP
-
Những điều Cần Biết Về Thóp Trẻ Sơ Sinh
-
Hộp Sọ Của Trẻ Sơ Sinh: Giải Phẫu, Cấu Trúc, Chức Năng