Bản Quyền Và Quyền Tác Giả Là Hai Quyền Khác Nhau?

Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Tôi khá quan tâm đến vấn đề quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Thông qua tìm hiểu, tôi thấy có hai thuật ngữ được đề cập nhiều nhất đó là bản quyền và quyền tác giả. Tuy nhiên, thông qua các văn bản pháp luật hiện hành thì không hề có thuật ngữ “bản quyền”, vậy hai thuật ngữ này có khác nhau hay không? Xin chân thành cảm ơn!

Về khái niệm quyền tác giả

Về khái niệm quyền tác giả

Xem thêm: >> Cách đăng ký bản quyền tác phẩm truyện tranh >> Có được góp vốn bằng quyền tác giả hay không? >> Vì sao nói bản quyền bảo hộ hình thức, không bảo hộ nội dung?

Trả lời:

Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Bản quyền và quyền tác giả

Bản quyền và quyền tác giả thực chất đều có chung một ý nghĩa. Hệ thống các văn bản pháp lý tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là “quyền tác giả”.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình sáng tạo hay sở hữu. Sở dĩ tồn tại hai thuật ngữ với ý nghĩa như nhau là do sự khác biệt từ các hệ thống pháp luật trên thế giới. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Thuật ngữ Bản quyền: Tập trung thể hiện ở khía cạnh giá trị thương mại đối với quyền sở hữu trí tuệ này
  • Thuật ngữ Quyền tác giả: Tập trung vào việc bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình, những giá trị tinh thần, quyền nhân thân gắn liền giữa tác giả và tác phẩm

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả được áp dụng cho các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật bao gồm:

  1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
  3. Tác phẩm báo chí
  4. Tác phẩm âm nhạc
  5. Tác phẩm sân khấu
  6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
  7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
  8. Tác phẩm nhiếp ảnh
  9. Tác phẩm kiến trúc
  10. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
  11. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
  12. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Căn cứ xác lập và thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ xác lập và thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

1. Xác định thời điểm xác lập quyền tác giả cho tác phẩm

Các tác phẩm là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác sẽ phát sinh quyền tác giả tự động. Như hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo hướng dẫn tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ:

  1. “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
  2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về bản quyền và quyền tác giả. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.

PHAN LAW VIETNAM Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn Liên hệ Văn phòng Luật Sư

Từ khóa » định Nghĩa Về Bản Quyền