Bản đồ Quy Hoạch Các Tuyến đường Cao Tốc ở Việt Nam

Quy hoạch các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Giao thông Vận tải. Các tuyến đường cao tốc có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao năng lực vận chuyển, lưu thông hàng hoá giữa các miền và các khu vực kinh tế trong cả nước. 

Mục Lục

Toggle
  • Các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam đã được quy hoạch 
    • Tuyến cao tốc Bắc – Nam
    • Tuyến cao tốc khu vực phía Bắc
    • Các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam khu vực miền Trung và Tây Nguyên
    • Các đường cao tốc Việt Nam ở khu vực phía Nam
    • Những tuyến đường cao tốc vành đai ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
  • Tầm quan trọng của bản đồ đường cao tốc Bắc Nam 

Các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam đã được quy hoạch 

Dựa vào nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế – xã hội cùng với hướng tăng trưởng kinh tế của 3 khu vực trọng điểm, mạng lưới đường cao tốc Việt Nam được quy hoạch gồm 22 tuyến. 

Danh sách tổng hợp 22 tuyến đường cao tốc ở Việt Nam

Tuyến đường Chiều dài
Cao Tốc Phía Đông (CT.01) 1.811 km
Phú Thọ – Kiên Giang (CT.02) 1.269 km
Hà Nội – Lạng Sơn (CT.03) 143 km
Hà Nội – Hải Phòng (CT.04) 106 km
Hạ Nội – Lào Cai (CT.05) 265 km
Nội Bài – Móng Cái (CT.06) 304 km
Hà Nội – Thái Nguyên (CT.07) 70 km
Hà Nội – Hòa Bình (CT.08) 56 km
Ninh Bình – Quảng Ninh (CT.09) 160 km
Hồng Lĩnh – Hương Sơn (CT.10) 34 km
Cam Lộ – Lao Bảo (CT.11) 70 km
Quy Nhơn – Pleiku (CT.12) 160 km
Biên Hòa – Vũng Tàu (CT.13) 76 km
Dầu Giây – Đà Lạt (CT.14) 220 km
Thủ Dầu Một – Chơn Thành (CT.15) 69 km
Sài Gòn – Mộc Bài (CT.16) 55 km
Châu Đốc – Sóc Trăng (CT.17) 200 km
Hà Tiên – Bạc Liêu (CT.18) 225 km
Cần Thơ – Cà Mau (CT.19) 150 km
Vành đai 3 – Hà Nội (CT.20) 65 km
Vành đai 4 – Hà Nội (CT.21) 136.6 km
Vành đai 3 – tp.HCM (CT22) 97.7 km

Tuyến cao tốc Bắc – Nam

Cao tốc Bắc – Nam gồm 2 tuyến chính với tổng chiều dài là 3.262 km. 

2 tuyến cao tốc chính của Việt Nam
Những tuyến cao tốc chính của Việt Nam
  • Tuyến cao tốc phía Đông có chiều dài 1.942 km. Các tỉnh, thành từ Bắc đến Nam lần lượt có tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua là Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận, Cần Thơ. 
  • Tuyến cao tốc phía Tây có chiều dài 1.321 km. Các tỉnh, thành có tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đi qua là Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang. 

Xem thêm:

Bảng tra cứu các biển số xe các tỉnh thành phố Việt Nam Ý nghĩa của các loại biển báo giao thông thường gặp Đăng kiểm là gì?

Tuyến cao tốc khu vực phía Bắc

Khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến đường hướng đến thủ đô Hà Nội, với tổng chiều dài là 1099km, bao gồm: 

  • Cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh với chiều dài 130 km. 
  • Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với độ dài 105 km. 
  • Cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai với chiều dài 264 km. 
  • Cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái có độ dài 294 km. 
  • Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) có độ dài 90 km. 
  • Cao tốc Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình với chiều dài 56 km. 
  • Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh với chiều dài 160 km. 
Các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam khu vực phía Bắc
Các tuyến đường cao tốc ở Phía Bắc

Các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến đường cao tốc với tổng chiều dài là 264 km, bao gồm: 

  • Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh) dài 34 km. 
  • Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị) dài 70 km. 
  • Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai) dài 160 km. 

Tuyến đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên là tuyến đường quan trọng giúp kết nối giao thông 2 khu vực Bắc, Nam một cách thuận lợi hơn. Đây cũng là tuyến đường vận tải chính cho các dịch vụ gửi hàng tại chành xe miền Trung và Tây Nguyên.

Xem thêm: 

  • Chành xe gửi hàng đi Đắc Lắc
  • Chành xe gửi hàng đi Đắc Nông
  • Chành xe gửi hàng đi Lâm Đồng

Các đường cao tốc Việt Nam ở khu vực phía Nam

Khu vực phía Nam gồm 7 tuyến đường với tổng chiều dài 984 km bao gồm: 

  • Cao tốc Biên Hòa (Đồng Nai) – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) với chiều dài 76 km. 
  • Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng) có chiều dài 209 km. 
  • Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước) với chiều dài 69 km. 
  • Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) với độ dài 55 km. 
  • Cao tốc Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài 200 km. 
  • Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu có độ dài 225 km. 
  • Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau với chiều dài 150 km. 
Bản đồ các tuyến đường cao tốc khu vực phía Nam
Bản đồ các tuyến đường cao tốc ở khu vực phía Nam

Những tuyến đường cao tốc vành đai ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

  • Tại Thành phố Hà Nội: 

Vành đai 3: dài 56 km. 

Vành đai 4: dài 125 km. 

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 

Vành đai 3: dài 83 km. 

Tầm quan trọng của bản đồ đường cao tốc Bắc Nam 

Bản đồ cao tốc Bắc Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, chi phối mọi mặt phát triển của nước ta. 

  • Thể hiện toàn cảnh hệ thống giao thông, cơ sở vật chất từ Bắc đến Nam để các nhà quy hoạch đưa ra hướng xử lý và quyết định phương hướng quy hoạch tốt nhất về đường xá, cầu cống, nhà ở, khu dân cư… Các phương hướng quy hoạch này không chỉ giúp phát triển kinh tế không chỉ địa phương mà trên toàn quốc gia.
  • Thuận lợi phát triển mọi mặt kinh tế từ giao thương, vận chuyển hàng hóa, đi lại, kết nối dễ dàng hơn. 
  • Các ngành liên quan đến vận chuyển, logistics… được kích thích để phát triển hơn, các công ty, tập đoàn dễ đưa ra hướng vận chuyển tốt nhất khi có bản đồ cụ thể. 
  • Bộ ngành xây dựng dễ dàng thi công, xác định được các điểm nóng giao thông, từ đó hiểu rõ được những nơi cần mở rộng, nâng cấp và cải tạo. Ngoài ra, việc phát triển khu dân cư tại các tuyến đường cao tốc cũng được thực hiện hoá giúp tăng tốc độ phát triển cơ sở vật chất của khu vực. 
  • Dễ dàng nhận biết đâu là điểm nóng quy hoạch, giúp ngành bất động sản phát triển hơn, các nhà đầu tư biết rõ mức giá, độ nóng và khả năng sinh lời để đầu tư vào các dự án. 

Bản đồ các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam có vai trò quan trọng, giúp các bộ ngành quy hoạch tốt và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp quý khách hàng hiểu về cách phân bổ của các tuyến đường cao tốc để có phương án vận chuyển hàng hóa an toàn.

4.5/5 (4 Reviews)

Từ khóa » Hệ Thống đường Cao Tốc Việt Nam