Bản Quyền Là Gì? Quyền Tác Giả Có Khác Với Bản Quyền Không?

Trước tiên, có thể thấy rằng, mặc dù pháp luật của các nước quy định về quyền tác giả tương đối giống nhau. Cơ bản đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả…. Từ đó cho thấy các quyền lợi cơ bản của tác giả đối với các tác phẩm họ sáng tạo ra.

Nhưng trên thực tế, có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả, một số nước khác lại sử dụng thuật ngữ bản quyền. Từ đó mang đến các thuật ngữ pháp lý khác nhau để điều chỉnh đối với các quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

+ Quyền tác giả là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law).

+ Trong khi đó bản quyền lại là thuật ngữ của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).

Đây là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, do quan niệm, tư duy pháp luật của hai hệ thống này khác nhau. Chính những quan niệm này dẫn đến một số nội dung tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng nội hàm của các từ này lại không đồng nhất. Từ đó mang đến cho ta nhiều cách hiểu trên thực tế khi nghiên cứu pháp luật.

Các khác biệt cơ bản:

Theo đó, dù đều là các khái niệm để chỉ về các quyền đối với tác phẩm nhưng giữa bản quyền và quyền tác giả vẫn có những khác biệt nhất định. Các quốc gia có cách tiếp cận, triển khai và thống nhất về quyền lợi cụ thể cho quyền tác giả hay bản quyền.

– Quyền tác giả:

– Nói ngắn gọn, các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyền tác giả. Việc sử dụng thuật ngữ này xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm.

Pháp luật cũng chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.

Nhấn mạnh các ý nghĩa của tác giả đối với hoạt động sáng tạo, mang đến sản phẩm có giá trị.

– Bản quyền:

– Trong khi quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả.

Khi đó, các chủ thể thực hiện quản lý, sử dụng cũng như khai thác tác phẩm đều được bảo hộ. Họ có thể là tác giả hoặc chủ thể có quyền theo quy định pháp luật.

Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại. Do đó các mục đích sử dụng thuật ngữ bản quyền nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả. Do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng. Bản quyền được nhìn nhận, tiếp cận rộng hơn đối với các chủ thể có quyền.

Tuy nhiên, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn. Các thuật ngữ này cũng không quá khác biệt nhau về đối tượng, cách hiểu và áp dụng thực tế. Do đó để thống nhất, pháp luật các quốc gia phải lựa chọn một thuật ngữ sẽ sử dụng để xây dựng quy phạm pháp luật.

Pháp luật Việt Nam:

Hệ thống các văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là quyền tác giả.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2019).

Từ khóa » định Nghĩa Về Bản Quyền